Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ CÁC THỪA SAI MEP


 

Chúng ta chia sẻ với nhau câu chuyện của nhà truyền giáo Victor Caillon (1906 – 1978)

Victor Caillon sinh ngày 18 tháng 7 năm 1906 ở Châtelier – ngôi làng thuộc công xã Campbon, Giáo phận Nantes. Sau khi hoàn tất chương trình tiểu học ở Campbon, trước tiên cậu vào Tiểu Chủng viện trên vùng trung  du Pontchâteau, rồi sau đó cậu nhập Tiểu Chủng viện Giáo phận Couets gần Nantes…Đã từ lâu cậu vẫn ước mơ sẽ trở thành Linh mục của Chúa…Và mơ ước này -  vào tháng 11 năm 1926  - đã đưa cậu đến với Đại Chủng viện Nantes nơi cậu theo học ba năm…Trong những năm tháng học tập và suy nghĩ đắn đo, ơn gọi nơi cậu ngày càng minh định và vững vàng…Cuối cùng thì với sự đồng ý của vị Linh - hướng cũng như Cha Giám – đốc  Đại Chủng viện, Thầy đã đệ đơn xin gia nhập Hội Truyền – Giáo Paris vào ngày 12 tháng 5 năm 1929…Nhưng mãi đến ngày 30 tháng 8 năm 1929, đơn của Thầy mới được chấp thuận…Học bạ và điểm số của Thầy rất tốt, nhưng trở ngại là do Đức Giám-mục sở tại không muốn để các Chủng sinh của mình ra đi…Và dĩ nhiên là – với hành động của Thiên Ý – thì chúng ta phải tin rằng trở ngại ấy rồi sẽ được vượt qua hay nói cách khác là Thiên Chúa sẽ xoay chiều ý muốn của con người…Vậy là Thầy Victor Caillon được chấp thuận và đã gia nhập Chủng-viện Truyền-Giáo ở đường du Bac hôm 23 tháng 9 năm 1929…Ngày 29 tháng 6 năm 1932, Thầy thụ phong Linh mục…và nhận bài sai đi truyền giáo ở Hà-nội. Cha Caillon rời Pháp ngày 9 tháng 9 và đến Hà-nội vào khoảng tháng 11 năm 1932…

Sứ vụ truyền giáo : Hà-nội (1932 – 1959)…

Hà-nội vẫn có thói quen gởi các người trẻ muốn làm quen với sự tinh tế của tiếng Việt đến học tiếng ở cộng đoàn Ki-tô hữu Cồ-Liêu nho nhỏ, nằm gần Tiểu Chủng viện Hoàng-Nguyên…và như vậy, anh chàng sinh viên trẻ sẽ không cảm thấy đơn côi, đồng thời luôn có thể đến tìm kiếm những lời khuyên rõ ràng hơn nơi vị giáo sư này hoặc vị giáo sư kia khi cần…Cha Caillon – một con người miệt mài công việc – đã mau chóng có những bước tiến nhất định…nên ngay từ tháng 5 năm 1933, ngài đã có thể nhận một quyết định mới của Bê-trên…Ngài đến với Cha Hébrard ở Giáo xứ Thượng – Lâm vừa để tiếp tục học tiếng Việt, vừa bắt tay vào công việc mục vụ…Cha Hébrard là một Linh mục giả dặn kinh nghiệm cho nên Cha Caillon không cần phải tìm cho minh một quân sư nào khác tốt hơn nữa…Được Cha Quản xứ khích lệ và sẵn sàng vâng phục những lời khuyên dạy của ngài, vị Linh mục trẻ - Cha Caillon – đã rất tận tình trong công việc mục vụ Giáo xứ vẫn được thực hiện tại Việt-nam ở vào thời điểm ấy với việc thường xuyên đi thăm viếng những cộng đoàn Ki-tô hữu, lo lắng việc dạy giáo lý, ngồi tòa giải tội…và thăm viếng các bệnh nhân…Và dĩ nhiên là -  trong khi thi hành sứ vụ của mình -  vốn liếng tiếng Việt của ngài ngày càng phong phú hơn...Ngài luôn luôn giữ tâm tình biết ơn Cha Hébrard vì đã tiến cử và hướng dẫn ngài…Thời gian tương đối nhẹ nhàng ở Thượng-Lâm kéo dài khoảng trên dưới hai năm…Nhưng rồi Hà- nội vẫn còn khá nhiều những nhu cầu…và cha Caillon được bổ nhiệm Quản xứ Giáo xứ Chính tòa…Ngài giữ nhiệm vụ này có lẽ trên dưới một năm. Trong khoảng thời gian này, bên cạnh việc thi hành sứ vụ chính thức của mình, ngài còn nghĩ tới việc sửa lại dàn nhạc cụ đàn ống dùng trong Nhà Thờ Chính tòa…Và muốn thực hiện dự án này thì phải tìm ra nguồn vốn…Với rất nhiều tâm huyết và nhiệt tình, ngài tổ chức một buổi hòa nhạc với sự hợp tác của những nhạc công chuyên nghiệp trong thành phố cùng phối hợp với dàn nhạc giao hưởng của Quân đoàn người Pháp lúc đó…Thành công phải nói là mỹ mãn…Khán thính giả rất hoan nghênh…Và ngài cũng kiếm được một khoản tàm tạm để có thể nghĩ đến việc thực hiện ước mơ của mình, đấy là tu sửa dàn nhạc cụ đàn ống tội nghiệp luôn trong tình trạng hen suyễn mỗi khi lên tiếng để giữ nhịp cho các bài thánh ca trong Phụng vụ…

