Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
(Tiệc cưới tại Cana tiên báo bữa tiệc Thánh Thể) Chúa nhật II Mùa Thường Niên – Năm C
Chúng ta là con yêu dấu của Chúa (Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa – Năm C)
Mỗi người chúng ta có thể dâng ba lễ vật cho Chúa (Lễ Chúa Hiển Linh)
Gia đình, nơi gieo niềm vui, hạnh phúc và bình an (Lễ Thánh Gia – Năm C)
Chúa giáng sinh để ở với chúng ta - (Lễ Giáng Sinh)
Thiên Chúa ở cùng chúng ta - Chúng ta ở cùng Thiên Chúa (Chúa nhật IV Mùa Vọng) – Năm C
Sống vui và bình an trong Chúa (Chúa nhật III Mùa Vọng – Năm C )
Tại sao trong Mùa Vọng, phụng vụ sử dụng màu tím?
Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa (Chúa nhật II Mùa Vọng – Năm C)
Bài hát Alleluia: những điều cần biết
Ý nghĩa Mùa Vọng (Chúa nhật I Mùa Vọng – Năm C)
Vương Quốc Tình Yêu (Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ – Năm B)
Gặp gỡ Ðức Kitô (Chúa nhật XXXIII Mùa Thường Niên – Năm B )
Vác thập giá hay Thánh giá (Lễ các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam)
Tín thác vào Chúa (Chúa nhật XXXII Mùa Thường Niên – Năm B)
Yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân (Chúa nhật XXXI Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúng ta hãy cố gắng nên thánh (Lễ Các Thánh Nam Nữ)
Hãy biết kêu cầu lên Chúa (Chúa nhật XXX Mùa Thường Niên – Năm B)
Phục vụ Chúa và tha nhân (Chúa nhật XXIX Mùa Thường Niên – Năm B)
Sự giầu có đích thực (Chúa nhật XXVIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Có phải Thiên Chúa muốn các trẻ em phải chết?
Gia đình là nền tảng của xã hội và của Giáo Hội (Chúa nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm B)
Cùng nhau trừ quỷ và thần tượng (Chúa nhật XXVI Mùa Thường Niên – Năm B )
(Đón tiếp và phục vụ chính Thiên Chúa) Chúa nhật XXV Mùa Thường Niên – Năm B
“Thầy là Đấng Kitô” (Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm B)
“Ép-pha-tha! – Hãy mở ra!” (Chúa nhật XXIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Cái thanh sạch và cái ô uế (Chúa nhật XXII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm B (Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm B)
Ăn thịt và uống máu Chúa Kitô (Chúa nhật XX Mùa Thường Niên – Năm B)
Đức Maria, Mẹ của tất cả chúng ta (Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời)
Chúa Giêsu, lương thực cho người lữ hành (Chúa nhật XIX Mùa Thường Niên – Năm B)
Hãy tìm kiếm lương thực hằng sống (Chúa nhật XVIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa Kitô, lương thực sự sống vĩnh cửu (Chúa nhật XVII Mùa Thường Niên – Năm B)
Mục tử duy nhất (Chúa nhật XVI Mùa Thường Niên – Năm B)
Loan báo Tin Mừng (Chúa nhật XV Mùa Thường Niên – Năm B)
“Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (Chúa nhật XIV Mùa Thường Niên – Năm B)
Bài ca tiến lễ: những điều cần biết
Tin vào Thiên Chúa là Đấng ban sự sống (Chúa nhật XIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa luôn đồng hành với chúng ta ( Chúa nhật XII Mùa Thường Niên – Năm B)
Nước Thiên Chúa luôn phát triển (Chúa nhật XI Mùa Thường Niên – Năm B)
SỐNG MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI (LỄ CHÚA BA NGÔI – NĂM A)

* Để nghe trên Youtube:

https://youtu.be/7_NO1MNuSrg

- Trang Chủ của kênh:

https://youtube.com/@loichualaanhsang

- Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com

 

Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm A

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (3,16-18)

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa".

***

Bài chia sẻ Tin Mừng của Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

 Sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi

 

Hôm nay toàn thể Hội Thánh mừng kính trọng thể mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Ðây là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống Kitô hữu (sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 234). Không một ngày nào Hội thánh và mỗi người chúng ta lại không tuyên xưng mầu nhiệm ấy, bởi vì mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá, mỗi khi đọc kinh Sáng Danh thì đó là lúc chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng có lẽ chẳng mấy khi ta quan tâm để tìm hiểu xem mầu nhiệm này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời ta. Bởi vì nói tới các mầu nhiệm, đặc biệt là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, ta dễ có cảm tưởng đó là những chuyện xa vời và chẳng liên hệ gì tới đời sống của chúng ta.

