Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Bài Viết Của
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh (Thứ Bảy Tuần Thánh)
TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG (Thứ Sáu Tuần Thánh)
HAI NGẠC NHIÊN (Thứ 5 Tuần Thánh)
MẦU NHIỆM ƠN GỌI (CN 3B TN):
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT”
Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất.
Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
ĐIỀU KỲ DIỆU NGỎ LỜI YÊU ĐÊM TỐI
Đồng tiền hai mặt
Quan trọng là phần cuối (dụ ngôn hai người con đi làm vườn nho) - CN 26A
Sự ghen tị (CN-25A)
Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A)
Con người có hai bộ mặt (CN 22A).
LƯỠI DAO CẠO (CN 19A)
Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Dụ ngôn “Gieo giống” (CN 15 QN A)
Lòng Hiếu Khách
24-6: Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh?
Vì sao Chúa Con về trời: xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Qua phép lạ Lazarô sống lại: Chúa Giêsu muốn nói gì ? Giáo Hội muốn nói gì? (CN 5A MÙA CHAY)
ĐỆ TAM NHÃN (CN IIA CHAY)
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu? (CN I MÙA CHAY: CHÚA CHỊU CÁM DỖ)
LUẬT và LỆ
“Muối mất mặn là muối nào?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng?” (CN 5A TN)
Ba điều Thánh GIUSE cho Chúa GIÊSU.
VÌ ĐÂU GIOAN NGHI NGỜ CHÚA GIÊSU?
CN I MÙA VỌNG năm A: VỌNG TỬ
Thần dân đầu tiên trong Vương Quốc của Vua Kitô
Khi sống lại, người ta…
Lùn chưa chắc đã thấp (CN 31C)
SỰ TƯỞNG LẦM (dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện)
Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo?
Người môn đệ “chất lượng cao”
Người quản lý mang tên Nguyễn Bất Lương (CN 25C)
Luận về chữ “ăn” (CN 22C)
Cửa hẹp là gì? và Cửa hẹp không là gì?
HAI CÁCH HIỂU CÂU KHÓ HIỂU (CN 20C)
Có mấy “loại” bất ngờ và làm sao để “loại” bất ngờ (CN 19C).
“MUỐI MẤT MẶN LÀ MUỐI NÀO?” HOẶC “TẠI SAO MUỐI LẠI ĐI CẶP VỚI ÁNH SÁNG?” (CN 5A TN)


“Anh em là muối của đất. Anh em là ánh sáng của trần gian”. Chắc Chúa cũng có một liên kết nào đó khi đưa cặp muối và ánh sáng này đi sóng đôi với nhau. Chúng ta cũng thường nghe cặp đôi “muối và men,” nhưng tìm khắp 4 cuốn Phúc Âm chẳng thấy có cặp “muối và men” này, mà chỉ thấy men đi riêng, còn muối thì đi cặp kè với ánh sáng. Vậy muối này là muối nào? Nếu muối đi với men, ta thấy được liên kết giữa đôi bạn này là liên quan tới thực phẩm, muối là gia vị của đồ ăn, men làm đồ uống có hương nồng, hoặc men đưa thực phẩm biến thành món ăn đặc biệt.  Tóm là, cả hai liên quan tới ẩm thực, và chắc ta cũng nghe giảng rất nhiều, nếu không nói là gần trăm phần trăm về muối liên quan tới thực phẩm : muối là gia vị, và muối bảo tồn đồ ăn không hư. Giảng về muối thực phẩm tương đối dễ. Nhưng hôm nay Chúa có ý nói về muối thực phẩm không? Nếu có, thì sẽ có 2 thắc mắc :

-Ta có bao giờ thấy muối thực phẩm ra nhạt chưa, và thấy người ta đổ muối này ra ngoài đường cho người ta chà đạp dưới chân chưa ?

-Tại sao muối lại đi cặp đôi với ánh sáng, nếu chúng không liên quan gì đến nhau nhiều ?

