Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO - THỪA SAI PARIS

 

 

Partez hérauts de la Bonne Nouvelle

Voici le jour appelé par vos voeux

Rien désormais n’enchaine votre zèle

Partez – amis, que vous êtes heureux

Oh ! qu ‘ ils sont beaux , vos pieds missionnaires

Nous les baisons avec un saint transport

Oh ! qu’ils son beaux sur ces lointaines terres

Où règne l’erreur et la mort

Ai đó đã tạm dịch như thế này:

Ra đi – hỡi những cánh chim loan báo Tin Mừng

Đây là ngày đã từng ước nguyện !

Từ nay không gì hãm lại được nhiệt huyết của bạn

Hãy ra đi – hỡi người bạn hạnh phúc

Ôi ! Đẹp thay đôi bàn chân thừa sai

Chúng tôi hân hoan hôn lên chúng

Ôi ! Những bàn chân đẹp khi bước đi trên miền đất xa xăm,

Nơi sai lầm và chết chóc vẫn ngự trị…

Cha Joseph AUGER – Cố Đoài (tiếp theo)

Tuy nhiên, với quyết tâm kiên trì và sự khôn khéo bẩm sinh, Cha Auger đã dần dần củng cố được vị trí của mình và có quyền để tin rằng một ngày nào đó ngài sẽ có thể hân hoan thu hoạch mùa màng mà mình đã từng gieo vãi từ lâu trong nước mắt…Niềm hy vọng đầy ủi an ấy lại rất sớm trở thành vô vọng bởi một tai họa đẫm máu mà – chỉ trong vòng không đầy vài tháng thôi – đã biến miền Đông Nam Kỳ hưng thịnh thành vùng đất của thảm họa, và – suốt hai năm trời – giày xéo và dằn vặt nó giữa lằn ranh của sống và chết…Cuộc thảm sát thương đau đã xảy ra ở Khánh Hòa cũng như khắp nơi. Với những gì đang xảy ra ở các địa phương – nhất là nỗi kiêng gờm của các quan lại cũng như giới sĩ phu đứng trước thái độ bình thản đáng nể của Cha Auger…thì có vẻ như thảm sát bùng phát mạnh hơn chỉ ở miền Bác thôi…Mặc dù đã ba tuần qua không có tin tức gì, đồng thời đường xá cũng bị ngăn chận, Cha Auger vẫn còn hy vọng và kiên vững bất chấp những đe dọa, đồng thời lương dân trong vùng vẫn án binh bầt động vì ngại ngần và kiêng nể ngài…Nhưng rồi cũng hiểu được tầm quan trọng và sự khẩn cấp của mối hiểm nguy cũng như sự bất khả trong việc đương đầu, bên cạnh đấy là sự cầu khẩn thiết tha của bà con tín hữu xin ngài lên đường đi tìm một sự trợ giúp nào đó còn họ, họ sẽ lên vùng núi để ẩn  mình, ngài đã lên một chiếc thuyền câu nho nhỏ và ra đi trong đêm với người anh em đồng hành là Cha Guitton…Con thuyền lặng lẽ rời bến mà không gây chú ý gì…Hai vị thừa sai cập bến ở một hòn đảo nhỏ gần như không một bóng người cư trú…với hy vọng may ra có thể có được một chiếc tàu nào đấy ngang qua và các ngài có thể được cứu…Trong khi đợi chờ, các ngài nhờ một chiếc thuyền câu nọ tình nguyện giúp chuyển tới Đức Cha Van Camelbeke ở Qui Nhơn một thông điệp vắn gọn : “ Auger và Guitton  đang ẩn náu trên một hoang đảo gần Nha Trang, còn bà con  Ki-tô hữu thì trốn lên núi; xin vui lòng can thiệp gấp gấp, bởi nếu không thì tất cả sẽ chẳng còn gì !” Có thể nói là với sự bảo trợ của các thiên thần bản mệnh, lời cầu xin khẩn thiết ấy đã được nhận lời. Một buổi sáng nọ - sáng ngày 24 / tháng 8 – hai vị thừa sai ẩn náu ấy cảm nhận sự bất an vá đồng thời thấy lương thực dự trữ cũng đã cạn, các ngài đánh liều lao xuống biển, vùng vẩy giữa những làn sóng xô đẩy…và – thật bất ngờ - các ngài thấy mình trôi dạt sao đó mà lại ở ngay cạnh một chiếc tàu đang thả neo ở đó. Các ngài được kéo ngay lên tàu và thấy chung quanh  mình là thủy thủ đoàn người Đức. Thì ra đấy là một con tàu hơi nước của Đức được người Trung Quốc thuê…và, sau khi đã thất bại trong chuyện thương thảo với viên soái hạm trưởng người Pháp Lion để có thể thuê được một con tàu, Đức Giám Mục  đã thuê lại con tàu hơi nước này để đi tìm các nhà truyền giáo và bà con giáo dân vùng Khánh Hòa…Cha Jeffgroy cũng có mặt ở đó trên boong tàu…

