Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
“Thầy là Đấng Kitô” (Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm B)
“Ép-pha-tha! – Hãy mở ra!” (Chúa nhật XXIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Cái thanh sạch và cái ô uế (Chúa nhật XXII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm B (Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm B)
Ăn thịt và uống máu Chúa Kitô (Chúa nhật XX Mùa Thường Niên – Năm B)
Đức Maria, Mẹ của tất cả chúng ta (Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời)
Chúa Giêsu, lương thực cho người lữ hành (Chúa nhật XIX Mùa Thường Niên – Năm B)
Hãy tìm kiếm lương thực hằng sống (Chúa nhật XVIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa Kitô, lương thực sự sống vĩnh cửu (Chúa nhật XVII Mùa Thường Niên – Năm B)
Mục tử duy nhất (Chúa nhật XVI Mùa Thường Niên – Năm B)
Loan báo Tin Mừng (Chúa nhật XV Mùa Thường Niên – Năm B)
“Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (Chúa nhật XIV Mùa Thường Niên – Năm B)
Bài ca tiến lễ: những điều cần biết
Tin vào Thiên Chúa là Đấng ban sự sống (Chúa nhật XIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa luôn đồng hành với chúng ta ( Chúa nhật XII Mùa Thường Niên – Năm B)
Nước Thiên Chúa luôn phát triển (Chúa nhật XI Mùa Thường Niên – Năm B)
Tin và đón nhận ơn cứu chuộc của Chúa (Chúa nhật X Mùa Thường Niên – Năm B)
Bí tích Thánh Thể: mầu nhiệm đức tin (Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô – Năm B)
Tin Thiên Chúa Ba Ngôi (Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm B)
Hiệp nhất trong Chúa Thánh Thần (Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm B)
Đừng để Chúa bị hiểu lầm!
Chúng ta không thuộc về thế gian, nhưng sống trong thế gian (Chúa nhật VII Phục Sinh – Năm B)
“Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Lễ Chúa Thăng Thiên – Năm B)
“Anh em hãy yêu thương nhau” (Chúa nhật VI Phục Sinh – Năm B)
Hãy ở lại trong Chúa Kitô (Chúa nhật V Phục Sinh – Năm B)
Mục Tử Nhân Lành (Chúa nhật IV Phục Sinh – Năm B)
Đức tin và bình an (Chúa nhật III Phục Sinh – Năm B)
Thấy để tin hay tin để thấy (Chúa nhật II Phục Sinh – Năm B)
Chúa Kitô đã sống lại, Allêluia! (Chúa nhật Phục Sinh – Năm B)
Chúa Giêsu là ai vậy? (Chúa nhật Lễ Lá. Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa – Năm B)
Chết để được sống (Chúa nhật V Mùa Chay – Năm B)
(Tin để được cứu rỗi) Chúa nhật IV Mùa Chay – Năm B
Ðền Thờ sống động (Chúa nhật III Mùa Chay – Năm B)
“Hãy vâng nghe lời Người” (Chúa nhật II Mùa Chay – Năm B)
Sống Mùa Chay (Chúa nhật I Mùa Chay – Năm B)
Sống năm mới trong tâm tình tạ ơn, hy vọng và phó thác (Tết Nguyên Đán)
Cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ (Mùng Hai Tết - Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ)
Theo gương Chúa Kitô, chiến đấu chống lại điều ác (Chúa nhật V Mùa Thường Niên – Năm B)
“Thầy đã thắng thế gian” (Chúa nhật IV Mùa Thường Niên – Năm B"
Chúa mời chúng ta cộng tác (Chúa nhật III Mùa Thường Niên – Năm B)
ĐỨC TIN VÀ BÌNH AN (CHÚA NHẬT III PHỤC SINH – NĂM B)


* Để nghe trên Youtube:

https://youtu.be/fhxxFInaBFY

- Trang Chủ của kênh:

https://youtube.com/@loichualaanhsang

- Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com

 

Chúa nhật III Phục Sinh – Năm B

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (24,35-48)

Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.

Mọi người còn đang bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: "Bình an cho các con! Thầy đây, đừng sợ". Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: "Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây". Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: "Ở đây các con có gì ăn không?" Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Ðoạn Người phán: "Ðúng như lời Thầy đã nói với các con, khi Thầy còn ở với các con, là cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh". Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.

Người lại nói: "Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy".

***

Bài chia sẻ Tin Mừng của Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Đức tin và bình an

Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay có hai chủ đề nổi bật: đức tin và bình an.

Trước cái chết của Chúa Giêsu, các Tông Đồ mất hết niềm tin và hy vọng. Khi Người phục sinh và hiện ra với họ bằng xương bằng thịt, họ lại tưởng là thấy ma. Họ sợ và nghi ngờ. Chúng ta thường nói: “Có thấy mới tin”. Nhưng ở đây, các Tông Ðồ đã thấy Chúa rõ ràng nhưng vẫn chưa tin!

Cũng như các Tông Đồ ngày xưa, đức tin của chúng ta có thể bị lung lay khi phải đương đầu với những khó khăn và thử thách của cuộc sống. Có biết bao người, nhất là những người trẻ, đã bỏ đạo vì một biến cố mất mát nào đó. Có ai trong chúng ta dám tự hào là chưa một lần trong đời nghi ngờ về sự hiện diện của Thiên Chúa không? Tuy đức tin là do Chúa ban cho chúng ta, nhưng nó không miễn trừ cho chúng ta những khủng hoảng hay nghi ngờ khi sống và thực hành đức tin của mình.

