Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
NGÔI LỜI ĐÃ NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI

Lễ Giáng Sinh

Anh chị em thân mến! Chúng ta đang quy tụ nơi đây để long trọng mừng kỷ niệm một biến cố đặc biệt, biến cố Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa giáng sinh làm người. Thế thì:

1. Biến cố Đức Giêsu Kitô nhập thể làm người có gì khác lạ? Có nhiều điều khác lạ.

- Khác lạ thứ nhất: Ngài được thành thai trong lòng mẹ một cách đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ Ngài được thụ thai mà Mẹ Ngài vẫn trinh khiết vẹn tuyền. Nói cách khác một trinh nữ thụ thai sao lại không đặc biệt được. Vì một người nữ đã thụ thai thì không còn là trinh nữ nữa. Dĩ nhiên không phải là chuyện thụ thai do sự can thiệp của y học (như thụ thai trong ống nghiệm hay là thụ thai vô tính, vốn là chuyện có thể xảy ra trong thời đại hôm nay) mà do sự can thiệp của quyền năng Thiên Chúa. Điều này cách đó gần cả ngàn năm các ngôn sứ đã từng loan báo: “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, và sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ được gọi là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng chúng ta” (Is 7,14).

- Khác lạ thứ hai: được chào đời như có sự sắp xếp kỳ lạ từ Thiên Chúa. Việc hoàng đế Augustô ra lệnh kiểm tra dân số khiến thân mẫu của Ngài phải lên đường cùng với dưỡng phụ của ngài là Giuse trở về quê quán là thành Bêlem để làm thủ tục khai sinh, đúng vào lúc thân Mẫu Ngài tới ngày sinh nở đã là một chuyện lạ. Điều này cũng làm cho lời Kinh Thánh nên trọn: “Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra tại đất Bêlem”. Thời khắc Đức Giêsu chào đời là lúc nào và ở đâu? Kinh Thánh cho biết Đức Giêsu chào đời vào khoảng nữa đêm, tại một hang đá bò lừa ngoài cánh đồng Bêlem. Tại sao lại là hang đá bò lừa? Vì không thuê được phòng (Resoet, Hotel, Guest House đã hết chỗ. Trên phông Giáng Sinh: biệt thự điện sáng trưng nhưng Chúa Giêsu không có vé để vào đó). Hay đúng hơn là không đủ tiền để thuê, nên phải ra đồng. Ra đồng tìm hang động. Cũng may là ở ngoài đồng quê Israel thường có những hang đá cho các mục đồng và gia súc trú đông hay qua đêm. Tôi thầm nghĩ tất cả đều là một sự quan phòng rất “tế nhị” và rất đẹp của Thiên Chúa Cha.

Giả như nếu Chúa Giêsu sinh ban ngày, chắc nhân thế chúng ta hôm nay không có được cảnh tượng mừng Giáng Sinh lung linh huyền ảo như thế này. Ban ngày thì ánh đèn màu xanh đỏ chẳng có ý nghĩa gì. Và giả như Chúa Giêsu sinh ra trong cung điện, hay trong dinh thự giàu sang thì hậu thế, nhất là người nghèo khó mà diễn lại được cảnh sinh hạ của Ngài. Để làm mô hình một cung điện, hay một căn biệt thự không phải ai cũng làm được, nhưng để làm một hang đá nhỏ thì cả những người nghèo thật nghèo cũng làm được (hôm trước có người bảo thưa cha con làm cái hang đá hết có mấy chục ngàn ạ. Có lẽ người đó nói không ngoa. Vì ta thấy vật dụng để làm hang đá thường là mấy cái vỏ bao xi mang người ta đã vất bỏ. Đem túm lại rồi lấy sơn quẹt quẹt mấy cái là xong. Rất đơn giản, như đang giỡn vậy).

