Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
CUỘC GẶP GỠ GIỮA NGƯỜI THANH NIÊN GIÀU CÓ VỚI CHÚA GIÊSU

Chúa Nhật 28 TN B

Tin Mừng thuật lại nhiều cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Chúa Giêsu với một số người; nhưng có lẽ cuộc gặp gỡ với người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay để lại nhiều ấn tượng nhất nơi lòng các môn đệ và đám đông dân chúng. Vì gắn liền với lời mời gọi “nên hoàn thiện” của Chúa Giêsu, lời mời gọi vốn làm nên linh đạo cho nhiều dòng khổ tu và đan tu sau này.

Vậy người thanh niên trong Tin Mừng là ai? Là một người giàu có. Nói theo ngôn ngữ ngày hôm nay thì anh ta là một đại gia. Là một đại gia nhưng anh có lối sống gương mẫu, không bồ bịch lăng nhăng, không đua đòi ăn diện. Anh rất thành tâm thiện chí tuân giữ cả Mười Giới Răn một cách nghiêm túc, không ai chê trách được điều gì. Tắt một lời, anh là người hết sức gương mẫu trong việc chu toàn các đòi hỏi của luân lý Thập Giới. Hơn thế nữa, anh còn là một người nhiệt huyết và cầu tiến, không bằng lòng với cuộc sống hiện tại, nên anh thao thức đi tìm kiếm con đường trọn lành, con đường hoàn thiện. Chính vì những đức tính đó mà anh được Chúa Giêsu đem lòng thương mến. Ngài còn muốn mời gọi anh tiến xa thêm một bước nữa trên đường hoàn thiện. Đó là đem bán tất cả của cải và đem bố thí cho người nghèo để được kho tàng trên trời, rồi đến theo Chúa Giêsu làm môn đệ của Ngài. Một lời đề nghị kép.

Thái độ đáp Trả của anh trước lời mời gọi của Chúa Giêsu ra sao? Tin Mừng cho biết: “Anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi” (Mc 10,22). Nếu Chúa Giêsu chỉ đề nghị anh vế sau, tức là chỉ đi theo Chúa, có lẽ anh dễ dàng quyết định được ngay. Thế nhưng vế trước mới là vấn đề đối với anh, nếu không muốn nói là vấn đề quá khó đối với anh, khó hơn cả việc giữ Mười Giới Răn. Phải chi Chúa bảo bán gia tài đem gởi ngân hàng, hoặc mua cổ phần cổ phiếu hoặc kinh doanh, hoặc là cho Chúa Giêsu mượn, hoặc là bán từ từ; hay chỉ bố thí cho người nghèo một phần mười thôi như những người đạo đức Do Thái thường làm, hoặc là một phần hai như Giakêu, như ông bà Gioakim và Anna… rất có thể anh ta còn thực hiện được. Đàng này Chúa Giêsu lại bảo anh bán tất cả tài sản mà cha mẹ anh và chính anh đã vất vả tích lũy một đời bằng mồ hôi nước mắt; đã thế, còn đem bố thì hết cho người nghèo. Một lời mời gọi mới khó làm sao!

Bởi vậy, trước lời đề nghị đó, lòng nhiệt huyết và cầu tiến của anh dường như đã hoàn toàn biến mất. Và anh đã bỏ lỡ cơ hội trở thành môn đệ Chúa Giêsu, cơ hội để nên hoàn thiện. Cũng lời mời gọi đó nhưng các Tông Đồ dễ dàng bỏ mọi sự để đi theo Chúa, vì các ông thanh thoát hơn đối với những thực tại đời này, và rất có thể vì các ông đã nhận ra được Đức Giêsu chính là kho tàng, là Đức Khôn Ngoan đích thực (Bài đọc I). Nguyên nhân khiến người thanh niên chấp nhận mãi mãi “thiếu một điều”, đó là do chính của cải, tài sản mà anh đang có. Nói cách khác, của cải vật chất đã là cản trở lớn đối với anh trên đường nên hoàn thiện. Sự cậy dựa, bám víu của anh vào của cải đã làm cho anh không dám từ bỏ để đi theo Chúa.

Chàng thanh niên ngày xưa là thế, còn con người ngày hôm nay thì sao? Giả như ngày hôm nay Chúa Giêsu đi một vòng và ngõ với các nhà tỉ phú, triệu phú, hay các đại gia một lời mời gọi tương tự như lời mà ngài đã ngõ với người thanh niên ngày xưa, có lẽ Chúa Giêsu cũng sẽ phải hát bài “cô đơn một cõi đi về” thôi. Vì chẳng mấy ai dám mạo hiểm làm theo lời đề nghị của Ngài đâu. Bởi lẽ chủ nghĩa hưởng thụ ngày nay còn trói buộc con người ghê gớm hơn ngày xưa nhiều nhiều lần. Từ bỏ là cả một hy sinh vô cùng khó cho con người thời đại ngày hôm nay. Thế mới hay việc người “giàu có” mà lại quá “ham hố”, quá “dính bén” với của cải, lọt được vào vòng chung kết trong cuộc đua dành “chiếc cúp sự sống đời đời” là khó biết bao, như lời quả quyết của Chúa Giêsu: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn khó hơn người giàu có vào Nước Thiên Chúa (Mc 10,25).

Chúa biết khó, nhưng Ngài vẫn mời gọi chúng ta từ bỏ, vì Nước Trời có giá trị lớn lao vô cùng, đòi hỏi con người phải trả giá. Ngài muốn chúng ta mỗi ngày hãy sống triệt để hơn đòi hỏi của Tin Mừng.

Vì chưng giữ đạo không chỉ dừng lại ở chỗ ăn ngay ở lành, chu toàn các đòi hỏi của luân lý, không làm điều xấu này điều xấu kia…mà quan trọng hơn, đó còn là tin nhận và dấn bước theo một con người, người đó là Đức Giêsu Kitô. Nói khác đi, sự hoàn thiện theo Tin Mừng hệ tại ở điều này: bước theo Chúa Kitô để làm môn đệ của Ngài. Mà để theo Chúa, thì cần phải dứt khoát sống tinh thần từ bỏ, nhất là từ bỏ cái tôi ích kỷ hẹp hòi, cái tôi quá dính bén với những thực tại trần thế của mình.

Vậy câu hỏi đặt ra thay cho lời kết đó là, sự thành tâm thiện chí và lòng nhiệt huyết cầu tiến sống đời hoàn thiện nơi tôi thế nào? Đâu là những trở ngại chính khiến tôi chưa sống từ bỏ và phó thác hoàn toàn để đi theo Chúa? Người thanh niên trong Tin mừng chỉ còn thiếu một điều; còn tôi, tôi còn thiếu bao nhiêu điều nữa trên đường hoàn thiện?

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!