Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
ĐƯỜNG VỀ TRỜI PHẢI CÓ BÁNH TỪ ĐẤNG BỞI TRỜI
MỞ RA NHƯ THIÊN CHÚA
SỨC MẠNH NÂNG ĐỠ ĐỨC TIN TRONG Ý THỨC TRUYỀN GIÁO
PHẢI LÀ NGƯỜI SỐNG TRONG CHÂN LÝ
BÌNH AN LÀ KẾT QUẢ CỦA TÌNH YÊU
HY VỌNG TAN NÁT, LINH MỤC SẼ LÀM GÌ?
BÌNH AN CỦA CHÚA ĐÃ CÓ TRONG TÔI CHƯA?
CHÚNG TA ĐÃ CÓ GIÁO HOÀNG
HÃY THẮP LỬA VÀ ĐỪNG GỤC NGÃ
NHÌN THÁNH GIÁ ĐỂ NHÌN MÌNH
AI CÓ MẶT TRONG BỨC TRANH HIỂN DUNG
VẺ ĐẸP CHIẾN THẮNG
SỐNG MÙA CHAY NĂM THÁNH BẰNG CẶP MẮT MỚI
NGHIÊM KHẮC VỚI MÌNH KHOAN DUNG VỚI NGƯỜI
CHÚA GIÊSU KHÔNG TRỌN VẸN VÌ CÓ "KHUYẾT ĐIỂM"?
CHÚA CỦA SỰ KINH NGẠC
NĂM THÁNH CÓ ĐỨC MẸ DẪN TỚI NGUỒN HY VỌNG
MỘT SỨ ĐIỆP ĐƯỢC BAN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG
GIA ĐÌNH CÙNG NHAU HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH (LỄ THÁNH GIA NĂM C 2024)
TÌNH YÊU XÓA MỌI KHOẢNG CÁCH
VUA GIỮA NHỮNG CUỒNG NỘ
GIÁ TRỊ SỰ SỐNG (LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 2024)
CÁI GÌ LÀ THƯỚC ĐO DÍCH THỰC?
ĐƯỢC YÊU ĐÃ LÀ HẠNH PHÚC NHƯNG YÊU LẠI CÀNG HẠNH PHÚC
ĐI VỀ VĨNH CỬU (LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ)
ĐI VỀ VĨNH CỬU (LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ)
NIỀM TIN – ĐỨC TIN
CÁC LINH MỤC PHẢI MANG Ý THỨC TRUYỀN GIÁO
NHỮNG ÁNH NHÌN CỦA CHÚA GIÊSU
HÃY TRÁNH XA DỊP TỘI
THÁNH THỂ - SỰ CAO CẢ CỦA MỘT TÌNH YÊU
ĐỨC MẸ CHIẾN THẮNG (LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI)
CỦA ĂN ĐƯỜNG
THỜ CHÚA VÌ CÁI GÌ?
TẶNG PHẨM TRONG TAY CHÚA
TRONG CHÚA CHÚNG TA MẠNH MẼ (LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ)
NGANG QUA THÁNH GIÁ, THIÊN CHÚA HIẾN MÌNH (LỄ CHÚA BA NGÔI)
BÌNH AN TRONG TÂM HỒN
SỨ MẠNG MÃI Ở LẠI... (LỄ THĂNG THIÊN NĂM B)
CÓ MỘT DÒNG SÔNG YÊU THƯƠNG (CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B)
“TA LÀ SỰ SỐNG…”

 

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A

Vào thời Chúa Giêsu, người ta chia làm hai phái: phái từ chối niềm tin có đời sau, thậm chí nhiều người theo nhóm Sađốc quá khích còn chống lại niềm tin phục sinh và đời vĩnh cửu.

Nhưng đa số người Do thái và phe nhóm Pharisêu thì tin rằng, phía sau cái chết, người ta sẽ bước vào sự sống mới. Đó cũng là đức tin truyền thống của Do thái giáo. Họ còn cho rằng, ngay khi từ giã cuộc đời, người ta sẽ lập tức bước vào sự sống vĩnh cửu, vì thế, nhiều người không thích gọi người chết là “chết”, nhưng gọi là “đi về sự sống”.

Trong Tin Mừng, bà Mattha sau khi đi đón và gặp Chúa Giêsu, đã thốt lên những lời hết sức tự nhiên, “Nếu Thầy có ở đây thì em con không chết”, có vẻ như bà trách Chúa đã không đến kịp lúc.

