Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
CHUYỆN VỀ TẬP SÁCH “ DẪU VẬY THÌ VẪN CỨ TIN” CỦA TÁC GIẢ JOSEPH MOINGT, S.J. NGÀY THỨ NHẤT NHỮNG MẨU CHUYỆN KHÔNG ĐẦU KHÔNG ĐUÔI (TIẾP THEO)


 

Tình trạng tan vỡ ấy của Giáo Hội phải chăng đang trên đường giảm thiểu, hoặc ít ra là cũng có khuynh hướng giảm bớt dần ?

Có thể là như vậy, nếu người ta hiểu sự việc dưới một lăng kính nghiêm trọng – nghĩa là như một tình trạng ly giáo vậy…Thực ra thì tình trạng cũng chỉ tương tự như những nhóm chủ trương đặc sủng thôi – nghĩa là, như tôi đã nói, họ hoàn toàn không có chủ trương ly khai. Nhưng, ngoại trừ nhóm ly khai theo chủ trương của Đức Cha Lefebre vẫn chưa chấm dứt, thì chúng ta cũng không nên quá lạc quan. Tiên vàn là vì việc họ quay trở lại trong lòng Giáo Hội, nhưng họ vẫn chưa lên tiếng chính thức phủ nhận những ý tưởng của họ, và điều đó đưa đến một nguy cơ lớn là sẽ thúc đẩy bà con giáo dân Công giáo có khuynh hướng chống đối sẽ ra đi, dù không thực sự có một hành động ly tách nào cả. Với những người khác, bực bội vì sự co cụm lại của các thẩm quyền Roma và nhiều nhiều những vị trong hàng giáo sĩ cấp cao về các vấn nạn tình dục có chiều hướng trở thành những cuộc luận chiến thời gian vừa qua. Cuối cùng, khá là khó chuyện quay trở lại với việc cử hành phụng vụ như ngày xưa – quá ư là cứng cỏi và lạnh lùng – như nhóm này vừa mới lên tiếng khẳng định…và làm cho thành viên nhóm đặc sủng thấy hài lòng, bởi họ được khích lệ thường xuyên gặp gỡ riêng tư với nhau và tách biệt khỏi phần còn lại trong số bà con tín hữu.

Để kết luận, nếu người ta tránh được nguy cơ về một sự tan vỡ, trong ý nghĩa mạnh của từ này, nghĩa là những nguy cơ của một sự tan vỡ thành từng nhóm nhỏ trong Giáo Hội, một sự phân rẽ giữa những nhóm không có với nhau một ngôn ngữ chung, một sự buông lỏng trong vấn đề hiệp thông trong Giáo Hội, và sẽ đi đến tình trạng mất đi sức sống cách nghiêm trọng – nghĩa là ở trong một tình trạng không thể tưởng tượng nổi!!! Và tôi không muốn đề cập đến một yếu tố khác, không phải là chuyện không còn sự hiệp nhất nữa, mà là tình trạng mất đi tinh thần hiệp nhất : sẽ là một sự giảm bớt rất lớn ơn gọi linh mục, và sứ vụ linh mục khi ấy chỉ còn là chuyện nhằm để duy trì, phục hồi và khuyến khích sự hiệp nhất giữa những người tín hữu.

 

Như vậy thì có thể cho rằng là không còn lại gì từ cái “được” của Công Đồng Vaticanô II, mà tham vọng là muốn đem lại một luồng gió mới cho Giáo Hội và qui tụ bà con tín đồ Công Giáo dựa trên những mục tiêu chung, phải không, thưa cha ?

Vaticanô II nhắm đến chuyện hòa hợp giữa Giáo Hội và thế giới của thời bấy giờ, hòa hợp giữa truyền thống và đổi mới – tinh thần Kitô giáo đã ảnh hưởng đến lịch sử khá dài của nhân loại, và chính cái tinh thần ấy cũng đã từng thừa kế tư tưởng hy lạp và trật tự Rôma, còn tinh thần của trào lưu thời hiện đại lại được nuôi dưỡng bởi tính hợp lý của triết học và khoa học, thứ tinh thần đã hình thành nên một xã hội trần thế và dân chủ, luôn khát khao tìm kiếm cho bằng được những khoản tự do cá nhân.

