Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
NHÌN THÁNH GIÁ ĐỂ NHÌN MÌNH
AI CÓ MẶT TRONG BỨC TRANH HIỂN DUNG
VẺ ĐẸP CHIẾN THẮNG
SỐNG MÙA CHAY NĂM THÁNH BẰNG CẶP MẮT MỚI
NGHIÊM KHẮC VỚI MÌNH KHOAN DUNG VỚI NGƯỜI
CHÚA GIÊSU KHÔNG TRỌN VẸN VÌ CÓ "KHUYẾT ĐIỂM"?
CHÚA CỦA SỰ KINH NGẠC
NĂM THÁNH CÓ ĐỨC MẸ DẪN TỚI NGUỒN HY VỌNG
MỘT SỨ ĐIỆP ĐƯỢC BAN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG
GIA ĐÌNH CÙNG NHAU HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH (LỄ THÁNH GIA NĂM C 2024)
TÌNH YÊU XÓA MỌI KHOẢNG CÁCH
VUA GIỮA NHỮNG CUỒNG NỘ
GIÁ TRỊ SỰ SỐNG (LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 2024)
CÁI GÌ LÀ THƯỚC ĐO DÍCH THỰC?
ĐƯỢC YÊU ĐÃ LÀ HẠNH PHÚC NHƯNG YÊU LẠI CÀNG HẠNH PHÚC
ĐI VỀ VĨNH CỬU (LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ)
ĐI VỀ VĨNH CỬU (LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ)
NIỀM TIN – ĐỨC TIN
CÁC LINH MỤC PHẢI MANG Ý THỨC TRUYỀN GIÁO
NHỮNG ÁNH NHÌN CỦA CHÚA GIÊSU
HÃY TRÁNH XA DỊP TỘI
THÁNH THỂ - SỰ CAO CẢ CỦA MỘT TÌNH YÊU
ĐỨC MẸ CHIẾN THẮNG (LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI)
CỦA ĂN ĐƯỜNG
THỜ CHÚA VÌ CÁI GÌ?
TẶNG PHẨM TRONG TAY CHÚA
TRONG CHÚA CHÚNG TA MẠNH MẼ (LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ)
NGANG QUA THÁNH GIÁ, THIÊN CHÚA HIẾN MÌNH (LỄ CHÚA BA NGÔI)
BÌNH AN TRONG TÂM HỒN
SỨ MẠNG MÃI Ở LẠI... (LỄ THĂNG THIÊN NĂM B)
CÓ MỘT DÒNG SÔNG YÊU THƯƠNG (CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B)
LÀM SAO ĐỂ CÀNH NHO SINH TRÁI? (CHÚA NHẬT V PHỤC SINH)
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
VỀ NHÀ CHA

LỄ THĂNG THIÊN 2010

Cách đây nhiều năm, giáo phận Phú Cường và Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, đón nhận chung một tin buồn: thầy Giuse QTH, một chủng sinh của giáo phận Phú Cường, đang theo học năm thứ ba thuộc khóa VI Đại Chủng viện qua đời. Thầy chết sau một thời gian ngắn bệnh nặng. Nhiều người đau lòng vì cái chết của thầy vừa được coi là cái chết bất ngờ, vừa là một cái chết trẻ, thầy mới 37 tuổi. Dự lễ tang, nghe ôn lại lịch sử đời tu của thầy, càng làm nhiều người không kềm được nước mắt: Một đời tu quá lận đận, “ba chìm bảy nổi” mới có thể đặt chân vào ngưỡng cửa Đại Chủng viện. Trong lễ tang, không hiểu sao lại có nhiều người lớn tuổi tham dự. Mọi người còn nhìn thấy hình ảnh người cha già của thầy đứng còn không vững, lại khóc cho thầy, khóc một người trẻ trung ra đi trước, mọi người càng cảm động. Nước mắt rơi thật nhiều.

Nếu xét trên bình diện con người, một cái chết như thế thật tang thương. Vậy mà khi giáo xứ báo tin thì lại nói “Thầy Giuse QTH đã về Nhà Cha”. “Về Nhà Cha” dù là cách thông tin nhưng hàm chứa trong nội dung của thuật ngữ này lời tuyên xưng đức tin. Bởi khi báo tin ai đó về Nhà Cha, đồng nghĩa với việc ta tin rằng, đàng sau cái chết không phải là hết. Sự sống trần thế không là tất cả, nhưng chỉ là con đường dẫn ta tới hạnh phúc đời đời, hạnh phúc thật. “Về Nhà Cha” là cụm từ không xa lạ với người Công giáo. Họ dùng thuật ngữ này để nói về một người thân qua đời. “Đã về Nhà Cha” là cách diễn tả một đời sống mới. Từ giã cõi sống tạm bợ để được về với Chúa, về cõi vĩnh cửu, không còn lệ thuộc trần thế, nhưng được ở nơi Thiên Chúa, kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Vì thế cụm từ “về Nhà Cha” là cụm từ đẹp. Đẹp trong ngôn ngữ, đẹp cả trong nội dung. Đó là cụm từ rút ra từ tất cả những gì diễn ra nơi Chúa Giêsu.