Như vậy việc Chúa sinh ra trong hang đá bò lừa lúc nửa đêm mà lại hay. Sinh ra trong cảnh nghèo mà lại rất thánh thiêng và lãng mạn. Trong tất cả các tôn giáo, không có tôn giáo nào mà trong ngày mừng lễ sinh nhật của Đấng sáng lập lại có nhiều hình ảnh đẹp và phong phú như Kitô giáo. Hình ảnh hang đá xinh xinh, cây thông lung linh, đèn sao lấp lánh, nhất là ngôi sao lạ huyền bí, rồi đến các nhân vật như các thiên thần, các mục đồng, ba nhà đạo sĩ, đặc biệt là ông già Noel rất dễ thương với túi quà căng phồng ngồi trên cỗ xe do tám con tuần lộc kéo, rồi còn có các con vật khác như chiên, lừa, bò, v.v,... Rất nhiều hình ảnh đẹp xuất hiện trong mùa Giáng Sinh. Có lẽ vì thế mà lễ Noel, tức lễ Chúa Giáng Sinh mau chóng trở thành ngày lễ được mọi người, kể cả những người không tôn giáo, yêu thích là vậy. Tất cả như có một sự quan phòng can thiệp rất kỳ diệu của Thiên Chúa xung quanh biến cố Đức Giêsu chào đời.

2. Biến cố kỳ diệu, vượt trên lý trí tự nhiên này nói cho ta biết điều gì?

Nói cho ta biết Đức Giêsu Kitô là một con người có nguồn gốc hoàn toàn siêu việt. Hay nói theo lời Kinh Thánh thì Ngài là Ngôi Hai Con Thiên Chúa. Điều này cũng đã được mạc khải trong ngày truyền tin cho Đức Maria, thân mẫu của Ngài. Thân mẫu của Ngài không hiểu được điều kỳ lạ của việc thành thai, nên sứ thần Gabriel đã giải thích rằng việc thân mẫu Ngài mang thai hoàn toàn không do bởi con người mà là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Và vì “do bởi quyền năng Chúa Thánh Thần”, nên “Đấng mà bà sinh hạ sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa”.

Thế nhưng, Con Thiên Chúa đi vào trân gian, nhập thể vào trần gian để làm gì? Tất nhiên không phải để đi du lịch, hay để đi tham quan một vòng cho biết trần gian; cũng không phải để vi hành như các vua Chúa trần gian thường làm. Con Thiên Chúa nhập thể vào trần gian là để làm người. Làm người đến nơi đến chốn, làm người 100%, chứ không phải chỉ 50% (nửa người, nửa Chúa).

Ngài đi vào trân gian không phải như một nhân vật thần thoại hóa thân, hay một siêu nhân hoá kiếp... Ngài đi vào trần gian cũng không phải như là một sản phẩm của trí tưởng tượng con người, đại loại như một thần đồng, vươn vai lớn lên như Phù Đổng, mạnh mẽ phi thường khiến hùm beo phải sợ. Ngài là một nhân vật lịch sử có phả hệ, có lý lịch hẳn hoi như mọi người khác. Có dòng tộc tổ tiên (gia phả dài), có ông bà cha mẹ, có quê hương đất nước. Thật ra, nếu Thiên Chúa đến trần gian để làm vua hay làm Chúa thì chẳng có gì để nói, bởi vì tự bản tính Người là Vua trên các vua, Chúa trên các Chúa. Nhưng Ngài đã làm người như ta mọi sự ngoại trừ tội lỗi.

Vậy một câu hỏi được đặt ra ở đây nữa là Chúa Giêsu đã đi vào gia phả của nhân loại, tức là làm người với mục đích gì? Ngài đi vào gia phả của nhân loại (làm người) để thiết lập tương quan huyết thống với con người. Ngài đi vào gia phả của nhân loại để đưa con người vào gia phả thần linh của Thiên Chúa.

