Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Chúng ta là con yêu dấu của Chúa (Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa – Năm C)
Mỗi người chúng ta có thể dâng ba lễ vật cho Chúa (Lễ Chúa Hiển Linh)
Gia đình, nơi gieo niềm vui, hạnh phúc và bình an (Lễ Thánh Gia – Năm C)
Chúa giáng sinh để ở với chúng ta - (Lễ Giáng Sinh)
Thiên Chúa ở cùng chúng ta - Chúng ta ở cùng Thiên Chúa (Chúa nhật IV Mùa Vọng) – Năm C
Sống vui và bình an trong Chúa (Chúa nhật III Mùa Vọng – Năm C )
Tại sao trong Mùa Vọng, phụng vụ sử dụng màu tím?
Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa (Chúa nhật II Mùa Vọng – Năm C)
Bài hát Alleluia: những điều cần biết
Ý nghĩa Mùa Vọng (Chúa nhật I Mùa Vọng – Năm C)
Vương Quốc Tình Yêu (Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ – Năm B)
Gặp gỡ Ðức Kitô (Chúa nhật XXXIII Mùa Thường Niên – Năm B )
Vác thập giá hay Thánh giá (Lễ các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam)
Tín thác vào Chúa (Chúa nhật XXXII Mùa Thường Niên – Năm B)
Yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân (Chúa nhật XXXI Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúng ta hãy cố gắng nên thánh (Lễ Các Thánh Nam Nữ)
Hãy biết kêu cầu lên Chúa (Chúa nhật XXX Mùa Thường Niên – Năm B)
Phục vụ Chúa và tha nhân (Chúa nhật XXIX Mùa Thường Niên – Năm B)
Sự giầu có đích thực (Chúa nhật XXVIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Có phải Thiên Chúa muốn các trẻ em phải chết?
Gia đình là nền tảng của xã hội và của Giáo Hội (Chúa nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm B)
Cùng nhau trừ quỷ và thần tượng (Chúa nhật XXVI Mùa Thường Niên – Năm B )
(Đón tiếp và phục vụ chính Thiên Chúa) Chúa nhật XXV Mùa Thường Niên – Năm B
“Thầy là Đấng Kitô” (Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm B)
“Ép-pha-tha! – Hãy mở ra!” (Chúa nhật XXIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Cái thanh sạch và cái ô uế (Chúa nhật XXII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm B (Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm B)
Ăn thịt và uống máu Chúa Kitô (Chúa nhật XX Mùa Thường Niên – Năm B)
Đức Maria, Mẹ của tất cả chúng ta (Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời)
Chúa Giêsu, lương thực cho người lữ hành (Chúa nhật XIX Mùa Thường Niên – Năm B)
Hãy tìm kiếm lương thực hằng sống (Chúa nhật XVIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa Kitô, lương thực sự sống vĩnh cửu (Chúa nhật XVII Mùa Thường Niên – Năm B)
Mục tử duy nhất (Chúa nhật XVI Mùa Thường Niên – Năm B)
Loan báo Tin Mừng (Chúa nhật XV Mùa Thường Niên – Năm B)
“Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (Chúa nhật XIV Mùa Thường Niên – Năm B)
Bài ca tiến lễ: những điều cần biết
Tin vào Thiên Chúa là Đấng ban sự sống (Chúa nhật XIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa luôn đồng hành với chúng ta ( Chúa nhật XII Mùa Thường Niên – Năm B)
Nước Thiên Chúa luôn phát triển (Chúa nhật XI Mùa Thường Niên – Năm B)
Tin và đón nhận ơn cứu chuộc của Chúa (Chúa nhật X Mùa Thường Niên – Năm B)
KINH LẠY NỮ VƯƠNG    Attach file


 

Kinh Lạy Nữ Vương là bản dịch của kinh La Tinh Salve Regina. Dù có nhiều giả thuyết xác định một số tác giả*, nhưng theo những bài nghiên cứu lịch sử mới nhất, ta vẫn chưa biết chính xác tác giả của kinh này là ai, chỉ xác định được rằng vào thế kỷ thứ XI, kinh này đã được nói đến trong một bản văn tại một tu viện ở Pháp (Cluny, vào năm 1135). Thánh Bênađô (1090-1153), viện phụ người Pháp, đã cổ vũ việc đọc và hát kinh này.

