Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Cái Cười Của Bà Sarah”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về câu nói “Nhân Vô Thập Toàn”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện “Xuống Ðường” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Chiếc Áo Rách” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Hạt Giống Của Hy Vọng” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ THỪA SAI JEAN GAGNAIRE – CỐ ĐỊNH (1861 – 1931).

 

 

Cha Jean- Francois Gagnaire sinh ngày 7 tháng 4 năm 1861 ở Saint-Hilaire-Cusson-la-Valmitte, Giáo phận Lyon, vùng Loire…Sau khi chịu chức cắt tóc, ngài nhập Chủng Viện Truyền Giáo ngày 16 tháng 6 năm 1881…Ngài thụ phong Linh mục ngày 27 tháng 9 năm 1885…Đi truyển giáo bên Đông Dương ngày 2 tháng 12 năm 1885…và qua đời ở Qui Nhơn ngày 27 tháng 7 năm 1931…

Gia đình ngài là một gia đình công giáo đạo hạnh…Vào quãng thời gian mười ba mười bốn tuổi, cậu Jean – Francois  được đưa đến với Cha Quản Xứ để ngài giúp cậu học tiếng La-tinh…Tháng 10 năm 1875, cậu vào Tiểu Chủng Viện  Verrières và hoàn tất chương trình trung học ở đấy…Sau đó chúng tôi không có tài liệu nào về thời gian học triết học của Thầy Jean-Francois ở Đại Chủng Viện Alix…

Và chúng tôi cũng không biết gì về việc tại sao người anh em của chúng ta lại ước muốn dâng hiến đời mình cho công việc tông đồ thừa sai…Đôi ba chi tiết cùng với những quyết định được ghi lại trong cuộc tĩnh tâm để nhận chức cắt tóc từ tay Đức Hồng Y Caverot ngày 16 tháng 6 năm 1881 cho thấy người anh em chủng sinh trẻ trung ấy đã quyết tâm rời xa thế gian và hòan toàn dâng hiến cuộc đời mình để trở thành một Linh mục thánh thiện…Anh viết : “Ôi ! lạy Thánh Bổn Mạng của con, xin Ngài thương vui lòng làm cho “bước dâng hiến” đầu tiên của con trong đời tu của mình…là và mãi mãi là một ngày Lễ để tôn vinh Ngài !”

Vào tháng 10 năm 1882, sau hai năm triết học, Thầy Jean-Francois đệ đơn xin và đã được chấp thuận cho Thầy nhập Chủng Viện ở đường du Bac…Thầy chịu các chức nhỏ năm 1884, phó tế năm 1885…và Thầy được đặt tay thụ phong Linh mục ngày 27 tháng 9 cùng năm…Tháng 12 năm 1885, cha rời cảng Marseille và đến Sài-gòn tháng giêng năm 1886…Vô phương để có thể đi xa hơn, bởi nơi ngài phải đến truyền giáo lúc đó chỉ là mảnh đất ngùn ngụt lửa và máu…Đức Cha Van-Camelbecke xin ngài chờ một chỉ thị mới để có thể lên đường…Đã từ nhiều tháng qua cả trên ba bốn ngàn người giáo hữu trong vùng Truyền Giáo ở Qui Nhơn đã phải tỵ nạn tại Sài-gòn, trên một ngàn hai bà con vùng Nhà – Đá tỵ nạn ở Vĩnh Long dưới sự chăm sóc của cha xứ Théodule Hamon…Và cũng tại đấy mà vị thừa sai chân ướt chân ráo của chúng ta đợi lệnh của Đức Giám Mục để tiếp tục lên đường…Tràn đầy năng lượng và dưới một mái tranh tồi tàn, ngài tận dụng thời gian để học tiếng Việt với sự giúp đỡ của một người giúp việc cho cha Hamon…và cũng tại đó…mà ngài bị một cơn say nắng thập tử nhất sinh…Được đưa đến bệnh viện Sài-gòn, ngài tỉnh lại nhờ được đắp nước đá…và hoàn toàn khỏe lại…nhưng việc bình phục thực sự đòi một thời gian khá dài…

