Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
“HAI CON RẮN” VÀ TÌNH YÊU CỦA CHÚA

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM B

Lời Chúa nói với ông Nicôđêmô: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3, 14-15), gợi nhớ hai câu chuyện về hai con rắn của Cựu Ước: con rắn cám dỗ đưa tới sự chết tại địa đàng (St 3, 1-7) và con rắn đồng trong sa mạc cứu người nhìn lên nó (Ds 21 6-9).

1. “Hai con rắn” của Cựu Ước.

Hình ảnh hai con rắn ấy dẫu đối nghịch nhau, nhưng lại có liên quan đến nhau và liên quan trực tiếp đến Tân Ước:

Con rắn cám dỗ mang đầy sự chết lại xuất hiện trong cảnh trù phú, tràn đầy sức sống của địa đàng. Con rắn đồng mang lại sự sống, lại xuất hiện giữa cảnh cằn cỗi đầy đe dọa của sa mạc.

Con rắn nơi địa đàng xuất hiện giữa lúc con người đang ở đỉnh cao hạnh phúc. Con rắn đồng trong sa mạc xuất hiện giữa không biết bao nhiên cơ cực của những người tha hương vừa thoát cảnh nô lệ.

Con rắn nơi địa đàng là hiện thân của tội lỗi và sự dữ. Con rắn đồng trong sa mạc là “tin mừng sự sống” cho những ai ngước nhìn lên nó.

Con rắn nơi địa đàng tàn phá mọi tương quan tốt đẹp giữa con người với Thiên Chúa. Con rắn đồng trong sa mạc mang lại niềm hy vọng vì nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa.

Vì thế, con rắn nơi địa đàng trở thành con rắn gây đổ vỡ, chết chóc, bất bình an... Còn con rắn đồng, dù xuất hiện giữa cảnh hoang dã chết chóc…, lại mang đến hạnh phúc, niềm tin vào Đấng chăn dắt mình sẽ ban niềm bình an ở cuối con đường sa mạc, khi đoàn lữ hành đặt chân lên Đất hứa.

Cũng chính vì con rắn nơi địa đàng, nhân loại đã phạm tội. Bởi tội, nhân loại đáng được “Đấng Cứu Độ đời đời” (bài ca Exultex – đêm Phục Sinh), thì con rắn đồng trong sa mạc lại là hình bóng báo trước ơn cứu độ, báo trước hình ảnh được “giương cao” (Ga 3, 14) của Đấng Cứu Độ.

Không chỉ liên quan với nhau, “hai con rắn” của Cựu Ước còn liên quan trực tiếp đến Tân Ước. Nhân vật chính của Tân Ước là chính Chúa Kitô, Đấng trở thành dấu chỉ mới của giao ước vĩnh cửu và sẽ hoàn tất mọi giao ước, mọi lời hứa cứu độ của Thiên Chúa. Vì thế, “hai con rắn” ấy đồng thời liên quan trực tiếp đến chính Chúa Kitô:

Ngày xưa, nơi địa đàng, sau khi Nguyên tổ loài người đã bị con rắn cám dỗ xô ngã thảm bại, Thiên Chúa nói với con rắn cám dỗ: “Ta sẽ đặt hận thù giữa ngươi và người đàn bà, giữa dòng giống ngươi và giòng giống nó. Dòng giống nó sẽ đạp đầu ngươi, còn ngươi sẽ táp lại gót chân” (St 3, 15). Đây là lời hứa cứu độ đầu tiên và quan trọng nhất, mở ra một tia hy vọng giữa lúc án phạt do tội và mọi đau khổ đang đè nặng con người. Chính vì lời hứa này, suốt chiều dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa không ngừng ký kết giao ước. Cuối cùng, Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ của lời hứa làm người thực hiện ý muốn của Thiên Chúa: cứu độ nhân trần. Như vậy, con rắn cám dỗ tại địa đàng là nguyên nhân của tội, của sự chết. Chúa Kitô, một khi chấp nhận chết, đã nên nguyên nhân của ơn tha thứ, nguyên nhân của sự sống và sự sống vĩnh cửu.

Câu chuyện thứ hai về con rắn được chính Chúa Kitô nhắc lại: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3, 14-15). Khi nói “như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc” để loan báo đó là hình ảnh của “Con Người” và áp dụng hình ảnh ấy vào bản thân, Chúa Kitô mặc nhiên cho thấy “con rắn trong sa mạc” có liên quan trực tiếp đến Người. Nếu ngày xưa ai nhìn lên rắn đồng được “giương cao” trên cây, sẽ được cứu sống, thì ngày nay, nơi cây thánh giá, Chúa Kitô được giương cao, cũng sẽ trao ban nguồn ơn cứu độ “để ai tin vào Người thì được sống muôn đời”. “Con rắn đồng”, hình bóng cũ, được hoàn tất nơi Chúa Kitô, thực tại mới. Hình bóng cũ thoáng qua. Thực tại mới sống động và bền vững: Chúa Kitô mãi mãi là Đấng Cứu Độ duy nhất của trần gian.

2. Lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa.

Nếu không có Tình yêu tha thứ của Thiên Chúa, sẽ chẳng bao giờ có lời hứa cứu độ. Khi nói tới lời hứa cứu độ, phải nói tới thập giá. Tình yêu – lời hứa cứu độ - thập giá là bộ ba gắn chặt vào nhau, diễn tả cách mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất lòng Thiên Chúa dành cho trần thế. Bởi vậy, chúng ta nhận ra, thập giá là lời nói vô giá của tình yêu. Huyền nhiệm Tình yêu đã phát sinh huyền nhiệm thập giá.

Dù là nộc độc ghê gớm của con rắn cám dỗ, hay sự cứu sống của con rắn đồng, đều là hình ảnh gợi lại cho chúng ta rằng, Thiên Chúa đã hiến dâng chính mình nơi thập giá Chúa Kitô.

Nếu ngày xưa, sau khi Nguyên tổ phạm tội bởi nghe lời của kẻ cám dỗ mang hình thù con rắn, Thiên Chúa “giận” vô cùng (tạm “nhân hóa” để nói Thiên Chúa “giận”), thì Người cũng đã yêu thương tha thứ. Tình yêu ấy cũng lớn vô cùng, lớn đến nỗi Thiên Chúa đã hiến dâng Con Một mình để chuộc lại những gì Nguyên tổ đã đánh mất trong tội. Lời hứa về Đấng Cứu Thế sinh bởi người nữ (St 3, 15) là bằng chứng cho tình yêu lớn lao ấy. Do tình yêu đến vô cùng của Thiên Chúa, con rắn nơi địa đàng, kẻ chủ mưu của tội đã khuất phục. Ơn tha thứ và giải phóng được giương cao.

Sau này, khi được giải thoát khỏi ách nô lệ Aicập, vất vả vì phải sống cảnh sa mạc, dân Chúa đã phàn nàn trách móc Chúa. Thậm chí họ muốn quay trở lại sống chung với người Aicập. Nhiều lần họ còn muốn giết chết cả ông Môsê. Chúa cũng đã nổi giận. Nhưng rồi Chúa xót thương khi dạy họ nhìn lên rắn đồng để được cứu. Rắn đồng sẽ không bao giờ có hiệu lực cứu chữa nếu không có tình yêu tha thứ của Chúa. Rắn đồng được treo công khai cho hết mọi người, như chính trái tim Thiên Chúa đang mở rộng ôm trọn tất cả mọi người biết hối cải.

Ngày nay, nhân loại vẫn không ngừng vấp phạm, lòng yêu thương tha thứ của Thiên chúa vẫn cứ trải dài và lan rộng theo thời gian, hết thế hệ này đến thế hệ kia. Chúa Kitô đã dứt khoát khẳng định tình yêu cao cả ấy: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”;“Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người, mà được cứu độ”.  

Thánh Phaolô khi chiêm ngắm tình yêu tha thứ của Thiên Chúa đã nhiều lần thốt lên: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta” (Rm 8, 32). “Hầu như không ai chết vì người công chính, họa may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Kitô  đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5, 7-8).

Ngày xưa bằng hành động ngước nhìn lên, một sự ngước nhìn đầy lòng tin tưởng, trông cậy bởi mạng sống đang đe dọa, dân Dothái đã được chữa lành.

Ngày nay, nhờ cũng một hành động ngước nhìn lên thánh giá Chúa Kitô, một hành động ngước nhìn trong niềm tin vững chắc vào tình yêu tha thứ, một tình yêu đại đại lượng, một tình yêu hải hà, chúng ta được cứu độ, được sự sống đời đời.

Chúng ta vui mừng đến tôn thờ thánh giá Chúa Kitô, bởi Đấng Cứu Độ chúng ta đã nối trời với đất, đã giao hòa chúng ta với Thiên Chúa. Bởi Chính nhờ thánh giá, Chúa lau sạch nước mắt bị đày đọa do tội lỗi của chúng ta. Vì Chúa được treo lên, chúng ta được kéo lên cùng Chúa. Vì Chúa đã chết để mọi người sẽ sống. Vì máu Chúa tuôn trào lại chảy tràn ơn cứu độ khắp trần gian. Vì thập giá từ nay khoác lên đau khổ màu hy vọng. Vì chúng ta đã đánh mất tất cả trong tội, nay lại được chiếm hữu tất cả trong đau khổ của Chúa chúng ta.

Nghìn năm qua, rồi mãi về sau, ngọn cờ thập giá vẫn được nêu cao. Ngọn cờ mang sức mạnh của sự sống. Ngọn cờ khắc sâu và diễn tả đến vô cùng tình yêu của một Thiên Chúa chấp nhận tự hiến mình nơi Con Một để bất cứ “ai tin” thì “được sống muôn đời”. Đó cũng là một tình yêu đã làm cho Thiên Chúa không bao giờ “lên án thế gian”, nhưng luôn để cho thế gian nhờ sự tự hiến của mình “mà được cứu độ”.

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

(Phú Cường)

           

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!