Hôm nay, lễ Chúa Giêsu về trời. Chúa về trời là về cùng Cha. Người đã từ Nhà Cha đến trần thế, nhập cuộc với trần thế bằng một kiếp người như chúng ta, để bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa và lôi kéo chúng ta về phía Thiên Chúa. Nay từ giữa trần thế, Chúa Giêsu lại trở về Nhà Cha. Ta tin rằng, Chúa sẽ dẫn đưa ta về Nhà Cha của Người. Niềm tin của chúng ta đặt cơ sở trên chính lời Chúa Giêsu hứa. Lời đó Chúa đã nói ngay trong bữa tiệc ly. Trong khi từ giã các môn đệ, lúc mà cái chết đang cận kề, lòng các môn đệ rối bời xao xuyến, vì sợ hãi, vì sắp mất đi nơi nương tựa. Chính lúc ấy, Chúa Giêsu an ủi các ông: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 1-3). Tin vào lời hứa của Chúa, ta biết mình chắc chắn sẽ về trời với Chúa, miễn là ngay trên trần thế này, ta sống một đời sống trung thành với ơn gọi làm môn đệ của Chúa bằng tất cả nỗ lực xây dựng tình yêu, sự liến đới, hòa bình, công bằng, hy sinh…

Nghĩ về cái chết, người Công giáo không bi quan, nhưng lạc quan, sự lạc quan trong đức tin. Nhờ đức tin, họ coi cái chết chỉ là một cuộc vượt qua, một chuyến đi, một hành trình bình yên trở về nhà Cha mình, trở về chính nguồn gốc của mình, thỏa mãn khát vọng vô biên.

Nhưng trong hành trình về Nhà Cha với Chúa Giêsu, ta không bao giờ được phép quên bổn phận làm Kitô hữu giữa đời. Chúa về trời chỉ là chấm dứt cuộc sống trần thế, chứ không chấm dứt sứ mạng của Người. Sứ mạng ấy là rao giảng Tin Mừng cứu độ cho mọi người. Bởi đó, ngay trước lúc trở về Nhà Cha, Chúa trối sứ mạng đó cho ta, để ta tiếp tục sứ mạng đó mà tiến về Nhà Cha như Người: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusa lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều ấy”.

Năm 1966, Đức Phaolô VI chọn ngày lễ Chúa Giêsu thăng thiên làm ngày Quốc tế Truyền thông. Có ba lý do để Đức Giáo hoàng chọn ngày lễ này chứ không chọn ngày nào khác:

1. Đức Giáo hoàng muốn nhấn mạnh việc rao giảng Lời Chúa, tức là truyền thông Lời Chúa cho anh chị em của mình.

2. Truyền thông Lời Chúa là mệnh lệnh mà Chúa truyền cho Hội Thánh trong chính ngày lễ này là hãy nhân danh Chúa mà rao giảng cho muôn dân.

3. Đức Giáo hoàng nhắc nhở những làm truyền thông, nhất là người Công giáo, hãy truyền thông sự thật, truyền thông niềm hy vọng, truyền thông những điều tốt lành, phù hợp với Lời Chúa, phù hợp thánh ý Chúa.

Ý thức mệnh lệnh cuối cùng của Chúa trước khi về Nhà Cha là hãy truyền thông Lời Chúa, ta lên đường bằng tất cả những gì có thể làm được để Lời Chúa được gieo vào lòng người. Hãy tin tưởng và can đảm truyền thông Lời Chúa không bao giờ sợ hãi, để “những gì Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà mà rao giảng” (Mt 10, 27). Hãy gieo lời Chúa chăm chỉ miệt mài như người gieo giống: gieo khắp nơi, gieo trong mọi hoàn cảnh, dù đó là “đất tốt” kết quả đạt đến “gấp trăm, hoặc “sáu mươi”, hoặc “ba mươi”, hay đó chỉ là “vệ đường”, là “nơi sỏi đá”, là “bụi gai” (Mt 13, 3-9). Hãy gieo Lời Chúa đến cùng, gieo “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện”.

Và nếu con người thời nay thích chứng nhân hơn thầy dạy, thì người Kitô hữu phải cúi mình xuống, hãy thương cảm những cảnh đời khổ đau quanh mình. Ta cần biểu lộ tình yêu đối với những cảnh đời tan nát vì hận thù, bất công, gian trá gây nên. Ta hãy mang Lời Chúa ra đi để yêu thương và hiện diện như Chúa Giêsu luôn yêu thương và hiện diện. Hành trình về Nhà Cha như Chúa Giêsu về cùng Cha đòi chúng ta phải miệt mài chăm chỉ, không bao giờ ngơi nghỉ.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!