Công Đồng không hề ảo tưởng, bởi cái thế giới mới này đã hình thành ngay trong lòng thế giới Kitô giáo và đã không chối bỏ tinh thần của Tin Mừng mà nó thỉnh thoảng vẫn rất hãnh diện để công bố, bất chấp những cuộc đấu tranh khá là khốc liệt đã đưa đến tình trạng tách biệt của các Chính Phủ thuần dân gian và những xã hội tục hóa ra khỏi tầm ảnh hưởng của các thẩm quyền Giáo Hội. Về phia Giáo Hội, vấn đề cốt yếu là  nhận ra được nơi những giá trị và những nguyên lý tạo cảm hứng cho tinh thần hiện đại những gì tương hợp với tinh thần Tin Mừng, và thường xuyên khai triển khía cạnh này; nghĩa là sẵn sàng lên tiếng đảm bảo một sự phối hợp với xã hội trần thế để đạt tới những kết quả trung thực; sẵn sàng ủng hộ việc bà con giáo dân tham gia vào các giá trị của xã hội, ít ra là một phần nào đó và ở một mức độ nào đó, sẵn sàng khuyến khích bà con giáo dân sống cách đồng điệu hơn đức tin của mình trong cái thế giới trần thế vốn cũng là thế giới của họ, bằng cách chăm lo công việc của mình đồng thời cũng phục vụ thành phố mình sinh sống; và sẵn sàng để tạo sự thoải mái cho bà con giáo dân lui tới thăm hỏi những anh chị em đồng đạo nguội lạnh của mình, những anh chị em không lui tới nhà thờ nữa – bởi cái lý do rất ư phi lý là  Giáo Hội đã từ chối những sự tự do mà Xã Hội hiện đại mang lại cho công dân của mình – những món quà tự do nhiều khi phải trả giá bằng đấu tranh mới có thể có được… 

Phần lớn bà con giáo dân đã dấn thân trên con đường do Công Đồng vạch ra, và có những người dấn thân là do tinh thần vâng phục với một chút  ngập ngừng nào đó, nhưng phần đa số là một sự dấn thân với niềm tin và cả niềm hoan lạc nữa, bởi  ngay từ thời thế chiến thư hai, họ đã từng khao khát một sự đổi mới như vậy của Giáo Hội, và đấy cũng là trường hợp của tấcộng đoànt cả những ai đã từng chiến đấu trong những phong trào khác nhau của Hoạt Động Tông Đồ Giáo Dân. Cho nên không nghi ngờ gì nữa việc Công Đồng đã mang lại cho Giáo Hội một sức sống mãnh liệt trải dài qua nhiếu thập kỷ…Có vẻ như không đến nỗi quá phô trương khi bảo rằng tất cả những ai kiên tâm thường xuyên cầu nguyện và mang lại cho đời sống các giáo xứ một sự linh hoạt thực sự…thì đấy là nhờ ở tầm ảnh hưởng của Công Đồng – và dĩ nhiên thành quả ấy cũng đáng giá lắm chứ ! 

Thật là dễ để viện cớ rằng Công Đồng không ngăn cản các cộng đoàn giáo nhỏ hội tự trút bỏ tất cả, và những người theo chủ nghĩa truyền thống cũng chẳng cần phải ồn ào lên án Giáo Hội về quyết định tự trút bỏ ấy làm gì. Bởi vì làm như thế là đã quên đi quá sớm tình trạng của Giáo Hội từ cuối thế kỷ XIX…Lúc ấy, Giáo Hội đã mất đi phần lớn tầng lớp thợ thuyền – bởi Giáo Hội không thể chống đỡ được với tình trạng ồn ào của giới tư bản kinh tế vừa xuất hiện – đồng thời Giáo Hội cũng để mất đi một phần rất đông giới trưởng giả theo chủ nghĩa tự do – tất cả là do những phản ứng cũng như thái độ khó chịu của Giáo Hội đối với nền Cộng Hòa và các thứ luật lệ trần thế lúc bấy giờ ( dĩ nhiên là tôi chỉ muốn nói đến tình trạng của nước Pháp mà thôi). Tình trạng vô tín lan rộng chung chung là qua chương trình giáo dục được phổ quát hóa, và sự coi thường của Giáo hội đối với các môn khoa học lịch sử cũng như tự nhiên, đặc biệt là tại Công Đồng Vaticanô I, rồi đến thời điểm cơn khủng hoảng từ chủ nghĩa hiện đại, không hình thành nhằm để cổ võ việc duy trì tinh thần vâng phục nơi những con người có đầu óc chỉ muốn chạy theo chủ thuyết duy lý trí cũng như thuần khoa học. Trong nửa đầu thế kỷ XX, người ta đã cảm thấy lo lắng nhiều về tình trạng giảm bớt việc  thường xuyên thi hành đời sống tôn giáo cũng như sự mộ mến hàng giáo sĩ, đồng thời xin cũng đừng quên rằng người ta vẫn thường tự hỏi  rằng nếu như nước Pháp đã không trở thành “đất nước của giòng chảy truyền giáo”…thì sẽ như thế nào, đấy cũng là chủ đề của một cuốn sách gây ồn ào một thời trước khi thế chiến thứ hai lắng dần xuống…Sau thế chiến cho thấy một sự giảm bớt thấy rõ tình trạng trên, nhưng những khuynh hướng cũ đứng trước tình trạng suy thoái tôn giáo đã lấy lại sự thắng thế rất sớm và rất mau. Ý muốn dập tắt tình trạng đó cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến việc triệu tập Công Đồng Vaticanô II. Chắc chắn là Công Đồng sẽ làm sống lại đức tin của khá nhiều bà con giáo dân, nhưng cũng không hy vọng có thể đưa trở lại Giáo Hội những người đã bỏ ra đi, đồng thời cũng không thể ngăn cản việc giới trẻ đã tới lúc dần dần rời bỏ Giáo Hội…khi họ thoát khỏi quyền giám hộ của cha mẹ…đến độ “thế hệ Vaticanô II” lúc này đã ở tuổi hưu trí rồi nhưng cũng chẳng có thể vực dậy được gì, hay có thể nói là với một kết quả quá mong manh, ít ỏi… 

