.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

1. Một “thái độ”

2. Bài giảng là gì?

3. Không phải là bài giảng

4. Phần mở đầu bài giảng

5. Phần kết bài giảng

6. Chuẩn bị bài giảng: Vài ý tưởng sơ khởi

7. Chuẩn bị bài giảng: Các bài đọc Thánh Kinh

8. Chuẩn bị bài giảng: Chỉ một hạt ngọc... nhưng đắt giá!

9. Chuẩn bị bài giảng: Viết ra

10. Chuẩn bị bài giảng: Sửa chữa

11. Chuẩn bị bài giảng: Nắm vững tư tưởng của mình

12. Chiều sâu

13. Nối kết với đời sống thực tế

14. Những câu chuyện

15. Nên giảng dài hay ngắn?

16. Thông tin bên lề

17. Dùng từ

18. Bài giảng của tôi! Nhưng không qui về “tôi”!

19. Trân trọng các đánh giá phản hồi

20. Rút kinh nghiệm từ những bài giảng lễ ngày thường

21. Dùng các vật minh hoạ

22. Đừng quá ôm đồm, đừng nói hết những gì phải nói trong bài giảng

23. Sự tham dự của cộng đoàn vào bài giảng

24. Bài giảng đem lại niềm an ủi

25. Giảng về tội

26. Mười con quỉ

27. Một bài giảng cho các nhà giảng thuyết

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Để Giảng Lễ Tốt Hơn
Tác giả: Lê Công Đức, Lm. (Nguyên tác: Ken Untener, Giám Mục Saginaw)
21. DÙNG CÁC VẬT MINH HOẠ

                                           Một bức tranh bằng cả ngàn lời.

 

Người ta thích thú khi người giảng thuyết sử dụng một “đồ vật minh hoạ” – tức một cái gì đó nhìn thấy được.

Tôi biết một linh mục luôn sử dụng vật minh hoạ trong mọi bài giảng Chủ Nhật. Trước Thánh Lễ, ngài bước ra và đặt một túi giấy (với vật minh hoạ ở trong đó) chỗ thư đài, và mọi người bắt đầu tò mò, nhất là giới trẻ.

Tôi hỏi bổn đạo của giáo xứ ấy xem họ có ủng hộ việc dùng vật minh hoạ cho mọi Chủ Nhật hay không. Nó có nhàm không? Họ trả lời rằng không nhàm chút nào cả. Nó giúp cho bài giảng trở nên thú vị hơn và dễ nhớ hơn. Nếu nhà giảng thuyết có thể dùng vật minh hoạ cách khéo léo, giáo dân sẽ đề nghị làm thế thường xuyên.

Không phải mọi nhà giảng thuyết đều nên dùng vật minh hoạ thường xuyên, nhưng một số có thể nhận thấy đôi khi nó rất hữu ích.

 

Một Nguyên Tắc Hướng Dẫn

 

Chúng ta có thể áp dụng cho các vật minh hoạ cùng những tiêu chuẩn đã áp dụng cho các câu chuyện (x. chương 14). Các vật minh hoạ không nên chỉ đơn thuần có tính giải trí hay có mục đích lôi kéo sự chú ý. Mục đích duy nhất của chúng là minh hoạ cái cốt ý của bài giảng.

Một cách để thử, đó là xét xem phải chăng sau khi sử dụng vật minh hoạ, chúng ta có thể giữ nó đó cho đến khi kết thúc bài giảng. Nếu không vậy, đó có thể là dấu cho thấy rằng chúng ta đã dùng nó như một mánh lới quảng cáo hoặc là chúng ta có hơn một cốt ý, và vì thế rốt cục làm cho vật minh hoạ kia không còn ích dụng nữa.