Chỉ đến tháng 6 năm 1886, ngài mới tới Qui Nhơn. Tháng 10, Đức Cha Van-Camelbecke gửi ngài đến Khánh- Hòa dưới sự hướng dẫn của cha Auger lúc đó đang chịu trách nhiệm toàn vùng…Bắt đầu từ năm 1887 cho đến tháng 6 năm 1888, ngài làm việc ở Ninh - Hòa…

Và vào tháng 6 năm 1888, ngài được gọi về lại Khánh-Hòa để đi về phía  Bắc ở Giáo xứ Cù-Và, vùng Quảng-Ngãi…và cùng làm việc với Cha Sudre – cha Quản xứ Trung-Sơn…và là vị truyền giáo duy nhất còn lại tại khu vực có thể nói là tạm bình yên này…Hai ngài thường xuyên đến với nhau…và có với nhau một tình bạn sâu đậm và vững chắc đến độ họ sống với nhau như những người ruột thịt mà điểm nổi bật trong tương quan giữa các ngài với nhau là niềm vui và sự đùa cợt thoải mái – điều mang lại cho những lần họp mặt anh em trong Hội một bầu khí dễ thương…

Tháng năm năm 1893, sức khỏe của ngài bắt đầu có những dấu hiệu không mấy khả quan: một chứng bệnh về gan có lẽ là do những tháng ngày kham khổ ở Vĩnh-Long đã buộc ngài phải quay trở lại Pháp…nghỉ tại gia đình cho mãi đến tháng giêng năm 1897, ngài mới trở lại với nhiệm vụ thừa sai của mình…

Sau một năm nghỉ dưỡng tại gia đình và cảm thấy khá hơn nhiều nên – dù chưa có thể quay lại Việt nam ngay được – nhưng ngài cũng xin cho được nhận một nhiệm vụ nào đó và bề trên đã sắp xếp đễ ngài làm việc tại Giáo xứ Saint-Médard…Trong suốt thời gian vừa làm vừa nghỉ tại Giáo xứ này, ngài có dịp tiếp xúc với người bạn thân của Cha Quản xứ là cha phụ tá Galmier – người đã vui lòng cho ngài được hưởng món tiền trợ cấp hằng năm là năm trăm francs Pháp, món tiền trợ cấp mà những người thừa kế tài sản của vị Linh mục ấy vẫn rất quảng đại để tiếp tục mãi cho đến hôm nay…Đấy là món tiền thu được từ lợi nhuận của một công trình khai thác các nguồn nước mới ở vùng Saint-Galmier này…

Khi quay trở lại Việt-Nam, Giám Mục của ngài cho ngài được chọn giữa khu vực Kim-Châu và Đại-An…Ngài đã chọn Đại-An, một Giáo xứ khoảng 1.800 giáo dân và gần ngay bên Tiểu-Chủng- Viện…

Khoảng thời gian ngắn ngủi khi thì ở Cù-Và khi lại ở Đại-An…nhưng cũng đủ để cho thấy nét nổi bật của một khối óc vững vàng, một phong cách lượng định công việc sáng sủa và ngay thẳng, một tinh thần tích cực và cụ thể…Vô cùng nhiệt huyết, rất minh bạch, ngài khá là cứng rắn trong việc uốn nắn lại những thái quá gần như khó để có thể thay đổi, thế nhưng sự cứng rắn thật tuyệt này lại như được diễn tả với một sự nhân hiền vô vàn và một lòng yêu thương không giới hạn đối với bổn đạo của ngài…Ngài trùng tu và làm lớn hơn ngôi thánh đường Đại-An và xây dựng ngôi Nhà Xứ tiện nghi thay vì căn nhà tranh mà những anh em đến trước ngài vẫn tạm dùng…Bà con giáo dân đặc biệt đánh giá rất cao cách ngài giảng dạy…Họ rât thích cái dàn bài ngài trình bày…và một vài người cao tuổi vẫn tấm tắc khi có dịp nhắc lại…

