Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
VẺ ĐẸP CHIẾN THẮNG
SỐNG MÙA CHAY NĂM THÁNH BẰNG CẶP MẮT MỚI
NGHIÊM KHẮC VỚI MÌNH KHOAN DUNG VỚI NGƯỜI
CHÚA GIÊSU KHÔNG TRỌN VẸN VÌ CÓ "KHUYẾT ĐIỂM"?
CHÚA CỦA SỰ KINH NGẠC
NĂM THÁNH CÓ ĐỨC MẸ DẪN TỚI NGUỒN HY VỌNG
MỘT SỨ ĐIỆP ĐƯỢC BAN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG
GIA ĐÌNH CÙNG NHAU HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH (LỄ THÁNH GIA NĂM C 2024)
TÌNH YÊU XÓA MỌI KHOẢNG CÁCH
VUA GIỮA NHỮNG CUỒNG NỘ
GIÁ TRỊ SỰ SỐNG (LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 2024)
CÁI GÌ LÀ THƯỚC ĐO DÍCH THỰC?
ĐƯỢC YÊU ĐÃ LÀ HẠNH PHÚC NHƯNG YÊU LẠI CÀNG HẠNH PHÚC
ĐI VỀ VĨNH CỬU (LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ)
ĐI VỀ VĨNH CỬU (LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ)
NIỀM TIN – ĐỨC TIN
CÁC LINH MỤC PHẢI MANG Ý THỨC TRUYỀN GIÁO
NHỮNG ÁNH NHÌN CỦA CHÚA GIÊSU
HÃY TRÁNH XA DỊP TỘI
THÁNH THỂ - SỰ CAO CẢ CỦA MỘT TÌNH YÊU
ĐỨC MẸ CHIẾN THẮNG (LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI)
CỦA ĂN ĐƯỜNG
THỜ CHÚA VÌ CÁI GÌ?
TẶNG PHẨM TRONG TAY CHÚA
TRONG CHÚA CHÚNG TA MẠNH MẼ (LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ)
NGANG QUA THÁNH GIÁ, THIÊN CHÚA HIẾN MÌNH (LỄ CHÚA BA NGÔI)
BÌNH AN TRONG TÂM HỒN
SỨ MẠNG MÃI Ở LẠI... (LỄ THĂNG THIÊN NĂM B)
CÓ MỘT DÒNG SÔNG YÊU THƯƠNG (CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B)
LÀM SAO ĐỂ CÀNH NHO SINH TRÁI? (CHÚA NHẬT V PHỤC SINH)
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
CHÚA CỦA SỰ KINH NGẠC


CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN NĂM C

Từ ngàn xưa, Thiên Chúa vẫn cho thấy Ngài luôn là Chúa của sự kinh ngạc. Chính Ngài đã làm nên nhiều kinh ngạc.

Làm sao có thể hiểu nổi, kẻ bị bán làm nô lệ và thực sự là anh nô lệ như tổ phụ Giuse, lại trở nên thừa tướng và cứu sống cả gia đình mình? - Chỉ là một anh chăn cừu, một người nói ngọng, thủ lãnh Môsê trở thành nhà giải phóng dân tộc lừng danh - Dưới sự hướng dẫn mà Chúa ủy nhiệm, chỉ trong một đêm, thủ lãnh Môsê lại có thể đủ tài, đủ sức dẫn cả đoàn dân đông đảo nhưng lại bơ vơ vì vừa thoát cảnh lưu đày vượt Hồng Hải ráo chân, trong khi kẻ thù đuổi theo sau trong tư thế hung hăng, nườm nượp, mạnh bạo đã phải kéo nhau chết đuối giữa dòng - Làm sao dám tưởng tượng cô Maria, một thôn nữ quê mùa, nghèo hèn, chiềm khuất giữa làng quê Nazareth lại trở thành Mẹ của Con Thiên Chúa - Có giàu óc tưởng tượng đến mấy cũng không dám nghĩ, đoàn tông đồ vừa dốt nát, bất tài, yếu đuối, tội lỗi lại có thể trở thành rườn cột của Hội Thánh...

Đấng làm nên muôn điều kinh ngạc, hôm nay bước xuống thuyền của một trong những tông đồ, mà chỉ trong tương lai ngắn, sẽ phạm tội nặng. Thánh Phêrô, dù mang trọng trách là tông đồ trưởng, là giáo hoàng thứ nhất của Hội Thánh sẽ đổ gục, sẽ sa ngã, sẽ phạm tội, sẽ chối Chúa.

Nhưng thánh Phêrô đã được Chúa chọn. Chúa luôn làm kinh ngạc. Vì sao Chúa vẫn quyết chọn và không bao giờ loại trừ thánh Phêrô dù ông có ra sao.

Chính vì sự quyết chọn này mà trong hai chiếc thuyền gần bờ, không phải vô tình, Chúa lại bước xuống thuyền của thánh Phêrô. Chúa biến con thuyền của thánh Phêrô - chỉ thuyền của thánh Phêrô chứ không phải của bất kỳ ai (trong trình thuật của mình, thánh Luca không quên nhấn mạnh: "Thuyền đó của ông Simon") - thành "tòa giảng".