1. Có thấy muối lạt chưa.

Bản thân tôi chưa thấy, chỉ thấy muối tan ra, nhưng tan ra, nó vẫn mặn, mặn đắng luôn. Còn muối để ngoài trời, hoà trộn với nước mưa tan thành nước, đâu còn là muối hột nữa, đâu thể vất ra ngoài đường cho người ta chà đạp dưới chân. Vậy chắc phải có một thứ muối ra nhạt, hoặc chơi chữ 3 “m” : “muối mất mặn.” Chúng ta tìm cho ra thứ muối này, và khi tìm ra được thứ muối này, ta giải được thắc mắc thứ hai, tại sao lại cắp đôi muối với ánh sáng.

2. Cặp đôi muối và ánh sáng

Nhắc tới ánh sáng là nhắc tới lửa. Thời Chúa Giêsu làm gì đã có dầu hôi để đốt sáng, thời Chúa làm gì đã có bóng đèn (điện) để cho ánh sáng. Vậy là, lửa cho sức nóng nhưng lửa cũng cho ánh sáng. Khi nhắc đến ánh sáng do lửa, ta hơi nhận ra cặp đôi “muối và ánh sáng” mà Chúa muốn cho chúng đi với nhau như cặp bài trùng !

Chúa Giêsu phán : nếu muối mất mặn thì chỉ đáng quăng ra ngoài và bị người ta chà đạp. Trong tác phẩm “Chúa Giêsu của Palestine Bishop kể lại một lời giải thích của cô Newton : tại Palestine bếp lò thường ở ngoài trời và làm bằng đá trên nền (đế) bằng ngói. Trong các lò lộ thiên như vậy muốn giữ sức nóng người ta đổ một lớp muối dày ở dưới nền ngói. Sau một thời gian, muối mất mặn, người ta lật những miếng ngói lên, lấy muối ra, đổ trên đường ngoài cửa lò. Nó đã mất năng lực làm cho tấm ngói nóng lên, nên bị quăng ra ngoài cho người ta chà đạp dưới chân. Chúng ta tìm thêm cứ liệu :

Cách đây hơn 60 năm một nhà xã hội học Thuỵ Sĩ nghiên cứu về phong tục thì thấy từ Biển Chết, người dân lấy ra một thứ muối gọi là muối lò, muối để đốt, giàu chất clorua manhêsium. Ta đã thấy có liên kết giữa muối và lửa, tức ánh sáng. Khi dùng xong, muối lò trở thành nhạt, muối-mất-mặn, chỉ còn việc đổ ra đường cho người ta dày đạp dưới chân, y như khí đá sau khi ủ trái cây, mất hết sức nóng, cũng chỉ còn cách đổ ra đường cho người ta chà đạp dưới đất.

Do đó ta mới phần nào hiểu được câu trong Mc 9,49-50 : “Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối.” Cha Thuấn dịch: “hết thảy sẽ được muối bằng lửa.”  dịch sát sẽ là : “muối để được đốt cháy”

Muối này là chất xúc tác làm cho lửa mau bắt, lại giúp đỡ tốn củi. Có đại lễ người ta giết và thiêu 12 bò mộng một lúc, củi đâu cho xuể, cần có muối cho đỡ tốn củi. Sách Edêkien 43,24 ghi : “Phải rắc muối lên mới thiêu chúng.” Còn sách Xuất Hành 30,35 nói : “Ngươi sẽ lấy các thứ hương chất đó chế thành hương để đốt : hợp chất các hương này sẽ là sản phẩm của thợ làm hương ; hương đó sẽ là hương pha muối, nguyên chất, và là hương thánh.”

Vậy là muốn trở thành ánh sáng bền lâu, tức lửa không vội tắt, cần cho thêm muối vào lò. Muối làm cho lửa củi cháy lâu. Và muối này phải mặn, chứ khi đã thiêu trong lò, muối mất mặn, tuy vẫn còn dạng hột đó, nhưng chất mặn đã không còn.