Tháng 8 năm 1902, Đức Cha Grangeon – Giám Mục mới của Giáo Phận Qui-Nhơn – và cũng là Đấng khi còn đang dạy học trong Chủng Viện đã nhìn thấy những phẩm chất của cha Quản xứ…nên đặt ngài làm Giám Đốc Chủng Viện và Phụ Tá của Đức Cha…Khi Chủng Viện được dời về Làng-Sông kế cận bên Tòa Giám Mục, cha Gagnaire vẫn giữ nguyên vị thế và những nhiệm vụ ấy…

Ngài giữ vai trò Phụ tá Giám Mục mãi cho đến năm 1927 – giai đoạn mà những vấn đề sức khỏe cũng như tuổi tác của Đức Cha Grangeon buộc ngài phải chọn một vị Phụ Tá nhanh lẹ hơn để có thể liên tục xoay chuyển lo việc ban bí tích Thêm Sức đây đó trong Giáo Phận…Tuy nhiên Đức Cha vẫn dành cho ngài chức danh là Phụ tá danh dự…

Còn về nhiệm vụ trong Tiểu Chủng Viện…thì có thể nói là ngài đã hoàn thành tất cả cho dến khi nhắm mắt xuôi tay – nghĩa là trọn vẹn trong suốt ba mươi năm trời…Là nhà giáo của nhiều lớp giáo sĩ trẻ của chúng ta – có thể nói là cha Gagnaire đã sống tròn đầy ý nghĩa của ơn gọi đặc biệt ấy…Đặc ơn nhìn thấy rõ từng con người và phong thái cứng rắn phải có cộng với niềm hăng say ẩn giấu dưới vẻ bề ngoài có chút nghiêm khắc…đã làm cho kỷ luật trong Tiểu Chủng Viện vừa có tính nghiêm khắc đồng thời cũng rất nghĩa tình cha/con…Sự tiến triển của các học trò, việc giảm nhẹ đi phần nào những giờ học kiến thức nhằm khai triển thêm lãnh vực giáo dục tinh thần và tâm hồn vốn là ưu tư triền miên của ngài trong suốt ba mươi năm dạy học…Ngay từ năm đầu tiên nhận công việc của một nhà giáo ở Chủng Viện, với tư tưởng về những đổi thay phải làm với các lớp học căn bản trong việc học tiếng Pháp và các ngôn ngữ khác đã làm cho ngài không có chút thời gian nghỉ ngơi nào…Vào đầu tháng sáu khi bệnh hoạn bắt đầu hành hạ, ước muốn và hy vọng được sống thấy rõ trong nỗi niềm mong ước được nhìn thấy những điều chỉnh của mình được thực hiện ở ngày tựu trường sắp tới…Ngài vô cùng mong ước cho những gì ngài đã ấp ủ từ lâu với tất cả tình yêu được thực hiện…Thiên Chúa nhân lành không muốn điều đó nơi ngài và phần thưởng dành cho ngài ở trên trời là trở thành vị bảo trợ cho đồng nghiệp của mình – những người tiếp tục thực hiện những gì ngài vẫn mong đợi…

