Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Tất cả chúng ta là những thợ gặt của Chúa (Chúa nhật XIV Mùa Thường Niên – Năm C)
“Con là Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (thánh Phêrô và thánh Phaolô, Tông đồ (29/06)
Bánh trường sinh (Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô – Năm C)
Một Chúa, Ba Ngôi (Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm C)
Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong Giáo Hội (Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm C)
“Xin cho họ được nên một” (Chúa nhật VII Phục Sinh – Năm C)
MỘT SỰ KHÁC BIỆT TRONG LỊCH PHỤNG VỤ CÔNG GIÁO VỀ LỄ CHÚA THĂNG THIÊN VÀ CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH
Bình an trong Chúa (Chúa nhật VI Phục Sinh – Năm C)
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Chúa nhật V Phục Sinh – Năm C)
Chúa Kitô, Mục Tử nhân lành (Chúa nhật IV Phục Sinh – Năm C)
Yêu mến Chúa (Chúa nhật III Phục Sinh – Năm C)
Tin vào Chúa Kitô Phục Sinh (Chúa nhật II Phục Sinh – Năm C)
Chúa Kitô đã sống lại, Allêluia! (Chúa nhật Phục Sinh – Năm C)
(Cuộc khổ nạn của Tình Yêu) Chúa nhật Lễ Lá. Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa – Năm C
Nhìn về tương lai (Chúa nhật V Mùa Chay – Năm C)
“Con ta đây đã chết, nay sống lại” (Chúa nhật IV Mùa Chay – Năm C )
Nghi thức rửa chân trong thánh lễ Tiệc Ly
Sám hối để được sống (Chúa nhật III Mùa Chay – Năm C)
(Chúng ta hãy vâng nghe lời Chúa Giêsu) Chúa nhật II Mùa Chay – Năm C
Xin Lắng Nghe
SỐNG MÙA CHAY THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU (Chúa nhật I Mùa Chay – Năm C)
Luật yêu thương (Chúa nhật VIII Mùa Thường Niên – Năm C)
Yêu kẻ thù (Chúa nhật VII Mùa Thường Niên – Năm C)
“Phúc cho những kẻ nghèo khó!” (Chúa nhật VI Mùa Thường Niên – Năm C)
Vâng lời Chúa, chúng con sẽ thả lưới (Chúa nhật V Mùa Thường Niên – Năm C)
Chúa Kitô là Ánh Sáng thế gian (Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh)
Cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ (Mùng Hai Tết )
Sống giây phút hiện tại để sống hạnh phúc (Tết Nguyên Đán)
(Chúa Kitô, Đấng Giải thoát) Chúa nhật III Mùa Thường Niên – Năm C
(Tiệc cưới tại Cana tiên báo bữa tiệc Thánh Thể) Chúa nhật II Mùa Thường Niên – Năm C
Chúng ta là con yêu dấu của Chúa (Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa – Năm C)
Mỗi người chúng ta có thể dâng ba lễ vật cho Chúa (Lễ Chúa Hiển Linh)
Gia đình, nơi gieo niềm vui, hạnh phúc và bình an (Lễ Thánh Gia – Năm C)
Chúa giáng sinh để ở với chúng ta - (Lễ Giáng Sinh)
Thiên Chúa ở cùng chúng ta - Chúng ta ở cùng Thiên Chúa (Chúa nhật IV Mùa Vọng) – Năm C
Sống vui và bình an trong Chúa (Chúa nhật III Mùa Vọng – Năm C )
Tại sao trong Mùa Vọng, phụng vụ sử dụng màu tím?
Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa (Chúa nhật II Mùa Vọng – Năm C)
Bài hát Alleluia: những điều cần biết
Ý nghĩa Mùa Vọng (Chúa nhật I Mùa Vọng – Năm C)
ĐỂ NGHE TIẾNG CHÚA (CHÚA NHẬT II MÙA THƯỜNG NIÊN – NĂM B)

* Để nghe trên Youtube:

https://youtu.be/kYi6zl9jDfk

- Trang Chủ của kênh:

https://youtube.com/@loichualaanhsang

- Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com

 

Chúa nhật II Mùa Thường Niên – Năm B

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (1,35-42)

Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: "Ðây là Chiên Thiên Chúa". Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo Mình, thì nói với họ: "Các ngươi tìm gì?" Họ thưa với Người: "Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?" Người đáp: "Hãy đến mà xem". Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười.

