.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương 1: Mấy dặm sơn khê

Chương 2: Hải đảo Phú Quốc

Chương 3: Đà nẵng - Hội an

Chương 4: Thừa Thiên - Huế

Chương 5: Hà nội

Chương 6: Hạ Long

Chương 7: Thành phố Sapa

Chương 8: Lên miền Cao nguyên

Chương 9: Đáo Trường Thành

Chương 10: Bắc Kinh

Chương 11: Thượng Hải & Hàng Châu

Chương 12: Nhà Truyền Thống/ Văn Hóa & Đức Tin

Chương 13: Tu hội truyền giáo Vinh Sơn

Chương 14: Đan Viện Biển Đức Thiên Phước

Chương 15: Trẻ em khuyết tật

Chương 16: Những bào thai bị giết

Chương 17: Trung Tâm Trọng Điểm

Chương 18: Nhóm Tiếng Vọng

Chương 19: Khóa Tĩnh Huấn Vũng Tàu

Chương 20: Thánh lễ cầu cho bệnh nhân HIV/AIDS

Chương 21: Những thách đố đối với giáo hội Công giáo VN

Chương 22: Hiến Sinh Lâm Võ Hoàng

Chương 23: Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích (1891-1978)

Chương 24: Cụ Văn Đình Tôn Thất Bản (1890-1973)

Chương 25: Lm. Thiên Phong Bửu Dưỡng (1907-1987)

Chương 26: Lm. Bửu Đồng (1912-1968) & Bửu Hiệp (1914-1988)

Chương 27: Bà Maria Tôn Nữ Ngọc Hoè (1897-1954)

Chương 28: Giáo sư Bùi Xuân Bào (1916-1991)

Chương 29: Giáo Sư Phan Huy Đức (1913 - +…)

Chương 30: Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương (1925…)

Chương 31: Cựu Hoàng Bảo Đại (1913-1997)

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Những Nẻo Đường Việt Nam
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
CHƯƠNG 30: GIÁO SƯ NGUYỄN KHẮC DƯƠNG (1925…)

Trong quyển sách “Từ Ánh Sáng Mặt Trời Tình Yêu”, Tập II, anh Nguyễn Chính Kết – một môn sinh của giáo sư Nguyễn Khắc Dương – đã viết về thầy mình dưới nhan đề “Ẩn Tu Giữa Đời”, dựa trên cuốn tự thuật của chính giáo sư, dày 247 trang, viết xong năm 1986 tại Đàlat, với tựa đề “Quia respexit humilitatem meam” (“Vì Ngài đã đoái thương đến chút phận hèn của tôi”). Đó là câu trích từ bài “Magnificat” của Đức Mẹ ca ngợi Thiên Chúa.

Cách đây mấy năm, ông Bửu Sao – một bạn đồng tu và đồng nghiệp của giáo sư Nguyễn Khắc Dương – đã chia sẻ cho các thân hữu cuốn tự thuật đó, bằng cách trích dẫn những đoạn cốt yếu được nối kết cùng trình bày theo trình tự diễn biến có tính cách thời gian.

Tôi đã dựa theo tài liệu của ông Bửu Sao để trình bày về cuộc đời chứng nhân của giáo sư Nguyễn Khắc Dương. Tôi có cảm tình với giáo sư Dương vì trước đây giáo sư đã từng học ở Thiên Hựu Học Đường là nơi tôi cũng đã trải qua mấy năm trung học nội trú ở đó. Ngoài ra những diễn biến nội tâm đã đưa giáo sư Dương trở thành một “ẩn sĩ giữa đời”, cũng rất gần gũi với tôi. Nói đúng hơn, như giáo sư Dương đã viết: “Tôi không phải là ‘moine défroqué’, tu vất áo, mà là ‘moine manqué’, tu hụt, như hụt tàu, thậm chí không có tàu mà đi.

Con đường “tu đức” mà giáo sư Nguyễn Khắc Dương đã trải nghiệm và chân thành chia sẻ là cơ hội quí báu để Cộng Đồng Dân Chúa – gồm giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân – tự kiểm điểm lại chính con đường tu đức của mình ngõ hầu vươn lên.