Nhưng không chỉ có việc lo lắng cho sự tiến triển của các học trò thôi đâu…mà ngài còn lo cả đến nơi ăn chốn ở của các chủng sinh nữa…Những căn nhà tranh lè tè và thiếu thốn mọi tiện nghi của Tiểu Chủng Viện được cất lên ở thời điểm năm 1885, vấn đề sức khỏe của các chủng sinh không được bảo đảm lắm trong tình trạng sống như vậy…đã buộc ngài, ngay khi có được đôi ba khoản Hội Thừa Sai cho phép, là ngài dùng nó vào việc tháo dỡ những mái tranh cũ nát ấy để thay vào bằng những tòa nhà xây kiên cố và tiện nghi hơn…Vị Giám Đốc đầy nhiệt huyết và tận tâm tận lực đó chỉ có thể nghỉ ngơi đôi chút khi các dự định của ngài đã được thực hiện…Không dám nghĩ đến việc thuê một kiến trúc sư hay một kỹ sư, bởi số tiền có giới hạn…và may mắn là trong số các vị giáo sư Chủng Viện có một người anh em đã cho thấy – qua nhiều công trình xây dựng - là mình có khả năng thực hiện được các dự án đó…Thế là Cha Giám Đốc trao ngay cho người anh em ấy nhiệm vụ chuẩn bị bản vẽ cũng như thiết kế khu nhà…Nhờ niềm tin tưởng cũng như sự cộng tác tốt đẹp ấy mà Hội Truyền Giáo vùng Qui-Nhơn được diễm phúc ghi lại công ơn của cha Gagnaire và cha Dorgeville trong công trình xây dựng Tiểu Chủng Viện…

Lễ Khánh Thành được tổ  chức ngày 24 tháng 9 năm 1927…Đấy là một ngày rất vui đối với Cha Giám Đốc…Cảm xúc mạnh đến độ ngài buộc phải ngừng lại ngay ở những lời tri ân đẩu tiên khi ngài ngỏ lời với rất đông các vị Thừa Sai cũng như các Linh mục bản địa được mời tham dự…

Ngài suýt nữa thì đã không thể có mặt trong ngày vô cùng trọng đại này ! Bởi ngài đã phải chữa trị ba tháng tại bệnh viện Angier ở Sài-gòn…và như những lời tâm tình được anh em tâm huyết của ngài chia sẻ thì ngài không hy vọng có thể quay trở lại Qui-Nhơn dịp khánh thành Chủng Viện…Thế nhưng rồi mọi sự đều xảy ra không như dự đoán: Thiên Chúa nhân lành đã muốn cho ngài được hưởng thành quả của mình một vài năm nữa đồng thời cũng là thời gian để ngài hoàn thiện mọi sự…

Công việc bề bộn của một giáo sư cũng như Bề Trên Chủng Viện không cho phép cha Gagnaire quên đi nhiệm vụ của một Vị Phụ Tá vốn là cánh tay phải của Giám Mục nên – vì lý do sức khỏe – Đức Cha Grangeon thường xuyên vắng mặt…và vị Phụ Tá đã chứng tỏ là một nhà quản lý khôn ngoan và chín chắn…Tâm tính tích cực và cụ thể cho thấy nơi ngài một nhà lãnh đạo gương mẫu trong Ban Tài Chính của Hội, và những nguồn lợi khiêm tốn của Hội cũng được một vị quản lý vừa sáng suốt và vừa rộng rãi quản trị…

Ngài cho thấy bản thân quả thật là vị Phụ Tá – cánh tay mặt của Giám Mục trong việc tổ chức Hội Phaolồ Châu – một tổ chức đã mang lại nhiều thành quả nhờ sự quản lý thông minh, khôn ngoan và năng động của vị Giám Đốc Hội…Công trình hình thành Hội Phaolồ Châu là nhằm mục đích duy trì các Chủng Viện và đòi phải có một con người với sáng kiến can đảm vả niềm xác tín vững vàng để tổ chức và điều hành…Cha Gagnaire chính là con người ấy…và niềm tin tưởng của các Linh mục bản địa cũng như bà con giáo dân dành cho ngài là bằng chứng cho thấy ngài đã tiên lượng trước được sự quảng đại của mọi người cho tổ chức này…Ngài đã không ngại để tận dụng mọi phương thế nhằm giúp Hội đi đến thành công và tiến triển…Các bản báo cáo, các thống kê, danh sách của các ân nhân, những ân sủng thiêng liêng, những buổi cầu nguyện cho các linh hồn, các Thánh lễ hằng tháng, tất cả cũng là do chính tay ngài soạn thảo để có thể báo cáo hằng năm cho các hội viên và khuyến khích họ quảng đại với mục đích đã vạch ra của Hội…Cũng chính ngài đã có sáng kiến dựng một bia đá cẩm thạch cao khoảng hai mét – trên đó khắc tên những vị đại ân nhân…để phụ huynh các chú có thể chiêm ngưỡng mỗi khi có dịp đặt chân vào nhà khách Tiểu Chủng Viện…