Anrê, em ông Simon Phêrô, (là) một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: "Chúng tôi đã gặp Ðấng Messia, nghĩa là Ðấng Kitô". Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: "Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Ðá".

***

Bài chia sẻ Tin Mừng của Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Để nghe tiếng Chúa

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói cho chúng ta về ơn gọi. Trong bài đọc I, Chúa gọi Samuel khi Samuel còn là một cậu bé và sống trong đền thờ với thầy tư tế Êli. Chúa gọi Samuel ba lần trong đêm khuya giữa lúc Samuel đang ngủ, nhưng cậu lại tưởng là thầy Êli gọi mình nên chạy lại thưa với thầy: Dạ, con đây, thầy gọi con”. Đến lần thứ tư, nhờ sự hướng dẫn của thầy Êli, Samuel đã nhận ra tiếng Chúa gọi mình và mau mắn đáp lời: “‘Lạy Ðức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe”. Và Chúa đã chọn Samuel làm ngôn sứ cho Người.

Ơn gọi của Samuel gợi cho chúng ta hai điểm đáng chú ý: điểm thứ nhất, Thiên Chúa tỏ mình ra trong bản tính yếu đuối của con người. Samuel chỉ là cậu bé ngây thơ, không có kinh nghiệm sống, nhưng Chúa lại tín nhiệm và chọn cậu làm ngôn sứ của Người. Ðiểm thứ hai, sở dĩ Samuel nhận ra tiếng Chúa và biết đáp lại tiếng gọi của Người là nhờ có sự giúp đỡ của thầy tư tế Êli.

Còn bài Tin Mừng nói về ơn gọi của người môn đệ Chúa Giêsu. Vừa khi nghe Gioan Tẩy Giả giới thiệu: “Đây là Chiên Thiên Chúa”, hai môn đệ của ông liền đi theo Chúa Giêsu. Sau khi đến và ở lại với Người, một trong hai môn đệ là Anrê, đi gặp anh mình là Simôn Phêrô và nói rằng: Chúng tôi đã gặp Ðấng Kitô”. Rồi ông dẫn anh mình đến gặp Chúa Giêsu.

Có thể nói nhờ lời giới thiệu của Gioan Tẩy Giả về Chúa Giêsu mà hai môn đệ đã tìm được ơn gọi đích thực của mình, để rồi sau đó chính các ông cũng trở thành những người đi nói về Chúa cho người khác. Trong cuộc sống hằng ngày, trước khi quyết định một việc quan trọng nào đó, chúng ta rất cần những ý kiến, những lời khuyên quý giá của người khác. Trong đời sống đức tin hay đời sống thiêng liêng cũng vậy, chúng ta cũng cần đến sự hướng dẫn của những người khôn ngoan và có kinh nghiệm để giúp chúng ta nghe và hiểu được tiếng gọi của Chúa. “Linh hướng” là một truyền thống đã có từ lâu đời trong Giáo Hội. Lúc đầu việc linh hướng chỉ dành cho các tu sĩ, nhưng sau này thì mọi giáo dân đều có thể tìm cho mình một vị linh hướng để giúp mình trong việc tìm ý Chúa. “Linh Thao” của thánh Inhaxiô cũng là một trong những cách thế giúp chúng ta lắng nghe và tìm ý Chúa.

