Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Thanh Tâm
Bài Viết Của
Thanh Tâm
Sai một li, đi một dặm!
THAY LỜI MUỐN NÓI !
KY CÓP CUỐI NĂM !
ĐAU QUÁ PHẬN NGƯỜI ƠI !
CHUYẾN ĐI VỘI !
VÌ SAO NÊN NỖI …
HẠNH PHÚC HƠN
VĂN HÓA PHONG BÌ
ĐẸP THAY HAI CHỮ CÁM ƠN
TẠI CĂN NHÀ HAY TẠI LÒNG NGƯỜI ?
CHIẾC ĐIỆN THOẠI VÀ NHÂN CÁCH
CHÚT SUY TƯ VỀ TRUYỀN GIÁO
MAI HÒA MỪNG LỄ THÁNH VINH SƠN
KHI BẠO LỰC LÊN NGÔI !
CHỖ MÌNH Ở CÒN RỘNG LẮM !
TẾT TRUNG THU ĐẾN SỚM VỚI NHỮNG TRẺ NGHÈO BỆNH TẬT !
GẮP LỬA BỎ TAY NGƯỜI !
LẤP LÁNH HÌNH ẢNH ĐẸP CỦA NHỮNG NGƯỜI LỘI NGƯỢC DÒNG
PHÚC THAY KHI VÌ THẦY MÀ ANH EM BỊ BÁCH HẠI
BI HÀI NHỮNG CÂU CHUYỆN NHẬP
KHI THẦN TƯỢNG BỊ SỤP ĐỔ
ƯU TƯ VÙNG TRUYỀN GIÁO
LỚP HÈ Ở GIÁO ĐIỂM NGHÈO
CHÂN THẬT
CẦU NGUYỆN LÀ LẼ SỐNG CỦA NGƯỜI TÍN HỮU
THƯƠNG QUÁ BAUXITE ƠI !
KHI NGƯỜI TA BẤT CHẤP !
Chúa lòng lành !
CẦU NGUYỆN
NGÃ RẼ !
PHỦI TAY !
EVA, CAIN, SAUN THỜI HIỆN ĐẠI !
DA VÀ TIẾNG
VỎ VÀ RUỘT
LÚN VÀ SẬP !
CHIẾC ĐIỆN THOẠI VÀ NHÂN CÁCH

Hai đứa cháu, đứa gọi bằng cậu, đứa gọi bằng chú, chẳng hiểu sao kém quá nên phải ngậm ngùi vào trường Dân Lập. Thật tình mà nói cực chẳng đã mới cho con em vào học trường Dân Lập vì lý do này hay lý do khác. Dẫu hai đứa  học Dân Lập nhưng mọi người trong gia đình vẫn thích cho các cháu học trường Công Lập.

Chuyện trước tiên thích học Công Lập là học phí rẻ hơn Dân Lập. Và, một chuyện nữa là đa phần kỷ luật của trường Công Lập vẫn hơn Dân Lập.

Hai đứa nhỏ học 2 trường Dân Lập khác nhau cũng có cái hay. Kết quả đào tạo, dạy dỗ ở hai trường Dân Lập ấy khác nhau hẳn, cách riêng là về kỷ luật, về nhân cách.

Trường của đứa cháu gọi bằng cậu cấm chỉ dùng điện thoại di động ở tất cả học sinh theo học trong trường. Học trò cần liên lạc với phụ huynh, với gia đình thì dùng điện thoại của nhà trường để liên lạc. Chẳng hiểu cách huấn luyện, đào tạo như thế nào mà các cháu ở trường này rất thật thà không có em nào dùng điện thoại lén cả.

Có em vì nhu cầu liên lạc với gia đình để tiện việc đón rước và cũng giảm phần tốn kém cho điện thoại chung của nhà trường nên có dùng điện thoại cá nhân nhưng đầu giờ học lên nạp ngay cho giáo viên chủ nhiệm theo quy định chung. Đến tối, truớc giờ tan lớp em nhận lại từ giáo viên chủ nhiệm để trực tiếp liên lạc với gia đình. Ngày nào cũng vậy, thành thói quen, các em đã chủ động nộp điện thoại để đến giờ về mới lên nhận lại.