Một thời gian dài lao tâm và quá nhiều những lo toan đòi hỏi một sức khỏe gang thép…Thế nhưng tội nghiệp, cha Gagnaire lại không có được một sức khỏe như thế ! Tình trạng liên tục bệnh hoạn buộc ngài phải luôn cần đến những chăm sóc…và cũng nhờ sự chăm sóc tận tình mà ngài đã có thể có được một thời gian dài như vậy để có thể chu toàn công tác tông đồ đòi buộc sự siêng sắn và lâu bền…Ngay từ năm 1911, ngài đã phải nghỉ ngơi suốt bốn tháng ở Bê-ta-ni-a, và lần nghỉ bệnh thứ hai kéo dài từ tháng 9 năm 1920 đến tháng ba năm 1921…Ít nhất là ba lần kể từ năm 1925, ngài đã phải nhờ đến sự chăm sóc tự nguyện của các vị Bề Trên và nữ tu Dòng Thánh Vinh-sơn tại bệnh viện Angier ở Sài-gòn…Các bác sĩ thấy rằng ngài đã ở trong tình trạng thập tử nhất sinh…nên cho rằng thời gian của ngài chẳng còn lâu la gì nữa…Thế nhưng với một năng lượng hiếm thấy, ngài vẫn kiên trì bám lấy cuộc sống và tiếp tục để hoàn thành các nhiệm vụ của một giáo sư và Giám Đốc Chủng Viện mà không nghĩ đến chuyện chuẩn bị gì cho chuyến đi cuối đời mình…

Thế nhưng rồi cũng đến lúc một sợi giây nào đó quá căng và đứt !!! Đấy là thời điểm cho cha Gangaire thấy đã đến giai đoạn phải đến : có lẽ là vào đầu tháng sáu năm 1931…Một cơn tả nặng buộc ngài phải rời Làng-Sông để đến Qui-Nhơn – phó thác toàn bộ linh hồn và xác trong tay của vị bác sĩ trong bệnh viện để ông tìm cách dập tắt cơn sốc…Thế nhưng ngay sau đó là sự lả mệt lạ thường buộc ngài phải trông cậy vào sự trợ giúp của các nữ tu thánh Vinh-sơn hiện đang phục vụ bệnh viện ở Kim-Châu, cách Qui-Nhơn khoảng 20 cây số về phía Bắc…Mới được vài ngày sau đó thì xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng bên cạnh quả tim cho thấy sẽ xảy đến một cơn đau đớn ghê gớm…Vị linh hướng và cũng là cha giải tội của ngài – mới vừa giúp ngài chuẩn bị tất cả cho chuyến đi cuối đời cách hai ngày qua – ngày trong đêm đã được mời tới để ban bí tích Xức Dầu bệnh nhân cho ngài vào sáng ngày 16 tháng 6 – lễ Thánh Francois-Régis…Cơn sốc qua đi, ngài tỏ ý muốn được quay về lại bệnh viện Qui-Nhơn để ở gần với vị bác sĩ…Cha Escalère – Quản xứ Giáo xứ Kim-Châu – đưa ngài đi bằng ô-tô…

