Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Mục Tử Nhân Lành (Chúa nhật IV Phục Sinh – Năm B)
Đức tin và bình an (Chúa nhật III Phục Sinh – Năm B)
Thấy để tin hay tin để thấy (Chúa nhật II Phục Sinh – Năm B)
Chúa Kitô đã sống lại, Allêluia! (Chúa nhật Phục Sinh – Năm B)
Chúa Giêsu là ai vậy? (Chúa nhật Lễ Lá. Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa – Năm B)
Chết để được sống (Chúa nhật V Mùa Chay – Năm B)
(Tin để được cứu rỗi) Chúa nhật IV Mùa Chay – Năm B
Ðền Thờ sống động (Chúa nhật III Mùa Chay – Năm B)
“Hãy vâng nghe lời Người” (Chúa nhật II Mùa Chay – Năm B)
Sống Mùa Chay (Chúa nhật I Mùa Chay – Năm B)
Sống năm mới trong tâm tình tạ ơn, hy vọng và phó thác (Tết Nguyên Đán)
Cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ (Mùng Hai Tết - Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ)
Theo gương Chúa Kitô, chiến đấu chống lại điều ác (Chúa nhật V Mùa Thường Niên – Năm B)
“Thầy đã thắng thế gian” (Chúa nhật IV Mùa Thường Niên – Năm B"
Chúa mời chúng ta cộng tác (Chúa nhật III Mùa Thường Niên – Năm B)
Để nghe tiếng Chúa (Chúa nhật II Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa muốn mọi người được cứu độ (Lễ Chúa Hiển Linh)
Gia đình thánh, nơi có tình yêu thương (Lễ Thánh Gia – Năm B)
Lễ Giáng Sinh (Giáng Sinh và Quà Tặng)
Xin vâng để Chúa đến với chúng ta (Chúa nhật IV Mùa Vọng – Năm B)
Nhận ra Chúa trong đời sống hằng ngày (Chúa nhật III Mùa Vọng – Năm B)
Kinh Lạy Nữ Vương
Hãy dọn sẵn con đường của Chúa (Chúa nhật II Mùa Vọng – Năm B)
Chờ đợi và tỉnh thức (Chúa nhật I Mùa Vọng – Năm B)
Vương quốc tình yêu (Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ – Năm A)
Bài giảng lễ an táng cho một người tự tử
Biết dùng khả năng mình có để phục vụ mọi người (Chúa nhật XXXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa (Chúa nhật XXXII Mùa Thường Niên – Năm A)
Để trở thành môn đệ đích thực của Chúa (Chúa nhật XXXI Mùa Thường Niên – Năm A)
Ðường nên thánh (Lễ Các Thánh Nam Nữ)
Yêu Chúa và yêu người (Chúa nhật XXX Mùa Thường Niên – Năm A)
Để nhận được ơn đại xá trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời
Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (Chúa nhật XXIX Mùa Thường Niên – Năm A)
Tiệc cưới Nước Trời (Chúa nhật XXVIII Mùa Thường Niên – Năm A)
(Bài hát) KINH LẠY CHA – KINH KÍNH MỪNG – KINH SÁNG DANH
Tất cả được mời gọi xây dựng Giáo Hội của Chúa (Chúa nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm A)
Làm trong vườn nho của Chúa (Chúa nhật XXVI Mùa Thường Niên – Năm A)
Chúa kêu gọi mọi người cộng tác với Người (Chúa nhật XXV Mùa Thường Niên – Năm A)
Phải luôn luôn tha thứ (Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm A)
Tình liên đới giữa các Kitô hữu (Chúa nhật XXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
VINH QUANG CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ CỨU ĐỘ CỦA CON NGƯỜI (CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH – NĂM A)

* Để nghe trên Youtube:

https://youtu.be/bXX9faY5eas

- Trang Chủ của kênh:

https://youtube.com/@loichualaanhsang

- Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com

 

Một sự khác biệt trong lịch Phụng vụ Công giáo

về Lễ Chúa Thăng Thiên và Chúa nhật VII Phục Sinh

 

1/ Tại đa số các quốc gia, lễ Chúa Thăng Thiên được cử hành vào thứ năm sau Chúa nhật VI Phục Sinh (tức là đúng 40 ngày sau lễ Phục Sinh, như theo sách Công Vụ Tông Đồ 1,3) (18/05); Chúa nhật VII Phục Sinh được cử hành 3 ngày sau đó (21/05).

