.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương 1: Mấy dặm sơn khê

Chương 2: Hải đảo Phú Quốc

Chương 3: Đà nẵng - Hội an

Chương 4: Thừa Thiên - Huế

Chương 5: Hà nội

Chương 6: Hạ Long

Chương 7: Thành phố Sapa

Chương 8: Lên miền Cao nguyên

Chương 9: Đáo Trường Thành

Chương 10: Bắc Kinh

Chương 11: Thượng Hải & Hàng Châu

Chương 12: Nhà Truyền Thống/ Văn Hóa & Đức Tin

Chương 13: Tu hội truyền giáo Vinh Sơn

Chương 14: Đan Viện Biển Đức Thiên Phước

Chương 15: Trẻ em khuyết tật

Chương 16: Những bào thai bị giết

Chương 17: Trung Tâm Trọng Điểm

Chương 18: Nhóm Tiếng Vọng

Chương 19: Khóa Tĩnh Huấn Vũng Tàu

Chương 20: Thánh lễ cầu cho bệnh nhân HIV/AIDS

Chương 21: Những thách đố đối với giáo hội Công giáo VN

Chương 22: Hiến Sinh Lâm Võ Hoàng

Chương 23: Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích (1891-1978)

Chương 24: Cụ Văn Đình Tôn Thất Bản (1890-1973)

Chương 25: Lm. Thiên Phong Bửu Dưỡng (1907-1987)

Chương 26: Lm. Bửu Đồng (1912-1968) & Bửu Hiệp (1914-1988)

Chương 27: Bà Maria Tôn Nữ Ngọc Hoè (1897-1954)

Chương 28: Giáo sư Bùi Xuân Bào (1916-1991)

Chương 29: Giáo Sư Phan Huy Đức (1913 - +…)

Chương 30: Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương (1925…)

Chương 31: Cựu Hoàng Bảo Đại (1913-1997)

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Những Nẻo Đường Việt Nam
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
CHƯƠNG 10: BẮC KINH

Khi tới Bắc Kinh, chúng tôi được đưa đi thăm viếng Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành và chấm dứt ở Thiên An Môn. 

TIẾT MỘT

TỬ CẤM THÀNH 

Đây là bảo tàng Cung Điện lớn nhất và được bảo quản tốt nhất ở Trung Quốc cho đến ngày nay. Tử Cấm Thành bắt đầu xây dựng từ thời nhà Minh, vào năm 1406 và phải mất 16 năm để xây xong. Từ đó, các gia đình hoàng tộc dùng nơi nầy làm chỗ cư ngụ chính thức. Có tất cả 24 đời vua đã ở đây cho đến năm 1911 khi vua Phổ Nghi bị bắt buộc thoái vị và đất nước Trung Hoa thành lập chính thể Cộng Hòa. Vào năm 1987, Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc đã công nhận Tử Cấm Thành là di sản văn hóa thế giới. 

Màu sắc cung điện 

Những màu sắc dùng cho phần điện chính của Tử Cấm Thành có liên quan mật thiết với nền chính trị thời đó. Những bức tường màu đỏ - tía cùng với những mái nhà màu vàng tượng trưng cho “uy quyền” và sự “giàu có” của các hoàng đế đương thời. 

Từ cổ đại, màu vàng luôn được các vì vua thuộc nhiều triều đại khác nhau xem như màu của quyền thế. Theo thuyết Ngũ Hành, màu vàng tượng trưng cho đất, chiếm vị trí trung tâm, biểu tượng cho quyền lực tối cao của hoàng gia ở trung tâm. Còn màu đỏ ở Trung Quốc được sử dụng trong các nghi lễ tốt lành và tôn nghiêm, tượng trưng cho sự long trọnghạnh phúc 

Việc sử dụng ngói trắng men màu vàng đã bắt đầu ít nhất từ đời Đường. Đời Minh và đời Thanh quy định chỉ có các cung điện vua chúa, các lăng tẩm chôn các vì vua đã băng hà và các chùa chiền hay đền thờ thành lập theo chỉ dụ nhà vua mới được dùng ngói trắng men vàng. Nếu ai trái quy định nầy lập tức sẽ bị tuyên án tử hình. 

