Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Tất cả chúng ta là những thợ gặt của Chúa (Chúa nhật XIV Mùa Thường Niên – Năm C)
“Con là Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (thánh Phêrô và thánh Phaolô, Tông đồ (29/06)
Bánh trường sinh (Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô – Năm C)
Một Chúa, Ba Ngôi (Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm C)
Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong Giáo Hội (Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm C)
“Xin cho họ được nên một” (Chúa nhật VII Phục Sinh – Năm C)
MỘT SỰ KHÁC BIỆT TRONG LỊCH PHỤNG VỤ CÔNG GIÁO VỀ LỄ CHÚA THĂNG THIÊN VÀ CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH
Bình an trong Chúa (Chúa nhật VI Phục Sinh – Năm C)
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Chúa nhật V Phục Sinh – Năm C)
Chúa Kitô, Mục Tử nhân lành (Chúa nhật IV Phục Sinh – Năm C)
Yêu mến Chúa (Chúa nhật III Phục Sinh – Năm C)
Tin vào Chúa Kitô Phục Sinh (Chúa nhật II Phục Sinh – Năm C)
Chúa Kitô đã sống lại, Allêluia! (Chúa nhật Phục Sinh – Năm C)
(Cuộc khổ nạn của Tình Yêu) Chúa nhật Lễ Lá. Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa – Năm C
Nhìn về tương lai (Chúa nhật V Mùa Chay – Năm C)
“Con ta đây đã chết, nay sống lại” (Chúa nhật IV Mùa Chay – Năm C )
Nghi thức rửa chân trong thánh lễ Tiệc Ly
Sám hối để được sống (Chúa nhật III Mùa Chay – Năm C)
(Chúng ta hãy vâng nghe lời Chúa Giêsu) Chúa nhật II Mùa Chay – Năm C
Xin Lắng Nghe
SỐNG MÙA CHAY THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU (Chúa nhật I Mùa Chay – Năm C)
Luật yêu thương (Chúa nhật VIII Mùa Thường Niên – Năm C)
Yêu kẻ thù (Chúa nhật VII Mùa Thường Niên – Năm C)
“Phúc cho những kẻ nghèo khó!” (Chúa nhật VI Mùa Thường Niên – Năm C)
Vâng lời Chúa, chúng con sẽ thả lưới (Chúa nhật V Mùa Thường Niên – Năm C)
Chúa Kitô là Ánh Sáng thế gian (Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh)
Cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ (Mùng Hai Tết )
Sống giây phút hiện tại để sống hạnh phúc (Tết Nguyên Đán)
(Chúa Kitô, Đấng Giải thoát) Chúa nhật III Mùa Thường Niên – Năm C
(Tiệc cưới tại Cana tiên báo bữa tiệc Thánh Thể) Chúa nhật II Mùa Thường Niên – Năm C
Chúng ta là con yêu dấu của Chúa (Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa – Năm C)
Mỗi người chúng ta có thể dâng ba lễ vật cho Chúa (Lễ Chúa Hiển Linh)
Gia đình, nơi gieo niềm vui, hạnh phúc và bình an (Lễ Thánh Gia – Năm C)
Chúa giáng sinh để ở với chúng ta - (Lễ Giáng Sinh)
Thiên Chúa ở cùng chúng ta - Chúng ta ở cùng Thiên Chúa (Chúa nhật IV Mùa Vọng) – Năm C
Sống vui và bình an trong Chúa (Chúa nhật III Mùa Vọng – Năm C )
Tại sao trong Mùa Vọng, phụng vụ sử dụng màu tím?
Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa (Chúa nhật II Mùa Vọng – Năm C)
Bài hát Alleluia: những điều cần biết
Ý nghĩa Mùa Vọng (Chúa nhật I Mùa Vọng – Năm C)
ÐỨC KITÔ LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA (CHÚA NHẬT II MÙA THƯỜNG NIÊN, NĂM A)

* Để nghe trên Youtube:

https://youtu.be/7UNPR4iewxc

- Trang Chủ của kênh:

https://youtube.com/@loichualaanhsang

- Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: Lm Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com

 

Chúa nhật II Mùa Thường Niên, năm A

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (1,29-34)

Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình liền nói: "Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xoá tội trần gian. Này tôi đã nói về Ngài: Một người đến sau tôi, nhưng đã có trước tôi, vì Ngài cao trọng hơn tôi. Và tôi, tôi đã không biết Ngài, nhưng để Ngài được tỏ mình ra với Israel, nên tôi đã đến làm phép rửa trong nước". Và Gioan đã làm chứng rằng: "Tôi đã thấy Thánh Thần như chim bồ câu từ trời đáp xuống và ngự trên Ngài. Về phần tôi, tôi đã không biết Ngài. Nhưng Ðấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: "Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần". Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa".

 ***

Bài chia sẻ Tin Mừng của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa

Ðức Kitô là Chiên Thiên Chúa

“Ðây là Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa bỏ tội trần gian.” Chúng ta thấy từ “chiên” không thông dụng trong ngôn ngữ Việt Nam, ngoại trừ thành ngữ “hiền như con cừu non.” Thịt chiên hoặc cừu non cũng ít sử dụng trong các món ăn việt.