Năm 1936, không rời xa Hà-nội, nhưng cha Caillon được bổ nhiệm Quản xứ Giáo xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo, ngày nay vẫn được gọi là Nhà Thờ Cửa Bắc, bởi ngôi thánh đường Giáo xứ này đối diện với Cửa Bắc của Thành Phố - cánh cửa chứng kiến không ít những vị Tử Đạo -  đặc biệt là Thánh Théophane Vénard – ngang qua để đến pháp trường nằm bên bở sông Hồng gần đấy…Cha Caillon phải tận tâm tận lực tối đa cho Giáo xứ này cho đến tháng 6 năm 1949…Dưới sự chăm sóc của ngài, Giáo xứ có rất nhiều đổi mới…Tiên vàn, ngài nghĩ ngay đến việc khôi phục nghi thức tôn vinh các thánh Tử Đạo đã từng bị lãng quên…Ngay ở năm thứ hai của sứ vụ Quản xứ, ngài đã tái phục hồi tam nhật chuẩn bị mừng Lễ Các Tử Đạo vào dịp đầu tháng 9…Những ngày cầu nguyện ấy được rất đông giáo dân trong Thành Phố và các Giáo xứ lân cận tham gia…Thánh Lễ đại trào do Đức Giám mục Giáo Phận được long trọng cử hành vào ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng 9…Ngay từ buổi đầu tái phục hồi, Thánh Lễ đã mang lại kết quả…và phần dâng cúng của bà con giáo dân đã có thể giúp Giáo xứ xây dựng tượng đài Thánh Christophe – công trinh của một nghệ nhân trong Thành Phố…Trường trung học Albert-Sarraut nằm trong khu vực của Giáo xứ…Đấy là cả một cánh đồng tươi trẻ rất hấp dẫn cho công việc truyền giáo. Cha Caillon dành cho công việc này một nỗi ưu tư lớn…Nhà Thương Saint-Paul cũng không xa khu vực Giáo xứ là bao đồng thời cũng nằm trong vùng thẩm quyền của Giáo xứ Nữ Vương các Thánh Tử Đạo…Cha Caillon thường xuyên thăm viếng bệnh nhân và cử hành bí tích Rửa Tội cho những trẻ em sơ sinh trong khu vực dành cho các bà mẹ vừa sinh con khi cha mẹ các em yêu cầu…