Các bài đọc cho chúng ta thấy rằng,Thiên Chúa tỏ hiện một cách khiêm nhường qua tiếng nói của con người. Người mời gọi nhưng không ép buộc: “Các anh tìm gì thế?”. Chắc hẳn Gioan Tẩy Giả có nhiều môn đệ, nhưng chỉ có hai người nghe lời giới thiệu của thầy mình mà đi theo Chúa Giêsu. Có lẽ những môn đệ khác hoặc chưa sẵn sàng, hoặc họ không có ý tìm kiếm Chúa. Còn những ai tìm kiếm, Chúa mời họ đến với Người: “Hãy đến mà xem.”

Gioan Tẩy Giả, Anrê, Simôn và còn biết bao nhiêu người khác đã gặp và loan báo về Chúa. Chính trong lời nói và đời sống của con người mà Chúa tỏ hiện cho chúng ta ý muốn của Người. Trong mọi nơi, mọi lúc, ở mọi lứa tuổi, trong mọi hoàn cảnh, Chúa luôn nói và mời gọi chúng ta. Chúa luôn nói và mời gọi... Khẳng định như vậy nghe có vẻ mâu thuẫn với kinh nghiệm đức tin của chúng ta. Vì hẳn là nhiều người trong chúng ta đã từng nói: “Tôi cầu nguyện, khấn xin tha thiết nhưng có thấy Chúa trả lời đâu”. Phải chăng Chúa không đáp lời, hay Chúa nói mà chúng ta làm ngơ không lắng nghe, hoặc vì chúng ta không nhận ra tiếng Người, hoặc vì Người không nói theo ước muốn của chúng ta...?

Nếu chúng ta thực sự tìm kiếm ý Chúa thì Chúa luôn luôn đáp lời. Chúa nói trực tiếp với chúng ta nơi Lời Chúa trong Kinh Thánh; Người nói trong tâm hồn qua tiếng lương tâm. Nhưng Chúa cũng nói với chúng ta qua những trung gian khác nhau, như sau khi đọc một cuốn sách, nghe một bài hát, ngang qua những biến cố vui buồn, qua một cuộc gặp gỡ với một người nào đó, qua việc dấn thân trong các hoạt động tông đồ và xã hội, qua lời cầu nguyện và các bí tích, v.v...

Chúa nói cho những ai biết lắng nghe Người. Người không dùng những lời tuyên bố sấm vang. Kinh Thánh cho chúng ta biết, Thiên Chúa không ở trong những ồn ào của gió bão, động đất, lửa cháy, nhưng Người ở trong sự dịu êm như tiếng gió hiu hiu (1 V 19,11-12). Chúa không lớn tiếng như giữa phố chợ nhưng nhẹ nhàng trong chính tâm hồn ta. Ngày xưa, trong đêm khuya thanh vắng mà cậu bé Samuel nghe được tiếng Chúa. Trước tiếng gọi của Chúa, mỗi người tự do lắng nghe hay làm ngơ, mỗi người tự do trả lời: Lạy Chúa, con đây, xin Ngài phán”.

Từ “ơn gọi” hay “ơn kêu gọi” không chỉ dành riêng để nói về đời sống tu trì hay đời sống hôn nhân. Đã là Kitô hữu, tất cả chúng ta đều có ơn gọi làm “tư tế, ngôn sứ, và vương đế”. Hay nói cách khác, mỗi chúng ta đều được Chúa mời gọi sống gắn bó với Chúa để làm chứng cho Người bằng chính đời sống phục vụ yêu thương của mình.

Cầu chúc mỗi người chúng ta luôn nghe được tiếng Chúa và có được một cuộc gặp gỡ thâm sâu với Người, nhờ đó chúng ta trở nên chứng tá cho Chúa và dám nói với những người chung quanh bằng niềm xác tín: “Hãy đến mà xem”. Vì con người thời nay không thích những bài diễn văn suông, nhưng muốn những chứng từ sống động và đích thật.

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!