Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Chờ đợi và tỉnh thức (Chúa nhật I Mùa Vọng – Năm B)
Vương quốc tình yêu (Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ – Năm A)
Bài giảng lễ an táng cho một người tự tử
Biết dùng khả năng mình có để phục vụ mọi người (Chúa nhật XXXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa (Chúa nhật XXXII Mùa Thường Niên – Năm A)
Để trở thành môn đệ đích thực của Chúa (Chúa nhật XXXI Mùa Thường Niên – Năm A)
Ðường nên thánh (Lễ Các Thánh Nam Nữ)
Yêu Chúa và yêu người (Chúa nhật XXX Mùa Thường Niên – Năm A)
Để nhận được ơn đại xá trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời
Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (Chúa nhật XXIX Mùa Thường Niên – Năm A)
Tiệc cưới Nước Trời (Chúa nhật XXVIII Mùa Thường Niên – Năm A)
(Bài hát) KINH LẠY CHA – KINH KÍNH MỪNG – KINH SÁNG DANH
Tất cả được mời gọi xây dựng Giáo Hội của Chúa (Chúa nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm A)
Làm trong vườn nho của Chúa (Chúa nhật XXVI Mùa Thường Niên – Năm A)
Chúa kêu gọi mọi người cộng tác với Người (Chúa nhật XXV Mùa Thường Niên – Năm A)
Phải luôn luôn tha thứ (Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm A)
Tình liên đới giữa các Kitô hữu (Chúa nhật XXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Được - Mất (Chúa nhật XXII Mùa Thường Niên – Năm A)
Cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa (Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm A)
Ơn cứu độ dành cho mọi người (Chúa nhật XX Mùa Thường Niên – Năm A)
Mọi thế hệ sẽ khen Mẹ có phúc! (Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời)
Chúa luôn ở với ta (Chúa nhật XIX Mùa Thường Niên – Năm A)
Thấy dung nhan Chúa qua mọi người (Lễ Chúa Hiển Dung – Năm A)
Vinh tụng ca
Tìm kiếm và chọn lựa Nước Trời (Chúa nhật XVII Mùa Thường Niên – Năm A)
Chúa tỏ lòng kiên nhẫn để chúng ta được cứu độ (Chúa nhật XVI Mùa Thường Niên – Năm A)
Nghe và thực hành Lời Chúa (Chúa nhật XV Mùa Thường Niên – Năm A)
Chúa Giêsu vác chung thánh giá của chúng ta (Chúa nhật XIV Mùa Thường Niên – Năm A)
Yêu Chúa trên hết (Chúa nhật XIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Chúng ta hãy rao giảng Tin Mừng và đừng sợ! (Chúa nhật XII Mùa Thường Niên – Năm A)
Chúng ta hãy là thợ gặt của Chúa! (Chúa nhật XI Mùa Thường Niên – Năm A)
Kết hiệp với Chúa và với tha nhân (Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô – Năm A)
Học hỏi Phụng vụ: Kinh Sáng Soi
Sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm A)
Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm A)
Vinh quang của Thiên Chúa là sự cứu độ của con người (Chúa nhật VII Phục Sinh – Năm A)
“Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Lễ Chúa Thăng Thiên – Năm A)
Lời Tri Ân của Lm Giuse Vũ Thái Hòa
Thần Khí sự thật (Chúa nhật VI Phục Sinh – Năm A)
Chúc mừng Mẹ nhân ngày Hiền Mẫu
PHẢI LUÔN LUÔN THA THỨ (CHÚA NHẬT XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN – NĂM A)

* Để nghe trên Youtube:

https://youtu.be/KbY5TGYAtps

- Trang Chủ của kênh:

https://youtube.com/@loichualaanhsang

- Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com

 

Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm A

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu (18,21-35)

Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bảy lần không?" Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy.

"Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết, người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: "Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn và tôi sẽ trả cho ngài tất cả". Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.

"Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc: Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: "Hãy trả nợ cho ta". Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: "Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh". Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong.

"Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến vào bảo rằng: "Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?" Chủ nổi giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ.

"Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình".

***

Bài chia sẻ Tin Mừng của Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

 

Phải luôn luôn tha thứ

Tha thứ là cách biểu hiện cao quý nhất và hoàn hảo nhất của lòng bác ái và tình yêu thương, nhưng cũng là cách khó nhất. Ai trong chúng ta ít nhiều cũng đã có kinh nghiệm về sự khó khăn trong việc tha thứ...

Nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần?. Và câu trả lời của Chúa Giêsu là“bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha thứ luôn luôn, không giới hạn.

Qua dụ ngôn về người đầy tớ không biết thương xót, Chúa Giêsu bày tỏ khuôn mặt của một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Người luôn tha thứ tất cả cho chúng ta,  và Người muốn chúng ta cũng phải có lòng thương xót như Người. Không ai có thể nói về sự tha thứ của Chúa mà không tha thứ cho anh em mình.