Trước tiên, chúng ta tìm hiểu xem thế nào là mầu nhiệm. Theo thánh Augustinô, mầu nhiệm không phải là điều mình không thể hiểu được, mà là điều mà mình sẽ không bao giờ hiểu hết được. Nếu Chúa nói với chúng ta có nghĩa là Người cũng muốn chúng ta hiểu.

Thiên Chúa muốn chúng ta đi vào mầu nhiệm của Người: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Theo thánh Phaolô (Ep 3,4-10), mầu nhiệm chính là ý muốn của Chúa cứu độ mọi người. Thiên Chúa Ba Ngôi được mặc khải trong lịch sử loài người qua công trình đặc biệt của mỗi Ngôi: Chúa Cha là Ðấng Sáng Tạo, Chúa Con là Ðấng Cứu Chuộc, Chúa Thánh Thần là Ðấng Thánh Hóa.

Vì yêu thương, Thiên Chúa Cha đã dựng nên con người. Khi con người phản bội tình Chúa, đắm chìm trong vũng bùn nhơ nhớp của tội lỗi, phải gánh lấy hậu quả của tội là sự chết, Ngôi Hai Thiên Chúa đã cứu chuộc nhân loại bằng cái chết tha thứ và hoà giải của mình. Rồi để tiếp tục cứu chữa và làm cho con người ngày thêm xinh đẹp theo hình ảnh Thiên Chúa, Ngôi Ba Thánh Thần đã không ngừng nhắc nhở chân lý, đỡ nâng tác động, và dẫn lối thiện toàn. Nói cách khác, toàn bộ kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người đều là công trình của Chúa Ba Ngôi.

Chính Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi bước theo Chúa Kitô, chúng ta nhận ra tình thương bao la của Chúa Cha, chúng ta nhận ra mình là anh chị em trong Chúa Kitô, chúng ta được lãnh nhận sức mạnh và ánh sáng của Chúa Thánh Thần.

Ðối với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, ta khó có thể tìm được một hình ảnh, một ngôn từ nào để diễn tả cách chính xác, rõ ràng và đầy đủ được. Tuy nhiên ta có thể tạm dùng hình ảnh của lửa để diễn tả mầu nhiệm này. Lửa phát ra một lúc: ngọn lửa, ánh sáng và sức nóng. Ngọn lửa là Chúa Cha, ánh sáng là Chúa Con, và sức nóng là Chúa Thánh Thần. Cả ba yếu tố tạo thành một thực tại, đó là lửa, là Thiên Chúa.

Ta có thể dùng hình ảnh khác, hình ảnh một dòng sông để diễn tả ảnh hưởng của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong cuộc đời ta. Con sông mang dòng nước phù sa đến tưới cho các cánh đồng, cho các vườn cây được tươi tốt và đơm bông kết trái. Dòng sông cũng mang sự sống đến cho con người và mọi loài. Chúng ta thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó trái đất này không có chút nước nào thì cuộc sống của con người, của vạn vật sẽ ra sao?

Thiên Chúa Cha chính là cội nguồn của dòng sông, và Người đổ vào dòng sông nguồn nước phù sa mầu mỡ là tình yêu và ân sủng của Người. Chúa Giêsu chính là dòng sông chứa đựng nguồn nước tình yêu và ân sủng ấy. Và Chúa Thánh Thần là sức đẩy để nguồn nước tình yêu tuôn chảy đến các tâm hồn. Như con cá sẽ không sống được nếu nó nhảy ra khỏi dòng sông. Như cây cối sẽ không thể tươi tốt và đơm bông kết trái nếu nó không hút lấy sự sống từ dòng sông mang lại. Cũng vậy, con người sẽ không thể sống được nếu tách ra khỏi dòng sông tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa Ba Ngôi. Càng xa rời tình yêu của Thiên Chúa bao nhiêu, con người càng cằn cỗi bấy nhiêu và rồi sẽ chết khô.

Như vậy, sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chính là biết mở lòng mình ra để đón lấy nguồn nước tình yêu và ân sủng của Người, để ta có thể sống và được sống dồi dào. Ðón nhận dòng nước là đón nhận Chúa Kitô và tin vào Người. Chính Chúa Kitô đã mặc khải cho chúng ta biết: Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3,16). Tin vào Chúa Kitô chính là thể hiện trong cuộc đời mình cuộc sống của Người, nghĩa là suy nghĩ, nói năng, hành động và cư xử như Người. Ðiều Chúa Kitô quan tâm nhiều nhất và đã sống triệt để nhất chính là tình yêu thương. Người yêu Chúa Cha nên thi hành mọi sự theo ý Cha. Người yêu con người nên chấp nhận chết để cho con người được sống.

Tuy không thể hiểu thấu đáo mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng khi ta yêu Chúa và yêu người, khi ta sống yêu thương, hiệp nhất trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ... khi đó chính là ta đang sống mầu nhiệm này vậy.

Xin Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần chúc lành và ban ơn cho mỗi người chúng ta luôn sống yêu thương, nên một trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!