Công trình xây cất 

Tử Cấm Thành có hình dạng chữ nhật, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 960 mét và chiều ngang từ Đông sang Tây đo được 750 mét. Bên trong có 999 phòng dưới diện tích mái là 150.000 mét vuông. Theo anh hướng dẫn viên người Hoa, số chẵn 1.000 dành cho Trời.  

Một hào rộng 52 mét bao quanh một bức tường cao 9,9 mét chạy quanh khu vực Tử Cấm Thành. Các tháp canh hình bát giác được đặt ở bốn góc tường. Có bốn cổng vào điện ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. 

Nhân lực và vật lực cả nước được tập trung để xây Tử Cấm Thành. Người ta đã huy động tới 230.000 thợ thủ công1 triệu người lao động. Đá cẩm thạch được lấy từ ngoại ô Bắc Kinh là loại đá năm màu được khai thác ở núi tỉnh Hà Bắc. Các khối gạch lát được nung tại những lò gạch ở miền Nam Trung Quốc. Gạch màu đỏ tươi dùng xây các bức tường lấy từ tỉnh Sơn Đông. Vật liệu gỗ lấy từ các cánh rừng ở Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam và Vân Nam. Tương truyền rằng các cây đốn xong phải chờ đến mùa mua để đưa theo các dòng nước lũ, rồi sau đó kéo về Bắc Kinh bằng đường sông. 

Ngũ Phượng Lâu 

Cổng chính vào cung điện là Cổng Ngọ Môn ở phía Nam, còn được gọi là Ngũ Phượng Lâu. Các vua đời Minh tổ chức tiệc mừng hằng năm ở đây vào ngày rằm Tháng Giêng Âm Lịch. Nơi đây cũng dùng để trừng phạt các quan phạm tội bằng cách dùng roi đánh.  

Các vua đời Thanh dùng cổng nầy làm nơi khai niên vào dịp năm mới. Nhà Thanh cũng dùng nơi đây để đón khách và tổ chức các dịp lễ đặc biệt, như đón quân chiến thắng từ chiến trường trở về và chủ tọa lễ tiếp nhận tù binh. 

Cách phối trí 

Để hoàn tất công trình phức hợp vừa tôn nghiêm, vừa tráng lệ lại vừa mang tính chất cung đình nầy, rất nhiều tòa nhà đã được xây dựng. Điều quan trọng là tất cả các dinh thự và các công trình phụ thuộc đều được xây cất theo trục Bắc Nam. Một đường thẳng vô hình dài 8 cây số là một trục thẳng không thể chia cắt của thành phố Bắc Kinh và Tử Cấm Thành chiếm khoảng một phần ba trục trung tâm nầy. 

Tử Cấm Thành được chia thành nội điệnngoại điện. Ở cổng ngoài cùng của Ngoại Điện một cặp sư tử bằng đồng, tượng turng cho quyền lực và phẩm cách của vua chúa. Con sư tử ở phía Đông đang chơi một quả bóng là sư tử đực và quả bóng tượng trưng cho sự thống nhất đất nước. Con kia là con sư tử cái, dưới chân có một chú sư tử con, tượng trưng cho sự kế thừa ngôi báu vĩnh viễn. 

TIẾT HAI

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH 

Vạn Lý Trường Thành tượng trưng cho nền văn minh cổ của Trung Hoa, là một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới, cách Bắc Kinh khoảng 75 cây số về hướng Tây Bắc. Điểm cao nhất ở Balading, khoảng 800 mét trên mặt biển. Đó là một công trình sáng tạo của nhân dân Trung Hoa cổ đại, đã được Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc đưa vào danh sách di sản thế giới. 