Được cứu thoát gần như do sự quan phòng tuyệt vời của Thiên Chúa, hai vị Linh mục hướng dẫn con tàu trở lại vùng bà con Ki-tô hữu ẩn trú đông nhất và báo tin cho họ về địa điểm con tàu neo đậu, thế nhưng chỉ một nhóm nhỏ bà con có thể xuống bãi…Những người khác được lệnh tìm đến một chỗ ẩn náu chỉ định để con tàu có thể trở lại đón họ trong vòng khoảng tám ngày nữa…Và con tàu Le Gerda trên đường đến Sài-gòn, được chỉ định đón đám đông ấy, nhưng nó lại chẳng làm được gì mặc dù có ghé bãi biển Bình Thuận…Rất may là một ít ngày sau, Cha Auger đã quay trở lại và lần này, ngài đón được khoảng năm  đến sáu trăm người…rồi đưa họ đến Qui Nhơn…

Những cảm xúc về các biến cố vừa trải qua chưa kịp lắng xuống thì được biết là trên cao nguyên Tây Gia hay Phú Yên, sau cái chết của Cha Chatelet, khoảng tám hay chín trăm bà con giáo dân đang phải vật vã chống đỡ với đám người sát nhân và lên tiếng kêu cầu cứu…Việc cứu thoát họ quả thực là không dễ dàng chút nào…Tây Gia cách Qui Nhơn khoảng ba ngày đường…và muốn đến đó phải chấp nhận vượt qua núi non hiểm trở…Rồi khi quay về lại cũng dẫy đầy hiểm nguy bởi còn phải dẫn theo cả một đám đông mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em cùng với người già và những người ốm yếu…Dẫu vậy đi nữa thì - bất chấp tất cả - các thừa sai quyết định thử sức với điều kể như bất khả ấy, và - với sự can trường cũng như nhiệt huyết của Cha Auger -  Đức Giám Mục đã chọn ngài đứng ra để điều hành cuộc “xuất hành” ấy…Ngài rất sẵn lòng và đã tuyển chọn một đạo quân nho nhỏ khoảng độ một trăm người được vũ trang đầy đủ…Cũng có cả trăm người khác đi theo để giúp mang lương thực đồng thời có thể cáng những người trọng bệnh trong chuyến trở về…Tối ngày mùng 8 tháng 9, dưới sự bảo trợ của Đức Maria, mọi người lên chiếc pháo hạm Le Chasseur của Pháp được điều khiển bởi vị hạm trưởng tuyệt vời Le Gorrec -  nhân từ hơn người bạn đồng nghiệp Lion của ông nhiều – đã sẵn sàng đưa tất cả đến bờ biển Phú Yên, cách Qui Nhơn khoảng 25 hải lý…Từ đấy họ băng qua hai hay ba thung lũng nối liên với nhau bằng các ngọn đồi dễ dàng để có thể vượt qua…Sau  hai đêm và một ngày gần như liên tục di chuyển, đoàn người giải phóng ấy đã có thể tiếp cận với đám bà con “tù nhân vì niềm tin”…Bất ngờ trước sự việc quá đỗi ngạc nhiên này, đám người vây bủa đành phải thúc tù và rút quân !!!

Nghỉ ngơi hai ngày lấy lại sức lực, Cha Auger quyết định lên đường trở về…Không dám nghĩ đến chuyện đi lại con đường cũ lúc này đã được canh gác rất cẩn mật, ngài chọn con đường vượt qua các đỉnh núi - tuy có dài hơn - nhưng lại an toàn trong lúc này…Đám sĩ phu đã rất sớm nhận ra ý đồ ấy…nên phân tán lực lượng để chặn các nút thắt xiết chặt con mồi đã từng thoát khỏi tay họ…Bản chất rất “máu lạnh” của vị Tổng Chỉ Huy – Cha Auger – vốn có thói quen quan tâm đến mọi mặt và cũng sẵn sàng trả giá bằng chính mạng sống mình…nên “lệnh” và “luật” được mọi người tuân thủ nghiệm ngặt cộng với niềm tín thác nơi vị cầm đầu của mình đã làm cho quân số cũng như súng ống của các người vây bủa không có tác dụng gì…

