Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
CÂU HỎI “LÀM NHƯ VẬY…ĐỂ LÀM GÌ?”…


 

Đấy là câu hỏi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong một câu chuyện “qua đường” giữa một ông nhà giàu hay là phú ông và một lão ông thích câu cá…

Ông nhà giàu chịu không được cái cảnh nhìn thấy “ lão ngư ông” kiên nhẫn đợi chờ cái phao nhúc nhích để giật lên từng con cá nhỏ…

Ông ta mon men đến gần :

-Này ông lão, sao ông không mắc cả chùm lưỡi câu vào…mà câu cho khỏe…Ngoài chợ họ có bán những chùm lưỡi câu như vậy mà…

-Nhưng để làm gì, hả ông?

-Thì dĩ nhiên là để bắt được nhiều cá hơn…

-Để làm gì, thưa ông ?

-Thì để có cá má bán…Và có tiền để mua thêm cần câu…rồi lại câu thêm được nhiểu cá hơn…

-Nhưng…để làm gì, thưa ông ?

-Thì để đến một lúc nào đó…ông có thể gom góp tiền mà mua lấy một con thuyền ra khơi bắt cá…

-Nhưng…để làm gì, thưa ông ?

-Để…một ngày nào đó…ông có điều kiện sắm thêm thuyền bè…và tậu được cả một đoàn tàu cá, thu về không ít lợi nhuận…

-Nhưng…để làm gì, thưa ông ?

-Thì để ông có thể sống sung sướng ngồi câu cả ngày mà chẳng phải lo, phải nghĩ gì cả…

-Thế thì, thưa ông, ông thấy đó : tôi đang làm gì đây ? Ung dung ngồi câu cá…mà chẳng phai lo, phải nghĩ gì…

Câu chuyện không biết có xảy ra trong thực tế cuộc sống hay không, nhưng cứ nhìn lão ngư ông ngồi ôm cần giữa mặt nước mênh mông trong tấm ảnh minh họa trên đây…thì thấy đúng là an nhiên tự tại…giữa những bon chen dầu sôi lửa bỏng phía bờ bên trong…

“Bờ bên trong” là cái thế giới “đa chiều” và “rộn ràng” này : thế giới “giãn cách xã hội” nhưng lại vô cùng “ồn ào” trên mạng xã hội – thứ vốn là ảo đó, nhưng ngày càng mê hoặc con người…và làm người ta nghĩ đến muôn cuộc xung đột về mọi mặt, mọi thứ và cùng xảy ra một lúc…làm nhức đầu…dù vẫn không có một tiếng động nào nghe thấy được…

Chính “tình trạng” ấy của “bờ bên trong” làm cho người viết – vốn rất thích thú chuyện câu kéo – suy nghĩ đôi điều về câu hỏi “Làm như vậy…để làm gì ?” này…

Trong Tin Mừng thì – một lần kia – có người trong đám thính giả yêu cầu Đức Giê-su một chuyện mà không những Người không nhúng tay vào giải quyết, ngược lại còn đưa ra một câu chuyện với một cái kết chắc chắn là sẽ xảy ra cho lão phú ông cũng như mỗi chúng ta…Yêu cầu của bạn thính giả là Chúa can thiệp để anh ta được chia phần gia sản thừa kế...Còn Chúa lại kể chuyện về công sức tích góp của một lão phú ông…Và chính vào lúc – với của cải chất đầy những kho lẫm đồ sộ cũng như não trạng bình an hưởng thụ nơi lão ta – thì có chuyện “nội đêm nay người ta sẽ đòi mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?” (Lc 12 , 20)…

Dù sao câu hỏi “Làm như vậy…để làm gì ?” cũng còn dễ chịu hơn câu hỏi trên đây trong Tin Mừng của Chúa, bởi nó buộc mỗi chúng ta phải đứng trước một sự thật là : chúng ta sẽ phải đối diện với Đấng có quyền đánh giá về cuộc sống trần gian này của mỗi chúng ta…

Sáng nay – 19 / 4 / 2020 – người viết được đọc một “mẩu suy nghĩ” dễ thương, đấy là :

Sau khi sức khỏe khá hơn trong bệnh viện, cụ ông 83 tuổi ở Italy được thông báo phải trả tiền cho máy trợ thở trong một ngày vừa qua, và ông già đã bật khóc…Vị bác sĩ an ủi ông đừng khóc vì tấm hóa đơn ấy nữa, nhưng rồi chính vị bác sĩ lại phải khóc đứng trước câu trả lời của ông cụ:

Tôi không khóc vì số tiền tôi phải trả…Tôi có thể trả tất cả số tiền này…Nhưng tôi khóc vì tôi đã hít thở không khí của Trời Đất trong suốt 83 năm qua…mà chưa bao giờ trả tiền cho nó…Giờ tôi mới biết phải mất 5000 Euro để sử dụng máy thở trong bệnh viện trong một ngày…Bạn có biết tôi nợ Trời Đất bao nhiêu không ? Tôi đã chưa từng một lần cám ơn Thiên Nhiên vì điều đó trước đây !!!

Sự thật về  mẩu tin này không thể xác minh, nhưng những lời của ông cụ thì đáng để suy gẫm…Khi chúng ta hít thở không khí một cách tự do mà không bị đau đớn hay bệnh tật, không ai coi trọng không khí…Chỉ khi chúng ta vào bệnh viện, chúng ta mới có thể biết rằng ngay cả việc thở oxy bằng máy cũng phải trả tiền !

Thế rồi anh bạn sưu tầm ấy có một lời khuyên và mấy câu thơ :

Hãy trân trọng thời gian chúng ta còn có thể hít thở tự do…

Em đừng mãi đi xa tìm Hạnh Phúc

Hãy yên ngồi nhận diện ở chung quanh :

Hạnh phúc đến từ những điều bình dị,

Mỗi bình minh…hít thở…sống yên lành…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!