Nhưng chính khi lên tiếng trách móc, bà lại cho thấy một điều khác quan trọng hơn: vừa là lòng yêu mến Chúa của bà, vừa là đức tin mà bà luôn luôn đặt vững vàng nơi Chúa. Bà tin Chúa có mặt kịp thời, em bà vẫn sẽ sống.

Lòng tin mà bà Mattha đặt nơi Chúa qua lời trách móc đã không dừng lại. Trước Chúa Giêsu, bà đã xác quyết bằng lời mà đức tin truyền thống của người Do thái vẫn tin: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”.

Tuy thế, ngay trong giờ phút đang đối thoại với Chúa, điều cần thiết hơn mà Chúa muốn bà phải tuyên xưng, đó là em bà sẽ sống lại chính trong hiện tại này, chứ không phải chỉ là ngày tận thế.

Như vậy, dù bà Mattha đã tin vào sự sống đời đời, nhưng bà đã tin chưa đủ mạnh, nếu không muốn nói là không dám tin rằng, ngay lúc này, Chúa sẽ trả lại sự sống trần thế cho người em yêu quý của bà.

Như bao nhiêu người trên cõi đời này. Mattha không dám mơ sẽ có một ngày, em bà đã chết, đã chôn táng, đã bắt đầu rữa nát, lại có thể đội mồ bừng dậy…

Còn Chúa Giêsu, Người muốn đi xa hơn điều mà mọi người vẫn tin như truyền thống dạy, đó là buộc mọi người phải nhìn nhận, Chúa có quyền trên mạnh sống, trên sự sống của từng con người.

Vì thế, đối diện cái chết của người bạn thân của mình, Chúa Giêsu lại “mừng”: “Lagiarô đã chết. Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin”.

Nói cách khác, bắt đầu từ hôm nay, sau khi chứng kiến anh Lagiarô bước ra từ nấm mồ sau bốn ngày an táng, anh em càng phải lớn lên, càng phải trưởng thành hơn trong niềm xác tín: Thầy là sự sống và là sự sống lại.

Thật vậy, trọn cả trình thuật về việc Chúa Giêsu cho người thanh niên Lagiarô, bạn của Chúa sống lại tập trung vào lời tuyên bố then chốt: “Ta là sự sống lại và là sự sống”.

Không chỉ bằng lời, nhưng còn bằng hành động cho anh Lagiarô sống lại, Chúa Giêsu mạnh mẽ khẳng định rằng, không chỉ Người có quyền trên sự sống, nhưng một khi hứa ban sự sống lại, Người sẽ giữ lời hứa: Tất cả loài người chắc chắn sẽ sống lại trong ngày sau hết. Điều đó đã  được thể hiện trước bằng sự sống lại của Lagiarô hôm nay.

Tuy nhiên, Chúa còn liên kết niềm tin sự sống lại của con người với niềm tin sự sống lại của Chúa qua lời mạc khải “Ta là sự sống lại và là sự sống”.

Vì thế, hôm nay Lagiarô được phục hồi (mang tính tạm bợ, sẽ lại chết như bao nhiêu người đã chết) sự sống trần thế, để hướng cái nhìn của chúng ta về chính sự phục sinh (chứ không phải “phục hồi” ) của Chúa.

Thánh Phaolô nhìn thấy sự phục sinh của chúng ta trong sự phục sinh của Chúa Giêsu nhờ ơn Chúa Thánh Thần:

“Nếu Thánh Thần ngự trong anh em, Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết sẽ dùng Thánh Thần của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác phải chết của anh em được sự sống mới” (Rm 8, 11).

Sách Giáo Lý Công Giáo cũng đồng thời tuyên xưng sự phục sinh của Chúa Kitô và sự phục sinh của chúng ta trong Chúa Kitô:

“Đức Kitô đã phục sinh với chính thân xác mình: ‘Hãy nhìn chân tay Thầy coi, đúng là Thầy đây mà’ (Lc 24, 39). Nhưng Người không trở về với đời sống trần thế. Cũng vậy, trong Người, mọi người sẽ sống lại với thân xác của mình, thân xác họ đang có bây giờ, nhưng thân xác đó sẽ biến đổi thành thân xác vinh hiển, thành thân xác có thần khí” (GLCG 999).