Chúng ta thường đặt câu hỏi về Thiên Chúa, về đức tin, về đời sống con người, về sự sống vĩnh cửu, v.v... Ðiều đó là bình thường. Nghi ngờ đôi khi là cần thiết vì nó giúp chúng ta không tin một cách mù quáng, và nó có thể là một giai đoạn cần có trên hành trình đức tin của chúng ta. Tuy nhiên trước những nghi ngờ, chúng ta có biết sử dụng những phương tiện cần thiết để tìm ra câu trả lời và để củng cố đức tin của mình không? Ví dụ như chúng ta có quan tâm đến việc tham dự thánh lễ, năng lãnh nhận các bí tích, đọc Kinh Thánh, cầu nguyện riêng, cầu nguyện theo nhóm, suy niệm, dành thời gian tĩnh tâm, theo dõi các chương trình truyền thông công giáo, sách vở, chứng từ, gặp gỡ với một linh mục, v.v...? Chúng ta có thể thấy rằng, chỉ vì thiếu xác tín hoặc thiếu những hiểu biết nền tảng về giáo lý, mà rất nhiều lần chúng ta đã không thể trả lời cho những vấn nạn của chính mình, hoặc những chất vấn của người khác đặt ra cho chúng ta.

Đức tin là một hồng ân của Chúa. Nhưng nó không phải là một quả táo đã được cắt gọt sẵn! Đức tin của chúng ta được ví như một hạt giống được gieo vào mảnh đất tâm hồn khi chúng ta lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Do đó chúng ta phải luôn chăm sóc và bảo vệ thì hạt giống đức tin mới lớn mạnh để có thể đương đầu với gió bão trong cuộc đời và sinh hoa kết trái.

Bình an là chủ đề thứ hai trong bài Tin Mừng hôm nay. Bình an cho anh em”. Đây là lời chào hằng ngày của người Do Thái: “Shalom! - Bình an!”. Nhưng trong bài Tin Mừng này, lời chào của Chúa Giêsu với các Tông Đồ mang một ý nghĩa đặc biệt: “Anh em đừng sợ!”, “Anh em hãy bình an!”.

Khi xuống trần gian, qua lời sứ thần, Ngôi Hai Thiên Chúa ban bình an cho nhân loại: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Chỉ có Người mới có thể xua tan mọi lo lắng và sợ hãi. Sự bình an của Người khác với bình an của nhân loại. Đó không phải là sự bình an vì không có khó khăn đau khổ, nhưng là trạng thái của một tâm hồn không bị nao núng trước bất cứ một thử thách lớn nhỏ nào, nhưng luôn tin tưởng và hy vọng vì biết rằng mình được Chúa yêu thương. Sự bình an này lâu bền và bám rễ sâu trong tâm hồn con người, vì nó đến từ Thiên Chúa.

Câu chúc bình an của Chúa Giêsu được lặp lại trong Thánh lễ: Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em”. Sau lời chúc này, linh mục mời gọi: Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau.” Nghi thức chúc bình an này không phải là lời chào trong đời sống thường nhật vì nó có một ý nghĩa thiêng liêng. Thánh lễ là nơi mà các Kitô hữu khám phá và nhận ra rằng họ có cùng một Cha trên trời, vì vậy họ là anh chị em của nhau. Nhưng chỉ nói lên điều đó không thôi vẫn chưa đủ, mà nó còn cần phải được thể hiện cụ thể. Cử chỉ chúc bình an là một trong những dấu chỉ tốt đẹp, qua đó chúng ta diễn tả cho nhau biết rằng chúng ta là con cùng một Cha.

Tuy nhiên, cử chỉ chúc bình an này đòi hỏi mỗi người chúng ta phải bước ra khỏi chính mình và coi người được chúc là người cần được tôn trọng và yêu thương. Trong một vài trường hợp, để có thể thực hiện cử chỉ chúc bình an này, chúng ta phải thật lòng tha thứ cho người mà mình chúc bình an. Thật không dễ dàng!

Thật dễ hiểu khi trong thánh lễ, chúng ta được mời gọi chúc bình an cho nhau trước khi lên rước lễ. Vì làm sao chúng ta có thể, một mặt, đến với Chúa Giêsu và thể hiện tình yêu mến của chúng ta đối với Người, mặt khác, lại từ chối, ngoảnh mặt với anh chị em đang ở bên cạnh chúng ta? Thánh Gioan nói: Ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4,20).

Do đó, cử chỉ chúc bình an cho những người bên cạnh không phải là một cử chỉ xã giao, lịch sự, mà là một cử chỉ biểu hiện sự hiệp thông trong bình an và yêu thương nhau. Và sự bình an này đến từ Chúa Giêsu, như chính Người đã nói: Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng.” (Ga 14,27). Bình an của Chúa thì lớn hơn nhiều so với những gì trái tim chúng ta có thể chứa đựng được. Chúng ta biết là trong Thánh lễ, sau Kinh Lạy Cha, từ bình an được đọc tám lần, trong đó có ba lần ở dạng cầu xin.

Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự bình an của Người, nhưng chúng ta phải xây dựng nó ở đây và lúc này, trong gia đình, trong giáo xứ, trong cộng đoàn chúng ta, nơi làm việc hoặc giải trí, giữa chúng ta và xung quanh chúng ta, nhân danh Thiên Chúa là nguồn của mọi sự bình an.

Ước mong sau mỗi lần tham dự thánh lễ, tâm hồn chúng ta được ngập tràn sự bình an của Chúa, để sự bình an đó được lan tỏa ra trong gia đình và trong thế giới.

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!