Sau năm sáu ngày di chuyển, nhóm người giái phóng cũng như bà con được giải thoát đã đến Qui Nhơn bình yên…Họ diễu hành dưới sự chứng kiến của Đức Giám Mục và các vị thừa sai có mặt…Một người trong họ đã lẩm bẩm : “Không thể tin được là có thể có được quang cảnh này !!!”…

Trong thời gian Qui Nhơn vần vũ trong cơn bách hại, Cha Auger tạm nghỉ ngơi trong vùng Nam Kỳ thuộc Pháp. Tại đấy, cùng với Cha Villaume và được chính quyền  ủng hộ , ngài dành hầu hết thời giờ lo việc an ủi tinh thần cũng như thể chất cho khoảng hai đến ba ngàn Ki-tô hữu…Các ngài cố gắng để thử xây dựng vùng Gò-Sàm – môt vùng đất rộng lớn và phì nhiêu, nhưng lại rất khắc nghiệt…

Tuy nhiên thời gian xa rời bà con vùng truyền giáo của ngài cũng ngắn thôi. Vào cuối năm 1886, Khánh Hòa và Bình Thuận tình hình có vẻ lắng dịu hơn nhờ vào tài trí thông minh của vị Thống sứ - Ông Aymonier - và một phái đoàn được gửi đến từ Sài-gòn theo lệnh của Phú Lộc. Cha Auger vội vã vào Sài-gòn để đưa số bà con giáo hữu của ngài trước đây đã được  đưa vào đó trở về lại củng với vài trăm người di dân của các vùng quanh đó nữa…Con số tất cả là khoảng trên dưới cả ngàn người…Cũng giống như mọi nơi khác, vùng truyền giáo trước đây chỉ còn lại những đống đổ nát. Vị thừa sai trẻ trung và dũng cảm ấy sắn tay áo bắt đầu công việc hồi sinh khu vực với một nghị lực có thế nói là phi thường…Khá nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi với Chính phủ Bảo Hộ cộng với phẩm chất ngoại giao khéo léo, luôn hòa hoãn nhưng vẫn rất nghiêm túc đã khiến cho viên Công sứ đánh giá ngài rất cao và đồng ý duyệt cho ngài một khoản bồi thường là khoảng mười ngàn đồng đông dương mà chính quyền sở tại phải trả cho ngài cùng với rất nhiều những sự hổ trợ khác mà không một vùng truyền giáo nào khác của Hội Thừa Sai có thể có được…

Rồi sau này, khi nhân viên hành chính ngày một thêm đông, Cha Auger vẫn giữ được những mối tương quan tuyệt vời với từng người trong số họ nhằm mục đích thực hiện được những lợi ích chung cho toàn bộ khu vực…Ngài làm cho mọi người thấy mến ngài qua lối sống chỉn chu và sự nhạy bén đầu óc cộng với tinh thần nhiệt huyết bất chấp cả khó nhọc lẫn hiểm nguy…Một ngày nọ - qua một biến cố bất thường – ngài đã cho thấy sự quả cảm và nhạy bén ấy như thế nào…Số là có một kỹ sư, Ông Bourrord  và Ông Béguet, viên chức văn phòng của Sở Di Trú muốn đi tham quan vùng đồng bào dân tộc…nên ngài tình nguyện cùng đi với họ…Ông Béguet – do thiếu kinh nghiệm -  nên đã nổ súng vào một con cọp mà không chịu báo trước cho hai người bạn đồng hành của mình. Con vật bị thương nhảy chồm lên vồ kẻ đã đả thương mình…Một cuộc vật lộn khủng khiếp với những tiếng gầm gừ rùng rợn…Nghẽ tiếng súng nổ, Cha Auger nghĩ ngay đến thảm kịch đang xảy ra…Ngài vội vã chạy lại, vớ lấy một khẩu súng…và thận trọng bước đến gần cặp đôi người và vật đang cuốn vào nhau ấy…Và – với tất cả sự khéo léo vốn có – ngài đã ghim vào ngay trái tim con vật một viên đạn…Viên chức văn phòng Sở Di Trú – ông thợ săn không chuyên tội nghiệp – bị thương rất nặng…và đã cò thể sống thêm được năm sáu ngày, hoan toàn tỉnh trí để có thể chuẩn bị kỹ cho hậu sự của mình…(Còn tiếp)

 

Linh mục Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

 

 

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!