CHÚA
NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN NĂM B
Dù
đất Việt chủ trương kinh tế thị trường định hướng nền chánh trị hiện hành, thì
từ nhiều thập niên, nó đã đi vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người.
Nó
làm cho người ta cuốn theo như cái máy, cố làm sao phải tạo nhiều của cải, càng
nhiều, càng tốt, nhưng phải rẻ, bền, đẹp để bán nhanh nhất, đủ sức cạnh tranh,
đủ sức tồn tại, để ông chủ có thể đứng vững, không những không bị phá sản mà
còn phải giàu, giàu hơn nữa...
Để
tạo được sản phẩm có thể đáp ứng những nhu cầu đó, vật chất làm ra phải tính
toán sao cho bắt mắt, hợp thị hiếu, có giá trị, thì ngược lại, số lượng công
nhân làm việc phải hết sức giới hạn. Sức lao động đứng hàng thứ yếu. Tiền lương
dành cho người công nhân càng thấp, càng tốt. Vì người lao động ít, trong khi
sản phẩm đòi phải làm ra nhiều nhằm mang lại lợi nhuận cho chủ, vì thế anh chị
em công nhân phải tăng sức tố đa, phải làm thêm, tăng ca hết tốc độ, bị nhồi
vào dây chuyền sản xuất...
Về
phía anh chị em công nhân, đồng lương ít ỏi, tự bản thân thấy cần phải làm
thêm, hay chấp nhận tăng ca là cách duy nhất khả dĩ có thể giúp có thêm thu
nhập. Các chủ ông, chủ bà lợi dụng sự cần kiếp này của công nhân để róc hết sức
lực của họ.
Tăng
ca, thay vì là sự tự nguyện của công nhân, bây giờ trở thành quy định và ép
buộc. Họ phải tăng và tăng liên tục. Nếu không chấp nhận, sẽ có những biện pháp
phạt, đuổi việc. Hóa ra tăng ca không còn là tăng ca nữa, nhưng là kéo dài giờ
làm đến khuya khoắt đã trở thành chuyện thường ngày.
Nhưng
cuối cùng, tất cả những điều đó nhằm mục đích gì? Nhằm phục vụ sản phẩm, nói
cách khác, phục vụ giá trị vật chất, để vật chất đó sẽ đem lại sự giàu có cho
ông chủ. Còn những kẻ làm chủ, nhờ bóc lột sức lao động của công nhân, càng có
cơ hội củng cố quyền hành, củng cố vị thế của mình.
Khi
quyền hành tập trung, tiền của tập trung, họ bắt đầu thao túng, thủ đoạn, mua
chuộc những người có quyền khác cần cho sự làm giàu của họ…, để càng ngày càng
phát triển theo chiều hướng tốt cho họ, dẫu là chà đạp trên sự sống, trên nhân
phẩm của người khác.
Chỉ
có anh chị em công nhân là người chịu thiệt thòi. Các chủ đầu tư không ngừng
dùng thủ đoạn, ít nữa là biện pháp để khống chế công nhân như sẵn sàng đuổi
việc, cách chức, giảm tiền lương, kỷ luật, trù dập…
Kinh
tế thị trường, dĩ nhiên có mặt tốt của nó, nhưng mặt khác, nó đè bẹp giá trị
của lao động, của người lao động nói riêng và con người nói chung. Kinh tế thị trường
tạo ra mâu thuẫn lớn giữa con người và vật chất. Nó làm đảo lộn giữa hai nhân
tố ấy: nghĩa là giá trị vật chất mới quan trọng, còn con người chỉ đứng hàng
thứ yếu. Con người phải phục vụ tối đa cho sản phẩm, cho vật chất mà chính mình
tạo ra.
Chúng
ta cùng nhìn lại thái độ của Chúa Giêsu qua Tin mừng hôm nay. Nếu so với các
nhà kinh tế, chắc chắn Chúa Giêsu không phải là nhà kinh tế, càng không thể làm
kinh tế.
Chúa
Giêsu đánh giá tiền bé quá, đánh giá lòng người trọng quá. Chỉ mới nhìn thấy bà
góa cùng đinh bỏ hai đồng bạc kẻm vào thùng tiền trong đền thờ, Chúa đã khen
lấy, khen để, khen nức, khen nỡ, khen như chưa từng được hai đồng bạc vậy: "Bà
này bỏ vào thùng tiền nhiều hơn hết".