Điều này đã xảy ra tại một nhóm làm việc của chúng tôi. Bài Tin Mừng thuật lại câu nói của Đức Giêsu: “Và anh em sẽ là những chứng nhân của Thầy.” Ở đầu bài giảng, vị giảng thuyết cầm một cái cần câu và kể rằng lần nọ ông bị bắt gặp câu cá mà không có giấy phép. Khi chiếc thuyền cảnh sát đến gần, vị giảng thuyết cố gắng giấu cái cần câu và nói rằng mình không đang câu cá. Ông chỉ ra rằng việc giấu cần câu như vậy rõ ràng không phải là làm chứng cho các niềm tin của chúng ta về sự thật. Thế rồi ông tiếp tục nói về những hoàn cảnh của đời sống hằng ngày trong đó chúng ta thật khó sống trọn lệnh truyền “anh em sẽ là những chứng nhân của Thầy.” Giảng như vậy thiết tưởng là tốt.

Nhưng rồi vị giảng thuyết đặt cần câu xuống và tiếp tục đưa ra một số ý tưởng khác. Bài Tin Mừng bao gồm câu chuyện Chúa Phục Sinh hỏi xem các môn đệ có gì ăn không. Vị giảng thuyết nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt để khai triển một số suy tư về ý nghĩa của việc ăn uống với nhau (chẳng hạn vào dịp Lễ Tạ Ơn) và cách mà Chúa hiện diện với chúng ta trong những dịp như thế, vv. Đây là một ý tưởng đòi khai triển nhiều và nên bị loại bỏ ở đây. Chúng tôi đùa với anh ta: “Chắc là bạn trông rất tức cười khi tay cầm cái cần câu và miệng nói về bữa ăn Lễ Tạ Ơn.”

 

Những Cái Lợi Của Các Vật Minh Hoạ

 

Việc dùng các vật minh hoạ có một số điều lợi:

 

  • Nó kéo sự chú ý của người ta.
  • Nó “buộc” người giảng thuyết phải bám giữ một ý tưởng.
  • Người ta thường dễ ghi nhớ hạt ngọc được minh hoạ bởi một vật cụ thể.
  • Chúng ta dễ trở nên sáng tạo hơn và cụ thể hơn khi chuẩn bị bài giảng.
  • Chúng ta dễ tự nhiên hơn và nối kết hơn với cộng đoàn khi giảng cho họ.

 

Một Ví Dụ

 

Một linh mục trong nhóm làm việc của chúng tôi đã dùng vật minh hoạ là một chiếc “bánh ngọt nhân dứa chốc ngược.” Đầu tiên, ông đưa chiếc bánh lên và mời các bạn trẻ (đó là một Thánh Lễ Chủ Nhật bình thường) nói xem đó là cái gì. Tiếp theo là một số đối thoại thú vị: Trước hết, câu trả lời là một cái bánh ngọt; ông hỏi loại bánh ngọt gì, nhiều phỏng đoán được đưa ra: bánh ngọt trái cây, bánh ngọt cà phê, và vài thứ bánh ngọt khác, trước khi có người đoán đó là một cái “bánh ngọt nhân dứa chốc ngược.”

Rồi, vẫn tiếp tục trao đổi với các bạn trẻ, ông xác định rằng tất cả những “thứ ngon lành” (đường nâu, anh đào, dứa) đều ở dưới đáy chiếc bánh. Để có được chúng, bạn cần phải chốc ngược chiếc bánh của bạn.

Bài Tin Mừng là bản văn trong đó Đức Giêsu nói: “Các người nghe dạy rằng ‘mắt đền mắt, răng đền răng’. Nhưng tôi bảo các người rằng ...” Vị giảng thuyết nói về việc Đức Giêsu đã chốc ngược thế giới của chúng ta, và bài giảng đã được khai triển rất tốt. Để kết thúc, ngài nói: “Từ nay nếu bạn nhìn thấy một chiếc bánh ngọt nhân dứa chốc ngược, hãy nhớ rằng tất cả chúng ta được mời gọi chốc ngược thế giới tội lỗi này để mạc khải vinh quang của Thiên Chúa cho mọi người.”

Dùng vật minh hoạ như vậy là tuyệt vời.

Tác giả: Lê Công Đức, Lm. (Nguyên tác: Ken Untener, Giám Mục Saginaw)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!