Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Joseph Vũ
Bài Viết Của
Joseph Vũ
Zidane ơi…
Xin Đừng Làm Tôi Tớ Vô Duyên
Từ những Anh Hùng Không Gian đến Anh Hùng Không Tên
TU LÀ CÕI PHÚC
Từ ‘Gíop’ đến Linh Hồn
Sống những nghịch lý
Sợ điều đáng sợ
Từ cái I-Meo lạc đến những bức thư cần viết
Như Bông Hoa…
Nhà Truyền Thống Văn Hóa & Đức Tin
Ngắm Văn Côi Đức Bà
Một Nhà Thờ Hai Sơ
Một buổi chiều cuối năm
Lời Chúc hay Lời Nguyện
Lẩn Thẩn Từ Đông Quê
‘Làm nhớn’ ở Mỹ
Đặc Sản
Chứng Nhân Tầm Thường
Chiếc bình vỡ
Chai Rượu Tây Đen. (T. D.)
Cái Game Boy
LỜI CHÚC HAY LỜI NGUYỆN

  

Mấy tuần không đọc email, hôm nay vừa mở ra tôi lại bị ngay một ông bạn già ‘sửa lưng’. Khổ quá. Bạn già của tôi viết cho cả group trên dưới 50 đứa bạn của tôi thế này: cac bác mỗi người đọc cho cho bac D. một kinh. Bác ấy đang mắc chứng bênh trầm trọng, đó là bệnh ‘cấm khẩu’.  Thế đấy, bạn bè chơi giỡn chọc phá nhau, có lúc mích lòng nhau, nhưng rồi vắng nhau mấy ngày đã thấy nhớ nhau. Hồi còn mài quần ở bậc trung học cũng vậy mà khi đã vào tuổi bồng bế cháu nội cháu ngoại rồi cũng thế. 

Bạn già của tôi đã dùng lời kinh nguyện để khích bác sự ‘im lặng là vàng’ của tôi  trong mùa vọng Giáng Sinh.  Chẳng biết bạn của tôi đã đọc cho tôi Kinh Khổ hay Kinh Sướng, kinh Từ Tròi Cao hay kinh Từ Vực Sâu? Chắc là kinh … ‘chuởi xéo’.

Tôi nhớ lại hồi học đệ Tứ đệ Ngũ trong chủng viện, mỗi lần phải viết thư cho cha bố là một lần tôi khổ sở. Tuổi ham chơi, tôi có vấn đề gì để bàn hỏi đâu, linh hồn tôi mới nẩy mầm thì tâm tình đâu mà viết. Cố gắng viết chữ to và viết thưa thì tôi cũng chỉ được một trang pơ-lua là cùng. Và thư nào thì hình như cũng tựa tựa như nhau. Đại khái là cảm tạ Chúa, cám ơn cha, con vẫn khỏe (mặc dù có khi viết thư trong phòng bệnh), học lực của con tháng này được trung bình, hạnh kiểm cũng gần trung bình… và luôn kết thư bằng một câu rất thuộc lòng ‘xin cha thêm lời cầu nguyện cho con được trung thành với ơn gọi’. Thật ra đây cũng chính là câu mà cha bố đã dặn bảo trước khi tôi vào chủng viện. Lạy Chúa tôi, viết cho có, cho đẹp, cho đầy trang thư thôi chứ làm gì tôi có ý tốt lành 100%  xin Ngài cầu nguyện cho được ở trong nhà Chúa suốt đời đâu.(Hèn chi. C’est ca!!!). 

Thế ra tôi đã dùng lời cầu nguyện để trang trí cho một bức thư. 

Nghĩ lại tôi thấy mình có phần giả dối nên bây giờ bước vào tuổi U50, tôi bắt đầu ý thức nhiều hơn mỗi khi xin người khác cầu nguyện và nhất là khi hứa cầu nguyện cho người khác.  

Nói đến cầu nguyện, tôi nhớ bài giảng của cha xứ trong ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vừa qua. Ngài nói về sự kiện và lịch sử Đức Mẹ Lộ Đức. Tại sao có Lộ Đức và những gì đã xảy ra ở Lộ Đức, rồi Ngài kể câu truyện: 