Giáo sư Nguyễn Khắc Dương đã dùng lối văn truyền cảm để diễn đạt những tâm tư mang nặng tính chất triết lý của mình, nhờ đó cuốn hồi ký tự thuật của giáo sư tránh được nhược điểm khô khan khó đọc như những văn bản tương tự. Xin lưu ý: những giòng chữ thẳng đứng là của ông Bửu Sao, còn những giòng chữ nghiêng và ở trong ngoặc kép là của tác giả Nguyễn Khắc Dương.

 

Dẫn nhập

Ba mươi năm chìm nổi, để cuối cùng rơi vào bàn tay Từ Ái của Thiên Chúa.”  Câu này mở đầu cuốn sách mang tên “Quia respexit humilitatem meam” (“Vì Chúa đã đoái nhìn đến thân phận nghèo hèn của tôi”, một cuốn sách hồi ký của tác giả Nguyễn Khắc Dương, nguyên giáo sư viện Đại Học Đà Lạt vào các năm 1965-1976. Đó là ‘chuyện một tâm hồn Việt Nam’ đã cùng quê hương mình trải qua ba mươi năm phiêu bạt trên giòng đời lịch sử.

Giữa bao nhiêu loại sách hồi ký, tùy bút hay tự thuật, cuốn sách này làm tôi (Bửu Sao) vừa ngạc nhiên, vừa khó chịu. Ngạc nhiên: thay vì dùng ngòi bút để tự đánh bóng với dụng ý nêu gương sáng cho hậu thế thì, trái lại, tác giả dùng 247 trang giấy để tự công khai kiểm điểm, xét mình và ăn năn sám hối. Cũng khó chịu nữa vì, không một chút e dè, tác giả lột trần cái TÔI của mình ra, dù rằng cái tôi đáng ghét. Nhưng xét cho kỹ thì, thật ra, đấy quả là một cái TÔI đáng quý, đáng nể, bề ngoài làm ra vẽ thô kệch, nhưng kỳ thực nó ấp ủ một kho tàng quý báu.

 

Nhưng đối với những kẻ nhìn thẳng vào thực trạng của cuộc đời thì đây quả là một hạt giống tốt được gieo vào lòng đất Việt Nam. Tác giả lần lượt tự xem mình như là một mảnh đất đầy cỏ dại gai gốc, rồi có lúc lại như người gieo hạt giống tốt vào giải đất quê hương, tuy đầy gai gốc, sỏi đá, nhưng được kén chọn để hạt giống gieo vào có ngày đơm hoa kết trái, theo như bài ngụ ngôn trong Phúc Âm Thánh Mathêu (13, 4-9).

 

Sau đây tác giả Nguyễn Khắc Dương sẽ hướng dẫn độc giả đi viếng giải đất Việt Nam 30 năm qua, từ Bắc chí Nam: từ nơi chôn nhau cắt rốn, đất Nghệ An (1), đến chỗ tiếp thụ ơn lành, Kinh thành Huế (2-3), tiếp theo giai đoạn thử thách, Khu Tư (4,5,6), đến nơi thực hiện được ơn Chúa gọi, Vinh, Nha Trang (7-8,9), qua thời kỳ tu luyện: Pháp (10,11), để tìm lấy một nếp tu, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Sài Gòn (12-13), một mẫu người thợ gieo những hạt giống Chúa dành cho đồng ruộng Giáo Hội Việt Nam chúng ta (14-15).

 

TIẾT MỘT

ĐẤT NGHỆ AN

 

1.- Mảnh đất phù sa

 

Là bào đệ của Nguyễn Khắc Viện, một đảng viên nòng cốt thuộc đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Khắc Dương sinh ngày 24/09/1925 tại Vinh trong một gia đình quý phái. Thân phụ – cụ Nguyễn Khắc Niêm – nguyên Án Sát tỉnh Nghệ An vào các năm 30, về hưu năm 1943 với phẩm hàm Hiệp Biện Thượng Thư. Từ tấm bé, tác giả được truyền thụ nền đạo đức Khổng Giáo, văn hóa cổ truyền, tôn thờ Đức Phật. Kể người thân thuộc trong gia đình thì có các cụ Phan Bội Châu, Võ Bá Hạp, Huỳnh Thúc Kháng. Tuy là nhà quan, cụ thân sinh vốn giành một thái độ trân trọng đối với Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn thị Minh Khai.