Cái tình trạng như thế bao trùm lên tương lai của Giáo Hội vô vàn những não trạng lưỡng lự rất đỗi đớn đau, bởi nó không thể giúp duy trì sự bình an giữa các cộng đoàn gia đình tinh thần với nhau. Giới chủ trương “truyền thống chủ nghĩa” hay “bảo thủ” lên án những đổi thay và kêu gọi việc quay trở về lại với tình trạng trước đây; những người tự cho mình là “tiến bộ”, nghĩa là trung thành với Vaticanô II, thì lên án tầng lớp bảo thủ là  làm cho Giáo Hội mang một bộ dạng cổ lỗ, cũ kỹ, ưa cau có và thích trừng phạt…khiến giới trẻ phải chạy trốn; còn giới chủ trương “đặc sủng” thì tìm cách trình bày “những gì là của mình” như là một nơi trú ẩn an toàn nhất cho đức tin…mà không quan tâm gì đến cái dáng vẻ chủ thuyết cộng đồng của mình và quá ư khoa trương đến độ tạo nên cho mình dáng vẻ gần như là một thứ “giáo phái” vậy…

Những khác biệt ấy – dù  kém cỏi bao nhiêu đi chăng nữa – thì với tôi -  chúng cũng không minh chứng gì về đức tin sâu xa, nhưng chỉ là niềm tin, thậm chí chỉ đơn gián là một tư thế tôn giáo mà thôi…

 

Vậy thì từ tình trạng như thế, cha nghĩ gì ? Đâu là sự khác biệt – theo cha – giữa đức tin, niềm tin và tôn giáo ?

Đấy là một sự phân biệt rất riêng đối với tôi – một sự phân biệt hoàn toàn không nhằm nói đến sự bất cứ một sự đối nghịch nào giữa ba từ đó cả, nhưng chỉ nhằm mục đích tránh những mơ hồ có thể có…

Đức tin chính là sự tán đồng dành cho những điểm nền tảng trong mạc khải Công giáo, những gì được trình bày trong kinh Tín Kính của các Tông Đồ, và  sự dấn thân sống theo tinh thần Phúc Âm; đức tin được thể hiện trong việc tuân giữ các tín điều, những điều phải tin trong giáo lý và những thực hành tôn giáo, nhưng cốt yếu đức tin là một, hiệp nhất và có cơ cấu : đấy là hành vi tin tưởng nơi Đức Kitô và đi theo con đường ơn cứu độ mà Người đã vạch ra. 