Có một điều đáng lưu ý nữa là đôi khi Hội Thánh tiên khởi áp dụng câu này cách rất lạ. Trong hội đường, người Do Thái có một tục lệ : nếu một người Do Thái bỏ đạo, nhưng rồi lại trở về với đức tin, trước khi được thâu nhận lại, người ấy phải ăn năn bằng cách nằm ngang cửa hội đường và mời gọi mọi người bước lên mình mà vào. Ở một số nơi, Hội Thánh cũng nương theo tục lệ đó. Một Kitô hữu bị đuổi khỏi Hội Thánh vì kỷ luật, trước khi được thâu nhận lại, buộc phải nằm trước cửa nhà thờ và mời người bước vào :"Hãy dẵm lên tôi là muối mất mặn".

Cách đây ít lâu, trong một cuộc hội thảo của giới trẻ về đề tài "Truyền giáo năm 2000," nhiều bạn trẻ đề nghị phải sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông tân tiến trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, gồm sách vở báo chí, phim ảnh, cả internet nữa, có phẩm chất và hấp dẫn, để rao giảng Tin Mừng cho mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi. Một số bạn trẻ khác nhấn mạnh đến công tác xã hội và bác ái. Một số khác nữa đi xa hơn bằng cách đề nghị Giáo Hội chống lại những bất công xã hội, những chà đạp quyền con người, để xây dựng công lý và hòa hợp.

Trong lúc mọi người đang hăng hái đưa ra những chương trình to lớn và đề nghị những hoạt động vĩ đại, thì một thiếu nữ da màu giơ tay xin phát biểu: "Tại Phi Châu nghèo nàn và chậm tiến của chúng tôi, chúng tôi không gửi, hay đúng hơn không có khả năng gửi đến những làng chúng tôi muốn truyền giáo những sách vở, báo chí, phim ảnh, máy vi tính… kết mạng, nối phône… Chúng tôi chỉ gửi đến đó một gia đình tốt, để dân làng thấy thế nào là đời sống Kitô giáo (*).

Một gia đình tốt tức là những con người tốt. Con người là ngọn lửa sáng và sáng lâu nhờ muối lò vẫn còn mặn. Anh em là muối mặn, anh em là ánh sáng, chứ không phải phim ảnh là ánh sáng, sách vở là ánh sáng.

Giáo Hội Việt Nam lấy các năm 2017-2018-2019 quy về gia đình. Ta không cần gửi gia đình đi truyền giáo đâu xa, mà mỗi gia đình là ánh sáng do lửa nhiệt tình nung đốt, nhờ muối mặn làm cho ngọn lửa cháy lâu, tức nhiệt tình truyền giáo bền vững, không nản lòng, thì sẽ đưa được người lương dân bên cạnh về với Chúa là ánh sáng.

An Phong Nguyễn Công Minh, ofm

(lấy một số gợi ý từ cha Hàm)

_________________

(*) [Sáng ngày 1-2-2014 tại Đại thính đường Phaolô 6 dành cho 8 ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi 414 gia đình thuộc Con đường Tân Dự Tòng đi truyền giáo tại nhiều nước trên thế giới. Trong đó có 174 gia đình sẽ thuộc 40 cứ điểm mới truyền giáo cho dân ngoại, như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mông Cổ, Đông Âu và Bắc Âu, thêm vào số 52 cứ điểm đã hiện hữu. Trong buổi tiếp kiến còn có 900 người con của tất cả các gia đình hiện diện. Ngoài ra cũng có hơn 100 gia đình đã đi truyền giáo ở nhiều nơi trên thế giới.

Phần lớn các gia đình được ĐTC sai đi hôm 1-2-2014 là người Tây Ban Nha và Italia. Mỗi cứ điểm truyền giáo gồm 4 gia đình, một LM và 1 phụ tá tháp tùng, thường là một giáo dân hoặc một chủng sinh, một nữ tu cao niên và 3 chị trẻ cộng tác vào sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại.]

 

Tác giả: Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!