Đây là một trong những bài thánh ca phổ biến nhất kể từ thời Trung cổ. Sau công đồng Trentô (1545-1563), kinh Salve Regina và một số kinh kính Đức Mẹ được chính thức cho vào sách Các Giờ Kinh Phụng vụ của Giáo Hội (năm 1568), theo đó các kinh kính Đức Mẹ phải được đọc hoặc hát sau giờ Kinh Tối, hoặc sau giờ Kinh Chiều nếu đó là giờ kinh phụng vụ cuối cùng trong ngày. Thông lệ này vẫn còn được giữ cho đến ngày nay. Riêng dòng Xitô, nam và nữ, sau giờ Kinh Tối thì buộc phải hát kinh Salve Regina.

Tại Việt Nam, ngoài các Giờ Kinh Phụng vụ, kinh Lạy Nữ Vương còn được đọc sau chuỗi Kinh Mân Côi.

Trong sách Các Giờ Kinh Phụng vụ hiện nay, ta thấy bản dịch kinh Salve Regina như sau:

 

Kính Chào Đức Nữ Vương

 

Kính chào Đức Nữ Vương,

Bà là Mẹ xót thương,

Ngọt ngào cho cuộc sống,

Kính chào lẽ Cậy Trông.

 

Này con cháu E-và,

Thân phận người lưu lạc,

Chúng con ngửa trông Bà,

Kêu Bà mà khóc lóc,

Than thở với rên la

Trong lũng đầy nước mắt.

 

Bà là Nữ Trạng Sư,

Nguyện đưa mắt nhân từ

Phía đoàn con ngoái lại;

 

Và sau đời khổ ải,

Xin Bà khứng tỏ ra,

Cho đoàn con được thấy

Quả phúc bởi lòng Bà:

Đức Giê-su khả ái.

 

Ôi lượng cả khoan hồng,

Ôi tấm lòng xót thương,

Ôi dịu hiền nhân hậu,

Trinh Nữ Ma-ri-a.

 

Tuy nhiên, bản dịch phổ thông dưới đây được sử dụng phổ biến hơn với các tín hữu Việt Nam và vẫn được phép dùng trong phụng vụ:

 

Lạy Nữ Vương,

Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy.

Thân lạy Mẹ, chúng con, con cháu Evà ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà ;

Chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khấn Bà thương.

Hỡi ôi! Bà là chủ** bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con.

Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu,

Con lòng Bà gồm phúc lạ.

Ôi khoan thay! nhân thay! dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.

Dẫu đã có những bản nhạc phổ lời hoặc phỏng theo lời kinh “Kính chào Đức Nữ Vương” (theo bản dịch Các Giờ Kinh Phụng V), nhưng thiết thấy các tín hữu Việt Nam vẫn quen đọc kinh này theo bản dịch phổ thông, nên tôi đã phổ nhạc theo bản dịch phổ thông này, với mong ước đơn sơ là giúp cho các tín hữu được thêm lòng tin tưởng vào lời cầu bầu của Mẹ và thêm lòng yêu mến Mẹ hơn mỗi khi “ngân nga” lời kinh “Lạy Nữ Vương” này. Bản nhạc này đã được Imprimatur, nghĩa là được phép sử dụng trong phụng vụ.

Xin Đức Maria Nữ Vương luôn cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta. Amen.

 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

---

* Giả thuyết xác định bốn tác giả kinh Salve Regina : thánh Bênađô (1090-1153), Đức Cha Pedro de Mezonzo  († 1003), Đức Cha Adhémar de Monteil († 1098) và Hermann Contract († 1054), tu sĩ người Đức. Các tài liệu và sách phụng vụ Việt Nam, dựa trên tài liệu xác quyết của thế ký XIX, cho rằng tu sĩ Hermann là tác giả.

** chủ bầu chứ không phải Chúa bầu hoặc Chủ bầu”. Khi nói Đức Mẹ là “chủ bầu”, nghĩa là nói Đức Mẹ là trạng sư của chúng ta (advocata nostra), là người đứng ra bào [bầu] chữa cho chúng ta trước mặt Chúa.

* Để tải bản nhạc PDF:

https://bit.ly/468xLEw

 

* Để tải bài nhạc audio MP3:

https://bit.ly/3QySATQ

 

* Để coi và nghe trên Youtube:

https://youtu.be/wNtD40SGLHs

...Xin mở file kèm Attach file

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!