Léon Tolstoi, văn hào Nga, kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:

Có một người hành khất đến trước cửa nhà một người giàu có để xin bố thí. Nhưng mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Đến một lúc không chịu đựng được những lời van xin đó, thay vì bố thí, người giàu có đã lấy đá ném vào người hành khất. Người khốn khổ ấy lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: Ta sẽ mang hòn đá này cho đến ngày nhà ngươi sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi.

Năm tháng trôi qua… Người giàu có, vì biển lận, nên bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất cũng chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu có vào ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng, ông đi theo đoàn người áp giải, tay không rời hòn đá mà người giàu có đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sạch mối nhục hằng đeo đẳng bên mình. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tuỵ đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: Tại sao ta phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Tên này giờ đây chỉ là một kẻ khốn khổ hơn ta nhiều.

Có rất nhiều nỗi đau và tổn thương lớn đến nỗi người ta tự hỏi: liệu có thể tha thứ được không? Vì thế cũng thật dễ hiểu khi chúng ta nghe ai đó đau đớn thốt lên: Tôi không thể tha thứ! Nhưng rồi đến một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ hiểu ra rằng, để cuộc sống được tiếp tục trong bình an, chúng ta cần phải tha thứ và hòa giải. Vì nếu không có sự tha thứ, sẽ không thể có đời sống chung trong cuộc sống vợ chồng, trong một gia đình, một nhóm hay giữa các dân tộc,... Mối hiềm thù sẽ đầu độc toàn bộ cuộc sống.

Tuy nhiên, chúng ta đừng nhầm lẫn giữa tha thứ và quên. Đôi khi chúng ta nghe người ta nói: Tôi đã tha thứ rồi, nhưng không thể quên được! Vậy, tôi đã thực sự tha thứ chưa? Thực tế, để tha thứ thì không nhất thiết phải quên hết những gì người khác gây ra cho mình. Nhớ và tha thứ là hai thực trạng khác nhau, thuộc hai lĩnh vực khác nhau: trí nhớ và trái tim. Trí nhớ không được tạo ra để quên, nên nó lưu giữ ký ức về những vết thương trong chúng ta. Còn trái tim được Thiên Chúa tạo dựng để yêu thương nên tha thứ là hành động của tình yêu. Vì vậy, tha thứ nhưng vẫn không quên là điều hoàn toàn bình thường có thể xảy ra.

Trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, chúng ta thường có quan niệm sai lầm về sự tha thứ. Tha thứ không phải là bỏ qua, là dung thứ cho những điều xấu, điều ác. Tha thứ cũng không phải là một sự nhẫn nhịn hoặc chịu đựng, không phản ứng lại trước cái xấu, trước những tổn thương người khác gây ra cho mình. Làm như vậy không phải là tha thứ mà là một sự thoái vị hèn nhát, và nó chỉ làm khuyến khích sự gian ác hoặc bất lương nơi người khác mà thôi.

Sự tha thứ đích thực mà Chúa Giêsu đòi hỏi ở chúng ta, đó là sự tha thứ của con tim, sự tha thứ nội tâm, nơi mà chúng ta cố gắng biến đổi những ý nghĩ oán thù thường xuyên xuất hiện trong chúng ta thành những ý nghĩ cảm thông và yêu thương. Đó là lúc chúng ta có thể thực hiện những bước đầu tiên đối với người khác với hy vọng giúp họ thay lòng đổi dạ. Đây là điều kiện để có một sự hòa giải. Nhưng chúng ta phải thực tế và nhận định rằng: sự hòa giải thường là việc lâu dài, cần phải kiên nhẫn với những bước tiến nhỏ trên con đường chông gai và khó khăn này.

Trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu không muốn chúng ta tha thứ bằng những lập luận luân lý hay xã hội học. Đối với Người, sự tha thứ dựa trên nền tảng là chính chúng ta là những người đã được đón nhận sự tha thứ của Chúa. Có thể nói, tha thứ cho người khác là cách để chúng ta đón nhận ơn tha thứ của Chúa. Như người đầy tớ không biết thương xót trong dụ ngôn hôm nay, Chúa yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho anh, nhưng anh đã khép lòng trước sự tha thứ này khi từ chối tha nợ cho người đồng bạn của mình.

Thật không dễ dàng để tha thứ như Chúa. Tuy nhiên chỉ khi tha thứ như Chúa mới giúp chúng ta đứng vững trước cái xấu, cái ác người khác gây ra cho mình, và giúp củng cố tình yêu của chúng ta trong tương quan với Chúa và tha nhân. Chính vì thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy có lòng nhân từ như Cha của Người là Đấng nhân từ (x. Lc 6,36). Đây cũng là ý nghĩa của kinh Lạy Cha: Xin Cha tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con”.

Tha thứ là một lễ dâng đẹp lòng Chúa, nhưng đó là một tiến trình khó khăn. Vì vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta sức mạnh, lòng can đảm và một tình yêu đủ lớn để có thể tha thứ và tha thứ luôn luôn như Chúa dạy. Amen.

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!