Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI?
ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA


Trần Mỹ Duyệt

“Maria là một thụ tạo tuyệt vời ân sủng, không phải là thượng đế. Thiên Chúa đã muốn người trở nên mẹ của Con Ngài theo nhân tính. Người không hình thành trong dạ mình thiên tính của Ngài. Thiên tính ấy đã hiện hữu từ trước và đã đến trong cung lòng người bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần để hợp nhất trong Thiên Chúa làm người qua Chúa Giêsu Cứu Thế.” [1] 

Maria là Mẹ Thiên Chúa. Đây là một trong 4 tín điều về Đức Mẹ của Giáo Hội Công Giáo. Đó là: 

1. Đức Maria Mẹ Thiên Chúa.

2. Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.

3. Đức Maria Trọn Ðời Ðồng Trinh.

4. Đức Maria Hồn Xác Lên Trời. 

Cả 4 tín điều trên đều rất cao cả, nhiệm mầu, khó hiểu đối với lý trí tự nhiên và con mắt người trần, nhưng tín điều Mẹ Thiên Chúa là cao siêu nhất, vì nó đụng chạm đến Thiên Chúa. Thánh Augustine (354-430 AD) khi giảng về ơn trọng đại mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Maria, đã nói: “Ngài đã biết mẹ Ngài trong tiền định, ngay trước khi Ngài tạo dựng nên Mẹ; là Thiên Chúa, ngay trước đó, Ngài đã tạo nên mẹ của Đấng, như là con người, Ngài được tạo nên, Ngài biết mẹ là mẹ của Mình”. Và : “Ngài chọn người Mẹ mà Ngài đã tạo dựng; Ngài tạo dựng người Mẹ mà Ngài đã chọn.” [2] 

Cụm từ “Mẹ Thiên Chúa” đã xuất hiện từ thế kỷ thứ ba. Nó được dùng trong phụng vụ của một vài giáo hội, bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo Roma. Mẹ Thiên Chúa cũng là một trong các chủ đề được thảo luận tại Công Đồng Ephesô năm 431. Các nghị phụ lúc đó đã dùng nguyên ngữ Hy Lạp gọi Đức Mẹ là Theotókos (có nghĩa là “người mang Thiên Chúa” hoặc “ Người sinh ra Thiên Chúa”). Các ngài gọi Mẹ là Theotokos để phản lại với chủ thuyết của Nestorius, Giám Mục Constantinople, khi ông nêu lên chủ thuyết phân chia bản tính và con người của Chúa Cứu Thế. Theo ông, nhân tính của Chúa Cứu Thế và thiên tính của Ngài, đó là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau và không có sự kết hợp với nhau. Cũng theo Nestorius, Đức Maria chỉ sinh ra Đức Kitô chứ không sinh ra được Thiên Chúa. Maria là mẹ nhân tính của Ngài, điều mà một cách rõ ràng hoàn toàn tách khỏi Thiên Tính của Ngài – Chúa Giêsu là hai con người trong một thân xác. 

Ðức tin vào bốn Tín Ðiều về Ðức Mẹ đã được truyền dạy trong Hội Thánh từ thời các Tông Ðồ và được tóm tắt bằng Kinh Kính Mẹ Thiên Chúa Cực Thánh của Thánh Ephraem xứ Syria (năm 306-373). Ngài  viết: 

“Ôi lạy Ðức Nữ Ðồng Trinh, Mẹ Thiên Chúa Tinh Tuyền, Ðức Nữ rất vinh quang, rất nhân từ, cao sang hơn thiên đàng, trong trắng hơn ánh quang mặt trời, hơn các tia sáng… Mẹ cưu mang Thiên Chúa và Ngôi Lời theo nhân tính, mà vẫn giữ trọn đức đồng trinh trước khi sanh con, và vẫn còn là một trinh nữ sau khi sanh con.”[3] 