Sau hai ngày ở lại bệnh viện Qui-Nhơn, ngài xin được đưa về Nhà Xứ để tiện việc đưa Mình Thánh Chúa mỗi ngày, và anh em cùng chí hướng có thể giúp đỡ ngài chịu đựng những cơn đau triền miên…Và tại đấy mà ngài đã trải qua bốn mươi ngày trước khi nhắm mắt xuôi tay…Mọi chăm sóc đều được anh em quan tâm dành cho ngài, đấy là chưa kể đến những lần thăm viếng rất thường xuyên và vô cùng nhiệt tình của Đức Cha Tardieu dành cho ngài…Những anh em thừa sai trong Cộng Đoàn được các nữ tu Mến Thánh Giá và vài ba người giúp việc nhiệt thành hổ trợ đã liên tục thay phiên nhau để an ủi ngài, nhất là khi những cơn đau do căng thẳng thần kinh khiến ngài vật vã…Ngài vẫn còn hy vọng có chút cơ may…mãi cho đến ngày mùng 10 tháng 7…Nhưng bắt đầu từ ngày hôm đó trở đi, những cơn mê mệt ngày càng tăng…Mặc dù người ta liên tục tiêm chích những thứ thuốc cần thiết trong tình trạng lúc đó của bệnh nhân do chính ngài đề nghị và tự mình chuẩn bị trước nhưng hệ thần kinh của ngài không còn có thể chịu đựng được nữa…Sau năm sáu ngày trong tình trạng hôn mê, cha Gagnaire về với Chúa ngày 27 tháng 7 vào lúc hai giờ sáng, ngay khi Cha Quản Xứ ban ơn xá giải lần cuối cho ngài…Sau khi cử hành Thánh Lễ cầu hồn cho ngài với sự hiện diện của những người Pháp ở Qui-Nhơn và bà con giáo dân quanh đó, linh cữu của ngài được đưa về Làng-Sông ngay chiều hôm đó…Thánh lễ An Táng được cử hành sáng hôm sau trong Nhà Nguyện Tiểu Chủng Viện với sự hiện diện của Vị Khâm Sứ Tòa Thánh và khoảng trên dưới ba mươi Linh mục…Các sư huynh Dòng Thánh Giuse đang phục vụ Giáo Xứ Nhà Đá và nhân dịp có việc ở Làng-Sông mấy ngày này đã lo việc phụng ca Lễ An Táng, bởi thời gian này các chủng sinh đang đi nghỉ hè…Đức Cha Tardieu chủ sự nghi thức tiễn biệt…Và cha Gagnaire an nghỉ bên cạnh cha Panis, gần mộ cha Sudre trong nghĩa trang Thừa Sai…

Cha Gagnaire là một khuôn mặt thừa sai tốt lành và nhiệt huyết…Nếu đem so sánh những ghi chú trong sổ Tĩnh Tâm thời còn là một thỉnh nguyện viên Hội Thừa Sai với những gì được ghi chép lại suốt cuộc đời thừa sai sau này cho đến kỳ tĩnh tâm hằng năm năm 1929…thì người ta sẽ thấy kinh ngạc đứng trước óc phân định sáng suốt của “con người biết rõ về mình”…như thế nào cũng như ý chí mạnh mẽ và kiên cường biết bao trong việc tự thắng chính mình và những bước tiến đầy năng lực để đạt đến sự nối kết mật thiết với Thiên Chúa…Tuy nhiên những tâm hồn mạnh mẽ nhất cũng không thể thắng được qui luật của tự nhiên trong cái vòng luân chuyển sinh-lão-bệnh-tử…Và Thiên Chúa nhân lành – vì muốn kết hợp với những người con hiếu thảo của Người ngay từ khi họ vừa lìa trần  – nên đã để cho họ được thanh tẩy với những đau đớn họ phải chịu ở những giây phút cuối đời mình…Đấy cũng là điều chúng ta chiêm ngưỡng ý muốn của Thầy Chí Thánh dành cho người tôi trung Jean-Francois Gagnaire của Người…Từ Nhà Thiên Chúa trên trời, chúng ta hy vọng rằng ngài sẽ phù trợ cho các linh hồn của những người thân thương với ngài – đặc biệt là của những vị tư tế trong tương lai trên đất nước này…

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

 

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!