Trên vùng đất của Giáo xứ có một cộng đồng Ki-tô hữu quan trọng…được gọi là Giáo xứ Cát Thuế…Thực ra thì rất nhiều năm trước đây, Tòa Giám Mục đã thuê của Thành Phố một vùng đất khá rộng ven sông Hồng để các Ki-tô hữu nghèo gần như từ khắp nơi đổ về có chỗ để mà an cư…và hành đạo…Cộng đồng Công giáo ấy ngày một phát triển và bà con tín hữu đã đạt đến con số 1.500 người…Họ cần  một ngôi thánh đường…Cha Caillon đã hoàn thành việc xây dựng ngôi thánh đường dâng kính Thánh nữ Têrêxa…Ngôi thánh đường được khánh  thành ngày 1 tháng 11 năm 1941…Thời tiết hôm ấy có vẻ hơi ảm đạm, nhưng trên khuôn mặt của mọi người lại rạng rỡ một niềm vui…Và mọi người đều muốn bày tỏ niềm trân trọng đối với cha Caillon vì ngài đã rất khéo léo để có thể hoàn thành công trình xây dựng thánh đường một cách tốt đẹp…Đấy là một vài công trình điển hình trong số rất nhiều những hoạt động ý nghĩa khác của ngài…Tuy nhiên có thể nói bên cạnh tất cả những công việc trổi trang ấy là sứ vụ khiêm tốn thường ngày…với những lần ngồi tòa giải tội, thăm viếng mục vụ, sinh hoạt các nhóm trẻ khác nhau trong Phong trào Tông - Đồ Giáo - dân…đòi hỏi sự kiên nhẫn và lòng yêu thương vô độ…Không phải chỉ ở Pháp mới xảy ra những chuyện  trộm cắp vặt trong các nhà thờ thôi đâu…Cha Caillon kể lại một mẩu chuyện : ngài thấy hình như có ai đó đã tháo mất những bóng đèn điện trong nhà thờ…Ngài thử rình chờ xem vấn đề là như thế nào…và đã thấy một người đang tìm cách tháo bóng bỏ chạy khi thấy câu chuyện không ổn…Ngài chạy theo nắm cổ áo anh ta…Anh chàng trộm vặt vẫn tỉnh như ruồi, lặng lẽ dúi hai bóng đèn vào tay cha Caillon…rồi tiếp tục chạy…Ngài kể lại và cười : “Tôi ngốc quá ! Thả tay ra nhận hai bóng đèn…và vuột mất kẻ tội đồ !”…

Có lẽ ngài sẽ còn ở lại Giáo xứ  Các Thánh Tử Đạo lu hơn nữa nếu không xảy ra một sự kiện làm đảo lộn khá nhiều, đấy là việc Đức Cha Chaize qua đời ngày 28 tháng 2 năm 1949…Trong khi đợi chờ một sự bổ nhiệm mới, Công việc Truyền Giáo trên nguyên tắc được cha Phụ Trách Hội Truyền Giáo vùng – Cha Vuilliard – điều hành…Thế nhưng cha Vuilliard lại thường xuyên ốm đau và gần như không thể gánh nhận trách nhiệm ấy được…Ngài ủy thác trách nhiệm ấy lại cho cha Caillon, và cha Caillon trở thành Giám đốc Hội Truyền Giáo địa phương…

Ngay sau những ngày tang chế tưởng nhớ Đức Cha Chaize, một cuộc thăm dò ý kiến qua phiếu kín dành cho tất cả các Linh mục trong Giáo phận nhằm chọn một Vị Giám mục mới. Những phiếu ấy được gửi đến cho Vị Tổng Quyền ở Paris…Vậy là có những “phỏng đoán” này nọ được giới Truyền thông tung ra…Thế nhưng Tòa Thánh lại muốn cho Việc Truyền Giáo phải được để lại cho hàng giáo sĩ Việt-nam phụ trách…Vị Tân Giám Mục – Đức Cha Giuse-Maria Trịnh - Như - Khuê – được cất nhắc ngày 18 tháng 2 năm 1950. Thế nhưng nguồn tin bổ nhiệm chỉ được chia sẻ rộng rãi vào khoảng tháng 5 năm 1950 và ngài thực sự nhận sứ vụ của ngài vào ngày 2 tháng 7 năm 1950…Trong suốt thời gian ấy, cha Caillon nắm giữ vai trò Phụ-trách Hội Truyền Giáo tại địa phương, bởi Cha Vuilliard đã quay trở lại Pháp và qua đời một thời gian ngắn sau đó…Đức Cha Giuse-Maria được tấn phong ngày 15 tháng 8 năm 1950, và – ngay lập tức – ngài bổ nhiệm cha Caillon làm Tổng- Đại- Diện…

Và rồi vào thời ấy – để phù hợp với tổ chức mới mẻ của Hội – cha Caillon đã được bổ nhiệm Bề -  Trên miền của miền Bắc Việt-Nam…Với chức danh này, ngài tham gia vào Ban- Điều –Hành chung năm 1950…Và những can dự của ngài cũng như những phúc trình công việc rất được quan tâm trong các quyết định của Ban-Điều-Hành…

Một thời gian ngắn sau khi được tấn phong, Đức Cha Giuse-Maria có cuộc hành trình qua Phương Tây và cha Caillon giữ vai trò người dẫn đường cho Đức Cha qua các chuyến đi đây đó cũng như những chuyến hành hương của Vị Giám Mục Tông Tòa Hà-nội…Cả hai vị đã quay trở lại Hà-nội vào cuối tháng 10 năm 1950…(Còn tiếp)

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!