Có điều Ngài đi vào trần gian, đi vào gia phả nhân loại trong cảnh nghèo hèn. Tại sao vậy? Trong nhân loại chúng ta chẳng ai có quyền được chọn lựa gia đình hay gia cảnh để sinh ra, ngoại trừ Đức Giêsu Kitô, vì Ngài là Thiên Chúa. Thế thì tại sao Đức Giêsu lại chọn sinh ra trong cảnh nghèo hèn như thế? Sở dĩ Ngài chọn sinh ra trong cảnh nghèo là để cảm thông và để đồng hoá với người nghèo. Và sau nữa là để cứu độ con người. Tắt một lời, Ngài đến với con người trong kiếp nghèo là hoàn toàn vì yêu thương con người và để cứu độ con người.

Vậy thì sứ điệp của ngày lễ hôm nay muốn mời gọi ta điều gì? Mời gọi chúng ta hãy cùng với các mục đồng đến Đến hang đá Bêlem. Để là gì? Để chiêm ngắm Chúa Giêsu Hài Đồng. Đến hang đá, chúng ta không đến như khách tham quan, chỉ chú trọng tới việc so sánh hang đá nào đẹp hơn, nhiều đèn hơn, tốn nhiều tiền hơn. Bởi lẽ, hang đá thời xưa là nơi dành cho những người bé nhỏ nghèo hèn, dành cho mục đồng, dành cho Hài nhi Giêsu, dành cho Đức Maria là người nữ tì của Thiên Chúa, dành cho Thánh Giuse là người  biết quên mình để dành cho thánh ý Thiên Chúa một vị trí quan trọng trong đời sống của mình. Hang đá thời nay cũng cần được chiêm ngưỡng trong sự ý nghĩa đơn sơ đó.

Đơn sơ vì Hài nhi Giêsu là Thiên Chúa quyền năng vô tận nhưng sống như con người, chấp nhận thân phận của con người ngoại trừ tội lỗi. Chấp nhận thân phận con người thì cũng chấp nhận sự mỏng dòn, yếu đuối của thân xác (cũng đói cũng khát, cũng có khi nhức đầu sổ mũi). Thân xác Hài nhi, cũng phải chấp nhận sự lớn lên, sự nuôi dưỡng như mọi người. Nhờ đó sự xa cách giữa con và Thiên Chúa không còn nữa. Chúng ta không dám nói Thiên Chúa bằng con người, nhưng do sự nhập thể, con người trở nên gần gũi thân mật với Thiên Chúa và điều đó làm tăng thêm giá trị cao quý của con người.

“Chính con người cao quý chứ không phải quần áo, xe cộ, hay các thứ ở bên ngoài. Con người cao quý là vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Con người cao quý vì Thiên Chúa vẫn luôn luôn săn sóc đối thoại với con người; chẳng những thế Ngài còn đến ở với con người và đã chết cho con người.

Vậy khi nhìn ngắm hang đá trong mùa Giáng Sinh, chúng ta hãy nhớ đến tình yêu Thiên Chúa đối với loài người. Thiên Chúa tôn trọng lời hứa và luôn muốn cứu loài người khỏi hư mất. Nhìn ngắm hang đá cũng nhắc chúng ta nhớ đến địa vị cao cả của con người, dù còn bé tí hay già nua bệnh tật. Con người cần được bảo vệ, chăm sóc theo khả năng của những người chung quanh và nhất là con người ấy cần được bảo vệ khỏi tội lỗi, sự dữ để khỏi làm hư hoại bản tính cao cả của mình. Nhìn ngắm hang đá còn nhắc chúng ta hãy sống thân mật với Chúa. Như những mục đồng chúng ta đến với hang đá, đến với Chúa với một tâm hồn đơn sơ, khiêm hạ, đến với Chúa bằng cả con người chúng ta với những khiếm khuyết lỗi lầm. Chính con người đó cần  được Hài Nhi Giêsu ban ơn và cứu độ. Xin cho ơn Giáng Sinh được lớn lên trong chúng ta để chúng ta luôn gần Chúa. Amen”. (x. Bài giảng lễ Giáng Sinh 2006 của linh mục Ernest Nguyễn Văn Hưởng).

Phan Thiết, Noel 2012

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!