Niềm tin thì ngược lại lại hình thành tử rất nhiều những tín điều và giáo lý – với thẩm quyền và tầm quan trọng rất dễ biến đổi -, nghĩa là niềm tin bao gồm tất cả những gì giáo lý dạy; nó ít có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày, nó thường là sàn phẩm di truyền từ gia đình hay môi trường chung quanh mà không hề là đối tượng cho một niềm xác tín cứng cáp và có suy nghĩ, hoặc nó để cho những chọn lựa chủ quan khuynh loát – những chọn lựa không mấy lý trí và nhiều khi mâu thuẫn, chẳng hạn như chuyện về những thăm dò ý kiến hiện nay : có những người chủ trương đề cao niềm tin vào ma quỷ như tiêu chuẩn của đức tin, những người khác lại tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô nhưng không chấp nhận chuyện sống lại của những người chết, hay ngược lại…

Còn về tôn giáo – vốn là nguyên tắc của đời sống đức tin trong cộng đồng những người tin…Tôn giáo lo chuyện đưa ra những thứ luật lệ, những qui định về luân lý, những thực hành nghi thức, những vấn đề thực phẩm, các nghi thức sám hối, những hình thức đạo đức, và – với nhiều người – tôn giáo rút gọn lại trong những thực hành này/khác mà nhiều người gắn bó với do thói quen nếu không bảo là do mê tín dị đoan, bởi thậm chí họ cũng không biết họ có còn thực sự là những người tin nữa hay không : chẳng hạn như những gì người ta thấy nơi các những người Công giáo đã biểu lộ sự tôn kính Đức Maria Nữ Trinh ngang hàng với Mình Thánh Chúa, trong khi đó có không ít những người khác lại chẳng bao giờ đặt chân đến Nhà Thờ nữa để thắp lên một ngọn nến trước một pho tượng thánh hay bỏ chút bổng lộc vào hòm cúng…

Chung chung thì đấy là những gì tôi nghĩ về sự khác biệt giữa ba từ - đức tin, niềm tin, tôn giáo – Nó cho thấy chúng ta đừng có đánh giá thấp điều đã gây phân hóa giữa các cộng đồng gia đình tinh thần mà chúng ta đã nói với nhau trên đây, đồng thời cũng đừng nghi ngờ gì về bất kỳ hội nhóm nào cho rằng họ thiếu đức tin. Chẳng hạn những người chủ trương “ bảo thủ”, rất nhạy bén với nguyên tắc quyền lực, thì đặt để tinh thần vâng phục Roma lên trên tất cả; những người chủ trương “truyền thống”…thì lại đề cao sự trung thành với những cử hành phụng vụ xưa cũ; những Kitô hữu “ưa phê phán” , nổi bật với một trào lưu triết lý tự do, sẽ có khuynh hướng tương đối hóa một số giáo thuyết mới mẻ chủ trương phải giữ sự trung thành với Kinh Thánh; và những đầu óc “phản chứng”…thi lại kêu gào làm sao đó để đưa cái cốt lõi Tin Mừng về với công lý; trong khi đó thì các nhóm chủ trương “đặc sủng” …thì lại chú tâm cách đặc biệt đến lòng đạo dức tập thể hơn là qui định khắt khe của phụng vụ, và những tín hữu được giáo huấn cách nghiêm túc về các chiều hướng của Công Đồng Vaticanô II…thì lại có chiều hướng nghiêng về việc làm mới lại phong cách sống trong Giáo Hội vá việc nỗ lực làm sao để phục vụ công cuộc loan báo Tin Mừng cho thế giới.

Và các bạn thấy đấy, tất cả những điều đó không hề là những vấn nạn đức tin tạo nên sự phân hóa giữa các tín hữu, nhưng là những cách thế khác nhau nhắm để qui chuẩn hóa niềm tin hay việc thực hành niềm tin, những “tín điều nền tảng” của đức tin…như được trình bày trong Kinh Tin Kính không là nguyên nhân; nhưng những phong cách sống tôn giáo khác nhau, thường có  động lực nhất định từ nền văn hóa, từ môi trường xã hội, từ nền giáo dục đã nhận lãnh, từ sự chọn lựa khuynh hướng chính trị…có thể che giấu những phân hóa sâu xa trong cách thế hiểu và sống đức tin. Chẳng hạn như đức tin không chấp nhận để mình bị thương tích khi những người chủ trương theo truyền thống, do việc gắn bó một cách sít sao với những nghi thức xưa cũ, sẽ đi đến tình trạng từ chối thẩm quyền của Công Đồng Vaticanô II, và ở phía ngược lại cũng vậy, những tín hữu tha thiết với sự đổi mới thì lại bị ám ảnh nặng nề bởi những mới mẻ đến độ họ tỏ bày sự dè bỉu rất rõ với những truyền thống cổ xưa. (còn tiếp)

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!