Ngược lại, trường của đứa cháu gọi bằng chú cũng cấm ấy nhưng chẳng hiểu sao điện thoại dùng lén cứ nhan nhản xuất hiện. Nhiều người đã phát hiện ra các cháu dùng điện thoại lén một cách hết sức “đơn sơ”. Chuyện hé lộ các em dùng lén điện thoại di động vì trong những giờ nghỉ, giờ ngủ các em tranh thủ lấy điện thoại để chát chít và nhắn tin. Hễ không có giám thị thì các em mặc sức tung hoành trên cái cục alô nho nhỏ. Nghe tiếng động của giám thị là các em nhanh tay giấu nhẹm. Bên cạnh chuyện lộ ấy còn chuyện nữa là các em đã nhắn tin thăm các bạn ngay trong giờ học, giờ sinh hoạt của các em và có để lại “di chứng” hẳn hoi. Và, chuyện buồn cười nhất là vừa tan trường, ra khỏi cổng trường thì đa phần các em móc điện thoại ra để liên lạc. Nhiều người nhìn thấy cảnh tượng ấy vừa ngạc nhiên vừa đau đớn lòng cho cách sử dụng lén lút như thế này.

Chuyện có nhu cầu dùng điện thoại cá nhân là chuyện hết sức hiển nhiên trong thời đại thông tin. Chuyện dùng kén sinh viên là chuyện xấu bởi vì xét trên một phương diện nào đó thì vi phạm kỷ luật của nhà trường.

Giả như nhà trường cứ cho các em sử dụng trong giờ giải lao và cho giáo viên chủ nhiệm biết số của các em thì thấy dễ hơn cho việc giáo dục. Có thể nhưng ngày nghỉ, giáo viên chủ nhiệm có thể chủ động đôn đốc các em học bài, thăm hỏi sức khỏe của các em vì số máy của các em được giáo viên chủ nhiệm cho vào quyển sổ tay hoặc lưu vào máy cá nhân của mình.

Thử nghĩ, các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường mà các em đã chơi trò đối phó, chơi trò hai mặt thì khi ra trường, ra ngoài xã hội các em sẽ như thế nào. Chuyện chiếc điện thoại tưởng nghĩ là chuyện nhỏ nhưng nếu ta không giải thích, ta không huấn luyện cho các em công dụng cũng như cách dùng nó thì sẽ gây ra nhiều thiệt hại lớn. Thiệt hại lớn mà người ta không lường được trước đó chính là nhân cách của các em.

Liệu rằng những đứa trẻ ấy phát triển bình thường không khi ngày mỗi ngày các em phải sống trong tâm trạng 2 mặt, tâm trạng đối phó với lề luật, đạo lý. Các em vẫn hô to khẩu hiệu “Khiêm tốn- Thật thà – Dũng cảm” nhưng thử hỏi cách gian dối, đối phó như thế còn giữ được tính thật thà, ngây thơ trong sáng của tuổi thơ nữa hay không ?

Tưởng cũng nên huấn luyện cho các em sống theo tâm tình luật lập ra vì con người chứ con người không phải vì luật. Nếu cứ vì luật để mà tránh mà né để tìm cách luồn lách thì sẽ sản sinh ra những nhân cách hết sức dị dạng. Nên chăng cần huấn luyện cho các em thành những con người sống thật, sống chân thành trước hết với chính bản thân các em.

Nếu cứ để tình trạng đối phó, hai mặt in sâu vào trong đào tạo thì nhà trường và xã hội sẽ lãnh một hậu quả khôn lường cho cách lối đào tạo này.

Thanh Tâm

Tác giả: Thanh Tâm

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!