Sáng nay con mới đi làm lễ an táng cho anh Phanxicô Nguyễn văn V. vừa qua đời lúc 30 tuổi. Anh V. sang Mỹ một mình, không có cha mẹ thân nhân bà con gì cả. Anh đi bụi đời rồi nhập băng đảng đi cướp ngân hàng, rồi bị bắt và lãnh án tù chung thân. Sống trong tù không ai thăm viếng nên rất cô đơn. Mới đay anh bị bệnh ung thu phổi và được chuyển về bệnh viện Anaheim Memorial Hospital gần nhà thờ của chúng ta. Thấy anh cô đơn, bệnh tật đáng thương, một cô y tá người Phi đã điện thoại cho con khi biết anh là người Việt Nam. Con đến thăm anh lần đầu anh không muốn gựap. Con trở về và cầu nguyện rồi trở lại lần thứ hai, anh cũng không nói truyện nhiều, con chỉ tặng anh một chuỗi tràng hạt dù chẳng biết anh có đạo hay không. Lần thứ ba anh nói truyện nhiều và con dậy anh cầu nguyện với Đức Mẹ: Xin Đức Mẹ cứu con trong giờ lâm tử. Chỉ đơn sơ thế thôi. Và sau cùng anh đã trở lại và chết bình an. Con tin chắc Chúa và Đưc Mẹ đã thương cứu anh….”.

Câu truyện sống thực và rất thương tâm, đồng thời cũng là tấm gương cầu nguyện của hai người trẻ tuổi. Cha xứ trẻ và anh tù nhân trẻ. 

Cha xứ nhấn mạnh điểm Cầu Nguyện cùng Đức Mẹ cứu giúp trong giờ lâm tử, nhưng tôi thấy một điều mà cha xứ không ‘dậy bảo’: đó là mánh khóe cầu nguyện. Tôi mạo muội gọi là mánh khóe vì nếu gọi là nghệ thuật thì quá cao siêu tôi không dám bàn mà gọi là mánh mung thì lại thấp hèn với sự cầu nguyện. 

Tôi không biết anh tù nhân trẻ đã cầu nguyện thế  nảo, nhưng tôi thấy cha xứ đã kết hợp lời cầu nguyện với hành động. Nếu cha chỉ đến thăm anh tù  mà không cầu nguyện thì chưa chắc đã work, mà nếu cha chỉ đi đi lại lại trong khuôn viên nhà thờ lâm râm lần chuỗi mà không hy sinh trận football của đội Patriots England và Colts Indiannapolis để đén thăm anh tù thì cũng chưa chắc đã work.

Nhìn lại Tin Mừng tôi thấy Chúa Giêsu là người Do Thái, nhưng tâm lý lại khá giống dân Việt Nam của tôi:

“Hòn đất ném đi hòn chì ném lại” 

Hoặc

“Bánh đa ra đi bành qui trở lại” 

Tôi thấy trong cầu nguyện nhất là cầu xin một ơn cụ thể, thường thì Chúa cũng thích có một ‘phong bì’ đi trước. Đây là tâm lý xã giao chứ không phải hối lộ kiều thế gian vì trong xã giao thì người nhận phong bì cho lại và luôn cho nhiều hơn, còn trong hối lộ thì người nhận cất giữ phong bì và muốn nhận nhiều hơn.

Biết tâm lý con trai của mình nên trong tiệc cưới Canaan, khi thấy chủ nhà hết rượu, Đức Mẹ đã vội vàng dặn gia nhân ‘lấy nước đổ đày các bình’. Đức Mẹ biết Chúa thích bắt đầu phép lạ từ những công việc của con người, Chúa thich cho con người cộng tác phần nhỏ trong công trình lớn của Ngài. Tôi thấy 3 điều kiện để Chúa làm phép lạ này là: 1) Chủ tiệc thực sự hết rượu 2) Ông bối rối và xin Chúa cho thêm 3) Múc nước đổ đầy các bình. Thiếu một trong 3 điều kiện chắc Chúa không làm phép lạ được. 

Chúa là người Do Thái nhưng rất thuộc thành ngữ Việt Nam : Mưu sự tại nhân thành sự tại Thiên. Không đội mũ an toàn mà chạy xe ngược chiều thì khi tai nạn Chúa co muôn làm phép lạ cũng không kịp. Cầu xin được sức khỏe mà cứ nằm ôm TV ăn snacks hoặc muốn xây sửa nhà thờ mà không góp tài chánh, không gây quĩ thì chắc Chúa cũng cho vào trong waiting list cho hợp tình hợp lý.

Trong phép lạ hóa bánh ra nhiều cũng thế. Dân Do Thái thì giầu có hoặc ít nhất cũng không nghèo vì họ sống trên miền đất chảy sữa và mật, nhưng có lẽ không rộng rãi …bằng … người Việt. Nghe Chúa giảng, một là họ say mê quên ăn quên uống hai là họ giấu kỹ đồ ăn, sợ lấy ra sẽ bị người khác xin. Tôi không biết suy đoán thế đúng hay sai, nhưng khi Chúa hỏi các em: Có gì ăn không? Thì một em đã cho Chúa 1 bánh và 2 con cá. Thế là từ cái Filet O’fish của em bé quảng đại này Chúa đã thay dổi tất cả lòng người.  Ai cũng lấy tất cả thức ăn của mình ra để chia sẻ, rất hồ hởi và quảng đại nên ăn xong vẫn còn dư là phải. Có lẽ đây là phép lạ dễ nhất mà Chúa đã làm: chỉ cần vận dụng lòng người. Thôi thì dễ hay khó điều chính vẫn là Chúa làm phép lạ từ những gì con người bắt đầu trước. 

