Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Tất cả chúng ta là những thợ gặt của Chúa (Chúa nhật XIV Mùa Thường Niên – Năm C)
“Con là Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (thánh Phêrô và thánh Phaolô, Tông đồ (29/06)
Bánh trường sinh (Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô – Năm C)
Một Chúa, Ba Ngôi (Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm C)
Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong Giáo Hội (Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm C)
“Xin cho họ được nên một” (Chúa nhật VII Phục Sinh – Năm C)
MỘT SỰ KHÁC BIỆT TRONG LỊCH PHỤNG VỤ CÔNG GIÁO VỀ LỄ CHÚA THĂNG THIÊN VÀ CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH
Bình an trong Chúa (Chúa nhật VI Phục Sinh – Năm C)
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Chúa nhật V Phục Sinh – Năm C)
Chúa Kitô, Mục Tử nhân lành (Chúa nhật IV Phục Sinh – Năm C)
Yêu mến Chúa (Chúa nhật III Phục Sinh – Năm C)
Tin vào Chúa Kitô Phục Sinh (Chúa nhật II Phục Sinh – Năm C)
Chúa Kitô đã sống lại, Allêluia! (Chúa nhật Phục Sinh – Năm C)
(Cuộc khổ nạn của Tình Yêu) Chúa nhật Lễ Lá. Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa – Năm C
Nhìn về tương lai (Chúa nhật V Mùa Chay – Năm C)
“Con ta đây đã chết, nay sống lại” (Chúa nhật IV Mùa Chay – Năm C )
Nghi thức rửa chân trong thánh lễ Tiệc Ly
Sám hối để được sống (Chúa nhật III Mùa Chay – Năm C)
(Chúng ta hãy vâng nghe lời Chúa Giêsu) Chúa nhật II Mùa Chay – Năm C
Xin Lắng Nghe
SỐNG MÙA CHAY THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU (Chúa nhật I Mùa Chay – Năm C)
Luật yêu thương (Chúa nhật VIII Mùa Thường Niên – Năm C)
Yêu kẻ thù (Chúa nhật VII Mùa Thường Niên – Năm C)
“Phúc cho những kẻ nghèo khó!” (Chúa nhật VI Mùa Thường Niên – Năm C)
Vâng lời Chúa, chúng con sẽ thả lưới (Chúa nhật V Mùa Thường Niên – Năm C)
Chúa Kitô là Ánh Sáng thế gian (Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh)
Cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ (Mùng Hai Tết )
Sống giây phút hiện tại để sống hạnh phúc (Tết Nguyên Đán)
(Chúa Kitô, Đấng Giải thoát) Chúa nhật III Mùa Thường Niên – Năm C
(Tiệc cưới tại Cana tiên báo bữa tiệc Thánh Thể) Chúa nhật II Mùa Thường Niên – Năm C
Chúng ta là con yêu dấu của Chúa (Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa – Năm C)
Mỗi người chúng ta có thể dâng ba lễ vật cho Chúa (Lễ Chúa Hiển Linh)
Gia đình, nơi gieo niềm vui, hạnh phúc và bình an (Lễ Thánh Gia – Năm C)
Chúa giáng sinh để ở với chúng ta - (Lễ Giáng Sinh)
Thiên Chúa ở cùng chúng ta - Chúng ta ở cùng Thiên Chúa (Chúa nhật IV Mùa Vọng) – Năm C
Sống vui và bình an trong Chúa (Chúa nhật III Mùa Vọng – Năm C )
Tại sao trong Mùa Vọng, phụng vụ sử dụng màu tím?
Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa (Chúa nhật II Mùa Vọng – Năm C)
Bài hát Alleluia: những điều cần biết
Ý nghĩa Mùa Vọng (Chúa nhật I Mùa Vọng – Năm C)
(ĐÓN TIẾP VÀ PHỤC VỤ CHÍNH THIÊN CHÚA) CHÚA NHẬT XXV MÙA THƯỜNG NIÊN – NĂM B

* Để nghe trên Youtube:

https://youtu.be/abhLDoUbNM0

- Trang Chủ của kênh:

https://youtube.com/@loichualaanhsang

- Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com

  

Chúa nhật XXV Mùa Thường Niên – Năm B

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô (9,30-37)

Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ từ trên núi xuống, rồi đi ngang qua xứ Galilêa và Người không muốn cho ai biết. Vì Người dạy dỗ và bảo các ông rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại". Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người.

Các ngài tới Capharnaum. Khi đã vào nhà, Người hỏi các ông: "Dọc đàng các con tranh luận gì thế?" Các ông làm thinh, vì dọc đàng các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất. Bấy giờ Người ngồi xuống, gọi mười hai ông lại và bảo các ông rằng: "Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người". Rồi Người đem một em bé lại đặt giữa các ông, ôm nó mà nói với các ông rằng: "Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy". 

***

Bài chia sẻ Tin Mừng của Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Đón tiếp và phục vụ chính Thiên Chúa

Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật việc Chúa Giêsu và các môn đệ trên đường lên Giêrusalem. Trong cuộc hành trình dài này, Chúa Giêsu loan báo lần thứ hai cuộc Thương Khó và sự Phục Sinh của Người: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại”. Chúa Giêsu nói thật là rõ ràng, nhưng các môn đệ lại không hiểu gì cả. Có lẽ vì các ông đang bận tâm đến những tham vọng với những quyền lực và vinh quang nên đã không để tâm đến lời của Thầy. Tin Mừng cho biết, dọc đường các ông còn tranh luận xem giữa họ ai là người lớn nhất. Thậm chí, sau đó không lâu, khi Chúa Giêsu loan báo lần thứ ba về cuộc Khổ nạn và Phục Sinh của Người, thì hai môn đệ Giacôbê và Gioan còn đến xin Người cho được ngồi bên hữu, bên tả Người khi Người được vinh quang (xem Mc 10,32-40). Còn các môn đệ thì, ngay trước khi Chúa Giêsu lên trời vẫn còn hỏi Thầy mình: “Có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Israel không?” (Cv 1,6). Dù đã chứng kiến cuộc khổ nạn và phục sinh của Thầy, các môn đệ vẫn chưa hiểu, chưa nhận ra vinh quang đích thực là gì.