2/ Tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, vì lý do mục vụ, lễ Chúa Thăng Thiên được dời vào Chúa nhật VII Phục Sinh (21/05), nên có tên Chúa nhật Chúa Thăng Thiên và như thế, không có phụng vụ Chúa nhật VII Phục Sinh.

 

Chúa nhật VII Phục Sinh – Năm A

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (17,1b-11a)

Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và nói: "Lạy Cha, giờ đã đến, xin hãy làm vinh hiển Con Cha, để Con Cha làm vinh hiển Cha. Vì Cha đã ban cho Con quyền trên mọi huyết nhục, để con cũng ban sự sống đời đời cho mọi kẻ Cha đã giao phó cho Con. Sự sống đời đời chính là chúng nhận biết Cha, là Thiên Chúa duy nhất chân thật, và Ðấng Cha đã sai, là Giêsu Kitô.

"Con đã làm vinh hiển Cha dưới đất, Con đã chu toàn công việc mà Cha đã giao phó cho Con. Giờ đây, lạy Cha, xin hãy làm cho Con được vinh hiển nơi Cha, với sự vinh hiển mà con đã có nơi Cha, trước khi có thế gian. Con đã tỏ danh Cha cho mọi kẻ Cha đã đưa khỏi thế gian mà ban cho Con. Chúng thuộc về Cha, và Cha đã ban chúng cho Con, và chúng đã tuân giữ lời Cha. Bây giờ chúng biết rằng những gì Cha ban cho Con, đều bởi Cha mà ra. Vì những lời Cha ban cho Con thì Con đã ban cho chúng và chúng đã lãnh nhận, và biết đích thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng tin rằng Cha đã sai Con.

"Con cầu xin cho chúng, Con không cầu xin cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì chúng là của Cha. Và mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con, và Con đã được vinh hiển nơi chúng. Con không còn ở thế gian nữa, nhưng chúng vẫn còn ở thế gian, phần Con, Con về cùng Cha".

***

Bài chia sẻ Tin Mừng của Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Vinh quang của Thiên Chúa là sự cứu độ của con người

Chúng ta vừa nghe lời cầu nguyện của Chúa Giêsu với Chúa Cha vào đêm trước khi Người chịu chết, sau khi từ biệt các môn đệ.

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu hơi khó hiểu. Chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu. Trong lời cầu nguyện này, Chúa Giêsu nói về vinh quang, về sự sống vĩnh cửu và về thế gian.

Trước tiên, Chúa Giêsu nói về vinh quang: Lạy Cha, giờ đã đến, xin hãy làm vinh hiển Con Cha, để Con Cha làm vinh hiển Cha... Giờ đây, lạy Cha, xin hãy làm cho Con được vinh hiển nơi Cha.”

Thông thường, khi nói đến vinh hiển, vinh quang, chúng ta nghĩ đến vương miện, bục danh dự, bằng cấp, thành công. Thế mà Chúa Giêsu nói về vinh quang của Người trước khi bị một người thân phản bội và bị bắt!

Nhưng theo ngôn ngữ Kinh thánh, từ “vinh quang” có nghĩa là “sự trọng đại”. Như vậy, một cuộc sống được trao tặng, một cuộc sống được trao ban bởi tình yêu, đó thật là điều trọng đại. Sự huy hoàng của một cuộc sống hoàn toàn là tình yêu, đó mới là vinh quang. Vì thế không có gì lạ khi Chúa Giêsu nói đến vinh quang khi Người sắp hiến mạng sống mình.