Ðức Giêsu Kitô là Thiên Chúa Nhập Thể. Vì thế, Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa với hai bản tính: Là Thiên Chúa thật và là người thật. Bản tính Thiên Chúa và loài người của Người không thể tách rời nhau được. Vì Ðức Kitô là Thiên Chúa làm người (Colossians 2:9, Galatians 1:1,14), nên nếu Ðức Maria là Mẹ Ðức Kitô, thì Người cũng chính là Mẹ Thiên Chúa. Điều lạ lùng là Tín điều Mẹ Thiên Chúa sau này cũng lại được Lutherô, và Calvin những nhà sáng lập các giáo phái Tin Lành đồng chấp nhận. Martin Lutherô, người sáng lập đạo Tin Lành viết: “Thật là chính đáng khi gọi Mẹ không những là mẹ con người, nhưng còn là Mẹ Thiên Chúa… Chắc chắn rằng Ðức Maria là Mẹ của Thiên Chúa thật.”[4] 

Ông lý luận: “Thiên Chúa được sinh ra… Hài Nhi uống sữa của Mẹ mình là Ðấng có từ muôn thủa, Người có trước khi có thế gian, và Người tạo dựng trời, đất… Hai bản tính này kết hợp quá mật thiết với nhau đến nỗi chỉ có một Thiên Chúa và Chúa, mà Mẹ Maria cho Thiên Chúa bú, tắm rửa cho Thiên Chúa, ru Người, và bồng bế Người.”[5] 

Và ông đã kết luận: “Loài người đã gồm tóm tất cả vinh quang Mẹ trong một câu: Mẹ Thiên Chúa. Không ai có thể nói gì cao sang hơn về Mẹ, dù người đó có nhiều lưỡi như lá trên cây.”[6] 

Nhìn vào Thánh Kinh, những gì mà các Thánh Giáo Phụ, những học giả Thánh Kinh trình bày về vai trò Mẹ là Mẹ Thiên Chúa đã được Thánh Sử Luca, vị thánh sử đã viết nhiều về cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu ghi lại bằng những lời mà các mục tử đã nói với nhau sau khi họ được nghe loan báo Tin Mừng: “Nào chúng ta sang Belem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết.”Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này.” (Luca 2: 15-17) 

Hài Nhi này là hài nhi như thế nào? Đó chính là Con Thiên Chúa được Mẹ Maria sinh ra trong hang bò lừa, đặt nằm trong máng cỏ trong thời gian Giuse và Maria về Belem khai sổ kiểm tra như lệnh truyền: “Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (Luca 2:6-7) 

Cũng Hài Nhi ấy, trong ngày chịu cắt bì, đã được gọi là Giêsu: Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu; đó là tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ.” (Luca 2: 21) 

Nếu thông thường “mẹ” được dùng để chỉ người phụ nữ mang thai, sinh ra và nuôi lớn đứa trẻ, thì Maria chính là mẹ và Giêsu là con: “Thiên Chúa được sinh ra… Hài Nhi uống sữa của Mẹ mình là Ðấng có từ muôn thủa, Người có trước khi có thế gian, và Người tạo dựng trời, đất… Hai bản tính này kết hợp quá mật thiết với nhau đến nỗi chỉ có một Thiên Chúa và Chúa, mà Mẹ Maria cho Thiên Chúa bú, tắm rửa cho Thiên Chúa, ru Người, và bồng bế Người.” Những điều ông Lutherô viết về Đức Maria, thì cũng là những gì mà Công Đồng Ephesô trước đó đã xác tín: Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Trong bài ca Ngợi Khen (Magnificat), Mẹ tuy khiêm tốn nhận mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, nhưng cũng mạnh dạn nói tiên tri về chính mình: “Từ nay muôn đời sẽ khen tôi có phúc. Vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều kỳ diệu.” (x. Luca 1:46-55) Mà một trong những điều rất kỳ diệu ấy, là đã chọn Mẹ làm mẹ của Chúa Giêsu, để trở thành Mẹ Thiên Chúa. 

“Xin kính chào Thánh Mẫu, đã sinh hạ Quân Vương, Đấng điều khiển vũ trụ muôn thủa tới muôn đời.” [7]  

_________

 

Tài liệu tham khảo:

 

[1] https://udayton.edu › imri › mother-of-god-calling-mary-t...

[2] https://www.homeofthemother.org › virgin-mary › 8477-...

[3] https://www.giaoly.org › cac-tin-dieu...

[4] Jaroslav Pelikan, ed., Luther’s Works, (St. Louis: Concordia), 24:107.

[5] Luther’s Works, 22:492-493.

[6] Luther trong Chú Giải Kinh Magnificat.

[7] Ca Nhập Lễ - Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa.

 

 

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!