Tuy thế, từ “chiên” rất quan trọng trong Kinh Thánh, vì nó được dùng 162 lần. Dân Do-thái, vốn là dân du mục, thường dùng những hình ảnh quen thuộc của sinh hoạt mục đồng để diễn tả đức tin của mình: mục tử nhân lành, con chiên, chó sói, con chiên lạc, chuồng chiên, v.v...

Từ “chiên” gợi đến những lễ tế của dân Do-thái, trong đó, con chiên thường được dùng trong các nghi thức hiệp thông với Thiên Chúa cũng như trong các nghi thức hòa giải. Con chiên cũng được dùng trong hy lễ hằng ngày tại Ðền Thờ.

Ngày nay, trong thánh lễ, trong khi linh mục bẻ bánh thánh, cộng đoàn hát kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa.” Khi giơ Bánh Thánh lên cao, linh mục nhắc lại lời của ông Gio-an Tẩy Giả: “Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian.” Chiên ở đây chính là Ðức Kitô.

Thành ngữ “Chiên Thiên Chúa” cũng ám chỉ đến một thời kỳ quan trọng trong lịch sử thánh, đó là biến cố vượt qua Biển Ðỏ. Trước khi thoát khỏi nơi bị áp bức để đến miền đất tự do, mỗi gia đình con cái Ít-ra-en giết một con chiên, lấy máu chiên bôi lên khung cửa, rồi ăn thịt chiên. Nhờ đó, họ được thoát nạn: khi thấy máu chiên trên khung cửa, Chúa sẽ không để cho Thần Tru Diệt đánh phạt. Từ lễ Vượt Qua đầu tiên này, và cho đến hôm nay, người Do-thái luôn cử hành lễ Vượt Qua bằng việc ăn “chiên vượt qua”.

Khi nói về “Chiên Thiên Chúa”, các Kitô hữu tiên khởi thường quy chiếu về sách ngôn sứ I-sai-a, chương 53, loan báo người tôi trung của Chúa sẽ đến. Ðó là người bị ngược đãi, gánh chịu những đau khổ của chúng ta, là đấng gánh tội lỗi của muôn dân. Ngôn sứ I-sai-a so sánh người tôi trung của Chúa với con chiên bị đem đi làm thịt (Is 53,7). Các Kitô tiên khởi hiểu ngay rằng đó là hình ảnh của Ðức Kitô chết trên thập giá.

Thánh sử Lu-ca nhấn mạnh việc Chúa Giêsu muốn mừng lễ Vượt Qua: “Các anh hãy đi dọn cho chúng ta ăn lễ Vượt Qua” (Lc 22,8). Lu-ca miêu tả Chúa Giêsu ăn lễ Vượt Qua với các Tông Ðồ chỉ có bánh và rượu, mà không nói gì tới thịt chiên. Ai cũng đoán được tại sao. Chúa Giêsu không cần chiên nữa vì Người chính là Con Chiên! Bằng cuộc khổ nạn và cái chết vì tình yêu của Người, Người đã trở thành Con Chiên cứu độ muôn người.

Ông Gio-an Tẩy Giả không nói Chúa Giêsu là Ðấng xóa bỏ những tội trần gian mà là “Ðấng xóa bỏ tội trần gian.” Chiên Thiên Chúa đã đến không chỉ để xóa bỏ những tội cá nhân, mà còn tận diệt thế lực của Tội Lỗi. Bởi vì tội lỗi đến từ con người, ơn cứu độ không thể đến từ một người tội lỗi, mà phải từ một nhân vật hoàn toàn tự do, một Đấng cứu thế hoàn vũ. Ðấng cứu tinh đó hiện hữu và đã được ông Gio-an Tẩy Giả giới thiệu: “Ðây là Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa bỏ tội trần gian.”

Ông Gio-an là chứng nhân đầu tiên của Ðức Kitô, Chiên Thiên Chúa. Ông đã thấy Người. Từ cuộc gặp gỡ đến sự cảm phục. Từ cảm phục đến tin yêu. Từ tin yêu đến tuyên xưng đức tin. Sau khi gặp Ðức Kitô, ông chẳng làm chuyện gì khác ngoài việc làm chứng cho Người.

Đến lượt chúng ta, mỗi người mỗi cách, dù ngôn từ vụng về, chúng ta hãy cố gắng nói với người chung quanh về Chúa Giêsu Kitô là ai. Thần Khí Chúa Kitô được trao ban cho chúng ta khi chúng ta lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Từ đó, chúng ta trở thành “Kitô hữu”, nghĩa là chi thể của Chúa Kitô. Nhưng danh xưng “Kitô hữu” không là gì nếu đó không phải là một nhiệm vụ phải hoàn thành, một sứ mệnh phải được thực hiện, một chứng từ phải làm.

Qua lời nói và hành động, mỗi người chúng ta có thể làm chứng và nói như ông Gio-an Tẩy Giả: “Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Con Thiên Chúa.”

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!