Cái chết luôn luôn là sự dữ làm cho người lâm vào, phải khiếp sợ, làm cho người thân cận còn sống đau buồn. Ngày nay, thế giới văn minh, cố tìm cách kéo dài sự sống, nhưng càng đi tìm sự sống trần thế bao nhiêu, người ta càng thất vọng bấy nhiêu. Bởi chưa một ai sống đầy một thế kỷ rưởi.

Ngược lại, thế giới hiện tại, bên cạnh những người sống lâu hơn, lại càng nhiều người có cuộc sống vắn vỏi hơn, thậm chí ngày càng có nhiều cái chết dữ hơn. Hằng ngày, theo dõi tin tức đó đây, biết được sự chết vẫn không ngừng bao vây thế giới văn minh, càng làm con người khiếp sợ hơn.

Chúng ta đau đớn, bởi quá nhiều người thân, người quen của mình, đang mạnh khỏe và không có bất cứ dấu hiệu gì ho thấy phải chết, lại đột tử, đột quỵ…

Chúng ta rùng mình trước những cuộc chiến tranh hiện đại; những vụ ám sát; những vụ đặt chất nổ; những vụ bắt cóc chặt đầu…

Chúng ta đau đớn đã có quá nhiều vụ chết vì phá thai; tự tử; ung thư; liệt kháng; nghiện ngập; những tai nạn giao thông bất kể là đường hàng không, hàng hải hay đường bộ; những căn bệnh lạ…

Biết bao nhiêu lần chúng ta nhói lên vì rung cảm, vì xúc động trước những thiên tai tàn phá khắp nơi trên thế giới sát hại từ vài ngàn người đến hàng trăm ngàn người…

Dù thế giới văn minh hơn, nhưng người ta vẫn không thể kéo dài sự sống mình hơn. Đó là thực tế đớn đau cho người ham sống cuộc sống trần thế.

Nhưng với Kitô hữu, dù cuộc sống trần thế có thế nào đi nữa, không làm họ thất vọng.

Dẫu không xa rời thực tế, bởi Kitô hữu luôn ý thức xây dựng trời cao khởi đi từ trần thế, họ vẫn biết rằng, sống hôm nay, đôi chân đặt nơi trần thế, lòng họ gởi vào trời cao.

Với Kitô hữu, Có Đấng đã từng phán “Ta là sự sống lại và là sự sống” soi dẫn, họ sống hôm nay nhưng hướng về ngày mai. Sống hôm nay nơi quê hương trần thế, họ vẫn biết đó là bệ phóng thúc giục họ về quê hương đời đời. Sống hôm nay như một chuyến lữ hành, họ sẽ đến chốn nghỉ ngơi bình an vô tận. Sống hôm nay, nhưng không cho hôm nay, mà cho một đời vĩnh cửu.

Vì thế, Kitô hữu sống hôm nay là sống trong tươi sáng, là sống đầy tin tưởng, là bước tới từng ngày trong hy vọng, là lòng vơi đầy hạnh phúc, tin yêu.

Cũng vì thế, Kitô hữu yêu mến trần thế, hòa nhập với trần thế, xây dựng trần thế bằng tất cả bổn phận, khả năng và hy vọng của mình.

Có hôm nay và có ngày mai. Như vậy, một mặt, họ không quá bám víu trần thế như chỉ có trần thế là đích đến của mình. Họ cũng không hời hợt với trần thế như chỉ có đời vĩnh cửu mà thôi.

Họ yêu mến trần thế và cũng yêu mến vĩnh cửu. Sự sống vĩnh cửu tốt đẹp, cũng như sự sống trên trần thế cũng không bao giờ bị họ rẻ rúng.

Do đó, sự chết chóc của trần thế, dù có gây xao xuyến, người sống niềm tin Kitô vẫn biết rằng tương lai bình an đang chờ họ.  

Dù sự dữ và cái chết vây lấy thế giới, người sống niềm tin Kitô vẫn ngẩng cao đầu, vì tình yêu cứu độ của Thiên Chúa thắp sáng niềm tin của họ.

Tắt một lời, tất cả triết lý về sự sống, Kitô hữu xây dựng trên lời phán hứa không bao giờ qua đi của Chúa mình: “Ta là sự sống lại và là sự sống”.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG


 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!