Chúng ta đừng vội chỉ trích các Tông Đồ. Danh vọng và quyền lực là một cám dỗ có sức hấp dẫn với hết mọi người, thuộc mọi tầng lớp xã hội. Nhất là khi Chúa Giêsu được mọi người coi như một vị đại ngôn sứ, thì việc các môn đệ của Người mơ đến một vị trí, một địa vị xã hội bên cạnh Thầy của mình là điều hết sức dễ hiểu.

Trong Giáo Hội, chúng ta không nói về quyền lực nhưng là phục vụ. Tuy nhiên, như trong mọi tổ chức dân sự, Giáo Hội cũng có phẩm trật và cũng gồm những con người, nên có sự cạnh tranh, ganh đua để tiến thân hoặc nhắm tới những chức vị cao hơn là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, giữa lý tưởng Tin Mừng và thực tế cuộc sống luôn là một khoảng cách rất xa, cả trong thể chế Giáo Hội và trong mỗi phần tử của Giáo Hội.

Xã hội hiện nay vốn đề cao hưởng thụ, và tiêu chuẩn để xác định giá trị của một người là những danh hiệu và vẻ bề ngoài, khiến người ta chạy theo và tìm kiếm những danh vọng, dù là danh vọng ảo, để mong được người khác nể trọng. Hôm nay, Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta giá trị đích thực của quyền lực, đó là phục vụ: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”. Khi đặt một em nhỏ giữa các môn đệ, Chúa Giêsu muốn cho các ông hiểu rằng, đối tượng ưu tiên được phục vụ là ai, đó là những người bé nhỏ, nghèo hèn. Vào thời Chúa Giêsu, trẻ em là người không có tiếng nói và không có địa vị xã hội. Trẻ em là biểu tượng của sự yếu ớt và tùy thuộc, sự đơn sơ và sẵn lòng. Vì thế, trẻ em đại diện cho những người thấp cổ bé miệng, những người nghèo hèn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy phục vụ họ, và để nhấn mạnh giá trị của họ, Người tiếp: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy”.

Chuyện kể rằng, có một tu sĩ cao niên từ nhiều năm hằng cầu xin Chúa hiện ra để củng cố đức tin cho ông. Thế nhưng, ông chưa bao giờ được nhậm lời. Khi ông bắt đầu nản lòng thì Chúa hiện ra với ông. Điều này làm cho ông rất hạnh phúc. Trong khi ông đang thưa chuyện với Chúa thì có tiếng chuông báo đến giờ phải phân phát lương thực cho người nghèo, và thật không may, lần này là phiên của ông. Nếu ông không làm, ngày hôm đó người nghèo sẽ không có gì để ăn. Vị tu sĩ bị giằng co giữa khoảnh khắc hạnh phúc được ở với Chúa và việc đi phục vụ người nghèo. Cuối cùng, ông quyết định gián đoạn cuộc trò chuyện với Chúa để đi phát đồ ăn cho người nghèo. Sau khi xong việc, ông trở về phòng mình, và khi mở cửa, ông không tin vào mắt mình, vì Chúa vẫn còn ở đó và đợi ông. Vị tu sĩ quỳ xuống trước mặt Chúa và cảm ơn Người. Lúc đó, Chúa mới nói với ông: “Bởi vì con đi phát đồ ăn cho người nghèo nên Ta mới ở lại chờ con đó.”

“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” “Phục vụ”, đó là từ khóa. Người môn đệ của Thầy Giêsu phải là người phục vụ theo gương Thầy: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ…” (Mc 10,45). Bất cứ trách vụ nào được trao cho chúng ta đều là lời Chúa mời gọi chúng ta dấn thân phục vụ với hết khả năng của mình, dù trong Giáo Hội hay ngoài xã hội. Vì vậy, mỗi lần chúng ta nhìn những trách vụ như một cơ hội để tiến thân hay để tìm vinh dự cho mình là chúng ta đang lầm đường, lạc lối.

Sự cao quý của người Kitô hữu được đo lường bằng tinh thần phục vụ những người bé mọn nhất, và đó cũng là tiêu chuẩn cho cuộc phán xét cuối cùng: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Vì thế, giá trị của việc phục vụ hệ tại ở việc chúng ta làm vì lòng yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân, dù đối tượng chỉ là một em bé, và việc chúng ta làm chỉ là trao ban “một chén nước lã”.

Chúa Giêsu đã tự đồng hóa mình với những người bé mọn, nghèo hèn, những người luôn cần đến sự giúp đỡ của người khác để trao cho mọi người cơ hội được phục vụ Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa gia tăng tình yêu của Người nơi tâm hồn chúng ta, cho chúng ta có một con tim nhạy cảm để nhìn thấy Chúa vẫn đang hiện diện nơi tha nhân, đặc biệt nơi những người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Và xin Chúa cho chúng ta có một tinh thần khiêm tốn thật, để sẵn sàng nhận sự giúp đỡ của người khác.

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!