Gần lễ Giáng Sinh, tôi không có thói quen gởi thiệp, chỉ gọi điên thoại thăm những người thân khi có giờ

-  Anh điện thoại về thăm em và Saigon .

-  Cám ơn anh. Saigon thì mối ngày mỗi mới và đẹp, chỉ lụt khi mưa lớn. Còn em thì ngược lạị.

-  Anh thấy bề mặt Saigon mới và đẹp, nhưng lòng đất Saigon thĩ cũ hơn và bị động nhiều hơn. Em thì ngược lại.

-  Anh khéo nói. Giáng Sinh sắp về anh có gì vui không?

-  Còn 8 ngày nữa mới Lễ Giáng Sinh nên anh chưa biết. Hi hi!!!Nói truyện với em đây là niềm vui rồi. Anh cứ cộng lại và nhân lên những niềm vui nho sẽ có niềm vui lớn.

-  Anh lại vừa uống nước mía hay ăn chè mà ngọt thế?

-  Không, anh mới ăn một miềng cake trong dịp ra mắt sách Thao Thức của Đức Cha Bùi Tuần ở nhà thờ Saint Callictus. Em có gì lạ?

-  Em với chị H. mới ra thăm mo anh B hôm nay.

-  Ừ, năm măm rồi ha?

-  Tháng tới là tám năm chứ anh. Thời gian qua nhanh hơn mình tưởng. Sống trong hạnh phúc thì thời giờ qua nhanh, nhưng trong cô đơn thời gian cung không chậm lại.

-  Cảm quan miền sơn cước thật hay. Thằng cu K thế nào rồi?
Nó cũng ngoan, nhưng ít nói. Đang xin mẹ sang Tầu học tiếng Tầu đẻ làm business

- Cứ để nó đi xem sao. Coi bộ nó có chí lắm.

-  Thấy nó còn dại em lo quá, nhưng chắc em để nó đi. Em có một mình nó là con trai nên tất cả tình thương em dành cho nó. Em lo và thương nó lắm nên đang làm một cuộc đánh đổi với Chúa, đánh đổi cuộc đời còn lại của em và tương lai của thằng cu K.

-  Khâm phục em. Không biết nói gì hơn, anh chỉ thấy một điều là trong cuộc đánh đổi này chắc em sẽ thắng và cầu cho Chua thua. Anh thấy những người mẹ hy sinh cho con thường thắng, nếu không thắng thì cũng huề. Mà em có backup plan không?

- Có một người đàn ông mới bên cạnh có thể hạnh phúc lắm. Có người sửa cái bức tường, cái mái nhà, cái tủ kính cũng an tâm lắm chứ anh, nhưng thôi, em không có backup plan đâu… 

“Em đánh đổi cuộc đời còn lại của em với Chúa cho thằng cu K nên người tốt”. Trong khâu làm ăn này, Chúa được một phong bì khá to: cuộc đời còn lại của một góa phụ xinh đẹp. Đừng nghĩ tôi cải lương bịa ra điều này. Tôi biết người nói truyên với tôi nói thật chứ không phải nói để trang trĩ cho câu truyện giữa tôi và nàng hay tô điểm cho phần đời con lai của nàng. 

Nghe người góa phụ chia sẻ tâm tư, tôi như vừa bước ra khỏi phòng huấn đức của chủng viện mấy chục năm về trước. Dĩ nhiên vừa bước đi vừa nhìn lại cuộc đời của chính tôi.

“Em đánh đổi cuộc đời còn lại của em với Chúa cho thằng cu K nên người tốt”. Thế là phong bì đã nằm trên bàn, nước đã được đổ đầy binh, và bánh với cá đã nằm tên mâm cơm. Chắc Chúa sẽ làm công việc còn lại.

Năm hết Tết đén, Đông qua Xuân về, mong cho những lời cầu chúc đầu xuân cũng là nhung lời cầu nguyện thì đẹp biết bao.

Và lời cầu nguyện có kềm theo một phong bì: phong bì hy sinh và phong bì thiện tâm thì hiệu quả biết mấy. 

Lạy Chúa con viết lời chia sẻ này để cầu nguyện cho những người con muốn gởi Lời Chúc Giáng Sinh và Năm Mới. Xin cho tất cả luôn được hồn an xác mạnh. Amen.

J. Vu    12/18/2007

Tác giả: Joseph Vũ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!