Chúa không cần một tàu du lịch đẹp. Chúa không cần một chiếc du tuyền sang trọng. Chúa cũng không bước vào khoang thuyền đầy cá. Lạ lùng và gây kinh ngạc, Chúa bước vào một con thuyền đánh cá đơn giản, bình thường, có khi còn đầy mùi tanh của biển và cá. Chúa xuống khoang thuyền trống trơn sau một đêm vật lộn với biển thất bại. Chúa ngồi giảng dạy trong khoang chứa toàn những con người lam lũ, vất vả và thất vọng.

Càng kinh ngạc, sau khi giảng dạy, đặc biệt, sau khi đã thu hút người thợ chài Simon bằng lời rao giảng, Chúa lệnh cho ông hãy thả lưới chỗ nước sâu. Với kinh nghiệm lành nghề của mình, anh thợ Simon có thể trả lời: "Làm sao đánh cá vào ban ngày, làm sao thuyền nhỏ, lưới nhỏ lại đánh bắt ở chỗ sâu?". Nhưng thật kinh ngạc: anh thợ chài lành nghề lại trả lời với Chúa, đúng hơn, trả lời với một người xuất thân thợ mộc, không chút kinh nghiệm nghề cá: "Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới".

Vô cùng kinh ngạc: Sau hành động vâng lời là một mẻ cá tưởng chỉ có trong mơ!

Nếu biển cả là biểu tượng của cuộc đời mênh mông, không phải lúc nào cũng yên bình, phẳng lặng, nhưng sẽ có những lúc giăng mắc đầy đau thương, cuồng loạn;

Nếu kiếp sống của từng người chỉ là con thuyền nhỏ trôi dập dềnh trong sóng biển cuộc đời, sẽ có lúc phải chiến đấu, phải đối đầu với những bạo loạn dồn dập của biển đời ấy;

Thì sự trống trơn của khoang thuyền sau bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu công sức chính là biểu tượng của sự bất lực, sự giới hạn, sự nhỏ bé, sự hèn kém của phận người nơi mỗi chúng ta.

Hãy nhớ, giữa lúc chúng ta đang hết sức bất lực, giữa lúc chúng ta đang hết sức nghèo hèn, giữa lúc chúng ta chơi vơi nhất, giữa lúc hồn chúng ta thực sự "trống trơn", đừng quên, đó chính là lúc thuận tiện nhất để Chúa nói với chúng ta và để Chúa ở nơi chúng ta, biến chúng ta thành "hội đường", thành "giảng đài", thành "diễn đàn" của Chúa. Chính nơi chúng ta, Chúa công bố Lời hằng sống, Lời cứu độ, Lời vĩnh cửu, Lời của con tim chỉ biết có tình yêu.

Khi chúng ta chấp nhận để Chúa sử dụng bản thân giữa bối cảnh tưởng như chán chường nhất, khó chấp nhận nhất, thì lập tức, sự nghèo khó của ta thành cơ hội loan báo sự giàu có của Chúa; sự cùng khốn của ta thành cơ hội loan báo tình thương của Chúa; sự thất vọng của ta nói cho mọi người về một niềm hy vọng trong Chúa; sự mệt mỏi của ta nói cho mọi người về một điểm tựa chứa đầy uy lực đỡ nâng; và những giới hạn của ta nói cho mọi người về nguồn ơn thánh vô hạn bất cứ lúc nào ta cũng có thể tìm đến và kín múc...

Điều quan trọng, chúng ta có chấp nhận để Chúa bước vào con thuyền cuộc đời mình theo cách của Chúa? Rất thường xuyên, ta dùng suy luận và lý luận kiểu con người để nói rằng, một điều gì đó, một hoàn cảnh nào đó, một con đường nào đó... không phù hợp... Thế rồi ta tự mình đẩy Chúa ra ngoài con thuyền ấy. Chúa bất lực, đứng nhìn và rời chúng ta. Điều đáng buồn là, chính cách nghĩ của ta, sẽ càng lúc càng đẩy ta xa Chúa...

Hãy học thánh độ khiêm nhường của thánh Phêrô. Nhìn một con người, nhưng giờ đây, ông đã tin là "Chúa". Ông sụp lạy "Con Người - Chúa" ấy: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi".

Hãy để Chúa ở lại trong "thuyền" đời chúng ta để Chúa giải phóng chúng ta, để Chúa có cơ hội đổ ơn vào hồn chúng ta, để Chúa ban bố sự tha thứ tội lỗi của chúng ta và để Chúa có cơ hội mở ra cho chúng ta sứ mệnh cộng tác với Chúa làm người công bố sứ điệp Tin mừng yêu thương và cứu độ của Chúa.

Hy vọng từ đây thuyền đời chúng ta sẽ là "giảng đường" của Chúa. Một thứ tuyền đời tưởng như toàn bất lực, hèn kém, có khi còn đầy tội lỗi, lại gây nên những kinh ngạc lớn lao bởi những hiệu năng và hiệu quả trên chính "con thuyền" có Chúa ấy...

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

 

 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!