Nhiều
hơn hết là bao nhiêu? Là hai đồng kẻm, không được ½ xu, chỉ đúng ¼ xu.
Nhưng
Chúa có lý do để khen ngợi: Vì "bà đã bỏ vào thùng tất cả những gì
mình có để sống", mặc dù cái có để sống đó quá ít: chưa tới ¼ xu.
Hóa
ra Chúa có một tiêu chuẩn đánh giá hoàn toàn khác người. Chúa không đánh giá
khi nhìn bề mặt, càng không hề mang nặng thứ tâm lý kinh tế thị trường, chỉ
đánh giá hoàn toàn do lòng chúng ta.
Chúa
không đánh giá con người dựa trên vật chất, nhưng đánh giá dựa trên tình yêu,
và nhìn vào tâm hồn con người mà đánh giá.
Bởi
thế, dù chỉ hai đồng tiền kẽm, nhưng bằng một tâm hồn đầy lòng đạo đức, một đức
mến hoàn toàn vô vị lợi, hai đồng tiền kẽm ấy cũng trở nên lớn nhất: nó nhiều
hơn tất cả.
Lời
dạy của Chúa Giêsu còn đó, là bài học cho mọi người, cho bạn và cho tôi.
Ở
ngoài xã hội, người ta đã đánh giá nhau dựa trên giá trị vật chất quá nhiều
rồi, và chính chúng ta, không ít lần là nạn nhân của thứ tâm lý kinh tế thị
trường ấy.
Lỡ
một lần, đến một nơi, người ta thấy mình mặc áo đã cũ, hình như sự tiếp đón
cũng lạnh nhạt theo chiếc áo cũ ấy.
Kinh
tế thị trường đi vào từng ngỏ ngách của đời sống, vì thế vô hình chung, nó cũng
len lỏi vào trong nếp sống của gia đình.
Là
mái nhà chung của những người ruột thịt, huyến thống, vậy mà chính nền tảng đạo
đức gia đình lại báo động về sự rạn nứt, bởi những người thân giờ đây nhìn nhau
qua lăng kính vật chất, đánh giá nhau dựa trên đồng tiền. Nhiều gia đình, mái
ấm đã không còn "ấm", đã lạnh lẽo tự bao giờ.
Chẳng
hạn người con làm ra tiền, bỗng dưng tiếng nói của nó có giá trị. Nếu kinh tế
gia đình hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào đứa con ấy, chắc chắn, không sớm thì
muộn, nó sẽ có quyền quyết định trên mọi thứ, mọi vấn đề trong chính gia đình
ấy.
Vợ
hay chồng cũng vậy. Người này nhận tiền lương từ người kia, cũng sẽ thay đổi
tương quan...
Hoặc
có nhiều gia đình đang sống vất vả, đủ ăn hằng ngày, lại chứa chan lòng yêu
thương, hạnh phúc bên nhau. Rồi đến lúc phát đạt, những người trong gia đình đó
"đổi đời", con cái bắt đầu ăn diện, vợ dễ đi đường vợ, chồng dễ đi
đường chồng. Đồng tiền thay hạnh phúc. Những ngày có nhau, ở cùng nhau, hiểu
nhau... bỗng dưng bay mất...
Cuộc
sống có quy luật của nó. Nếu người ta đánh giá nhau dựa trên giá trị vật chất,
lấy tiền của để ước lượng nhau, hạnh phúc của họ chắc chắn mai một, vì hạnh
phúc không thể mua bằng tiền.
Người
ta chỉ có thể có hạnh phúc khi có tình yêu. Bởi thế, từng người trong gia đình
hãy nỗ lực từng ngày biến gia đình thành mái ấm thật sự, thành môi trường ấp ủ
yêu thương đúng nghĩa nhất.
Xin
đừng mang tâm lý kinh tế thị trường vào trong đời sống gia đình để đánh giá
nhau.
Nghĩa
là đừng bao giờ cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em trong nhà nhình nhau và
cân đo nhau theo giá trị vật chất.
Bạn
và tôi hãy học gương Chúa Giêsu mà nhìn nhận nhau dựa trên tình yêu của nhau
chứ đừng dựa trên giá trị vật chất.
Học
lấy cách đánh giá tuyệt vời của Chúa Giêsu, mới mong có hạnh phúc trong gia
đình, và hạnh phúc ấy sẽ mãi mãi được củng cố bằng tình yêu và sự đón nhận chứ
không phải bằng lăng kính vật chất.
Lm
JB NGUYỄN MINH HÙNG