Mao Trạch Đông đã nói: “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” (không đến Vạn Lý Trường Thành, không phải hảo hán). Du khách đến Vạn Lý Trường Thành thường nghe nhắc tới giai thoại một cụ bà người Hoa tám chín mươi tuổi, khi đến tham quan, vì tuổi già sức yếu không leo lên được nên đã mướn một người đàn ông lực lưỡng cõng lên trường thành, có lẽ để được trở thành “hảo hán” chăng?   

Công trình xây cất  

Vạn Lý Trường Thành được khởi đầu xây dựng từ thời Chiến Quốc (476-221 trước Công Nguyên). Đầu tiên, tường được xây dựng tại những điểm chiến lược bởi nhiều nước để bảo vệ biên giới phía Bắc của họ. Đến năm 221 trưóc CN, sau khi hoàng đế thứ nhất của triều đại nhà Tần là Tần Thủy Hoàng đã thống nhất đất nước, liền quyết định nối các bức tường nầy lại với nhau và xây dài thêm ra. 

Theo sử sách ghi lại, khoảng một triệu người, tức một phần năm dân số Trung Hoa thời đó đã tham gia vào việc xây dựng bức trường thành nầy, với thời gian mất hơn mười năm. Đến nay thiên nhiên đã phá hủy hầu hết bức tường nầy. Bức Vạn Lý Trưòng Thành mà ngày nay du khách đến tham quan được xây dựng vào thời nhà Minh ở thế kỷ 16, kéo dài từ đèo Thượng Hải đến tỉnh Tân Cương, tổng cộng chiều dài hơn 6.700 cây số. 

Có rất nhiều điểm quan trọng về mặt chiến lược dọc theo bức trường thành nầy và các pháo đài được xây dựng tại những nơi đó. Các tháp đèn hiệu được xây dựng cả hai bên tường tại những điểm cao. Khi phát hiện kẻ thù, lửa hiệu sẽ được đốt trên tháp để làm dấu hiệu báo động. 

Vật liệu xây cất 

Trưóc triều nhà Minh, tường được xây chủ yếu bằng đấtđá hòn. Dười thời nhà Minh, hầu hết các đoạn tường được xây bằng gạchđá tảng, như đoạn gần Bắc Kinh gồm những tảng đá lớn và những viên gạch lớn được nối kết bằng đất và đá hòn, với chiều cao khoảng 6-7 mét. 

Trên mặt trường thành được lát bằng ba hoặc bốn lớp gạch lớn. Mặt trường thành rộng từ 4 đến 5 mét, đủ chỗ cho năm con ngựa chạy song song. Dọc theo tường có các công sự, tường chắn có lỗ châu mai được xây bằng gạch và có những pháo đài, tháp canh cách khoảng đều nhau. 

Nhiều tảng đá dài đến 2 mét và nặng đến 1 tấn. Tất cả đá gạch và vôi đều phải được đem lên núi bằng sức người. Đất và gạch được chuyển lên bằng tay hoặc chở trong giỏ do lừa hoặc dê kéo. Những tảng đá lớn được đưa lên sườn núi bằng trục lăn và tời kéo. Người ta nhẩm tính lượng gạch và đá để xây Vạn Lý Trường Thành đủ để xây một bức tường cao 5 mét dày 1 mét vòng quanh thế giới. 

Việc bảo quản 

Đoạn gần Bắc Kinh là phần được bảo quản tốt nhất của bức trường thành. Một vài chỗ đã được tái thiết kể từ năm 1949. Bức Vạn Lý Trường Thành nầy đã được đưa vào danh sách của nhà nước, là một trong những công trình kiến trúc lớn cần được bảo quản. Bức tường nầy chạy dài 629 cây số trong phạm vi khu vực Bắc Kinh. Có hơn 100 cây số được bảo quản tốt và hai đoạn đã được phục hồi cho du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!