Điều đáng kể dưới mắt Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta có tên là phục vụ, hy sinh, chia sẻ, tha thứ. Và chúng ta có thể sống những giá trị này trong đời sống hằng ngày. Những giá trị này không gây tiếng ồn ào, nhưng rất trọng đại!

Thứ hai, Chúa Giêsu nói về sự sống vĩnh cửu. Khi nói về sự sống vĩnh cửu, nhiều người trong chúng ta thường nghĩ đến cuộc sống sau khi chết, khi về thế giới bên kia, như qua câu nói: “Sau khi chết, chúng ta sẽ về thiên đàng.” Nhưng hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta: Sự sống đời đời chính là chúng nhận biết Cha, là Thiên Chúa duy nhất chân thật, và Ðấng Cha đã sai, là Giêsu Kitô.” Chúa Giêsu muốn nói gì vậy?

Trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta, động từ “nhận biết” thường chỉ nói đến việc tiếp thu kiến ​​thức. Nhưng, theo ngôn ngữ của Chúa Giêsu, nhận biết một người nào đó là có với người ấy một tương quan yêu thương và chung thủy. Dĩ nhiên, sự sống vĩnh cửu vào một ngày nào đó khi có sự thông hiệp cuối cùng của con người với Thiên Chúa, nhưng sự thông hiệp này, sự mật thiết này với Người đã có ngay từ bây giờ! Ngay hôm nay, chính mối quan hệ yêu thương và trung thành này với Chúa Kitô chỉ cho chúng ta con đường đến với Chúa Cha. Ngay hôm nay, chúng ta xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa, tại đây và bây giờ. Ngay hôm nay, chúng ta phải tạo ra những tiền vị của đời sống vĩnh cửu.

Chúng ta đã biết thế nào là nhà mẫu hoặc căn hộ mẫu. Trước khi xây dựng một tòa nhà chung cư, người ta cho những người mua tiềm năng xem một căn hộ đã hoàn thiện, để cho họ biết trước tòa nhà đó và những căn hộ đó sẽ như thế nào. Ơn gọi của các Kitô hữu cũng vậy, nghĩa là thiết kế ngay những căn hộ mẫu để người ta có thể đoán được, biết được Nước Thiên Chúa sẽ ra sao, khi nó được hoàn thành, đoán được sự sống vĩnh cửu sẽ như thế nào.

Thứ ba, Chúa Giêsu nói về thế gian: Con không cầu nguyện cho thế gian”. Tại sao Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha như vậy? Trong các thánh lễ, trong các buổi cầu nguyện, chúng ta không ngừng cầu nguyện cho thế giới để không còn chiến tranh, bạo lực, bớt đói kém, có nhiều tình yêu thương, chia sẻ, tha thứ… thế mà chính Chúa Giêsu lại không cầu nguyện cho thế giới!

Thực ra, Thánh sử Gioan dùng từ “thế gian” theo hai nghĩa khác nhau. Khi thì thánh Gioan dùng từ “thế gian” để chỉ tất cả những người đang tự giam hãm trong tính tự phụ của mình, từ chối Thiên Chúa và chống lại với những tín hữu đích thật.

Khi thì thánh Gioan dùng từ “thế gian” để chỉ xã hội, thế giới chúng ta đang sống. Tất nhiên Chúa Giêsu cầu nguyện cho thế giới này, thương yêu thế giới này. Người đến thế gian này không phải để phán xét hay lên án nó, mà để cứu nó. Người đã hy sinh mạng sống mình để cứu thế gian này.

Tóm lại, vinh quang của Thiên Chúa là sự cứu độ của con người, và sự cứu độ của con người là nhận biết Thiên Chúa, là mối tương quan yêu thương và trung thành với Thiên Chúa. Vì thế, sự sống vĩnh cửu đã bắt đầu rồi, ngay tại đây và ngay bây giờ, giữa thế gian, dành cho những ai tin vào Chúa Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!