 

Nói về thân phụ, tác giả viết:"Hình ảnh thân phụ tôi có nhiều nét khả ái, nhưng cũng gợi lên một cái gì bất túc, không hoàn hảo. Có lẽ chính cái giới hạn đó đã khiến tôi có hướng tìm một cái gì khác hơn cái lý tưởng Nho giáo thời mạt vận, mang ít nét phong kiến với nếp sống quan lại, địa chủ trước cách mạng 1945". Đến năm cải cách điền địa, 1953, thân phụ bị đưa vào trại học tập cải tạo dành cho giới địa chủ, để phải chết trong tù ngục ngay năm sau.

 

Lên 11 tuổi, tác giả chịu ảnh hưởng sâu đậm của cảnh chùa, xem mẫu người lý tưởng là người tu hành, đạo sĩ, chứ không phải là quân tử, anh hùng hay vĩ nhân theo cái nhìn thế tục: “... hình ảnh nhà sư điềm đạm, an nhiên tụng kinh niệm Phật như đã in sâu vào hồn tôi...rồi nỗi nhục mất nước, sự thất bại của các phong trào cách mạng, cuộc đời khốn khổ của lớp dân bị thua kém về mặt xã hội...tất cả như đúc kết  lại trong bốn chữ "đời là bể khổ".

 

Vào thời trung niên, tác giả chịu ảnh hưởng các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận "về mặt công bằng xã hội", nhưng không bao giờ tin vào bất cứ một thuyết nào, một chủ nghĩa chính trị nào cả. Không bao giờ tôi tin rằng cái vương đạo có thể thực hiện được trong lĩnh vực chính trị trần thế." (trg 14). Ngoài ra, tác giả yêu văn chương, nhớ thuộc lòng nhiều đoạn của Kiều, Cung Oán, Chinh Phụ Ngâm, nhiều bài thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tản Đà. Ảnh hưởng sâu đậm nhất là Kiều, do đó sớm chịu ảnh hưởng những tư tưởng yếm thế về nhân sinh, cứ nghiền ngẫm luôn luôn đoạn "gẫm nhân sự cớ chi ra thế" trong Cung Oán, và mấy chữ bạc mệnh, đoạn trường như in sâu vào tận đáy tâm hồn!

 

Chung quy, tác giả phân tích ba tầng địa chất tâm lý của mình: "tầng thứ nhất là nho giáo thời suy tàn, tầng thứ hai là một thứ tâm thức cảm tính nhuốm màu Phật giáo có tính cách văn chương, có lẽ phảng phất ít nhiều Lão giáo theo kiểu Đào Tiềm, kiểu Từ Thức lạc động Phi Lai, tầng thứ ba là tình tự dân tộc. Là một con người vốn mong ước một xã hội công bằng, nhưng phần nào tôi nghĩ rằng đặt nặng vấn đề giai cấp ra sẽ gây chia rẽ, có thể không lợi cho việc đoàn kết đấu tranh giành độc lập... Nhưng dù sao thì ba tầng tâm lý chỉ là các lớp phù sa đọng lại trong tâm thức, rồi nằm yên trong chiều sâu của vô thức, chứ không có tác động gì". (trg 24-26).

 

TIẾT HAI

TIẾP THỤ ƠN LÀNH: KINH THÀNH HUẾ

 

2 - Hạt giống Tin Mừng

 

Năm 1938 tôi đỗ tiểu học, được cha mẹ gởi vào Huế, thi hạch vào trường Quốc học, bị loại, mẹ tôi  quyết định cho tôi theo học chương trình Pháp tại trường Thiên Hựu (Providence), một trường tư thục có giá trị nhất ở Huế thời ấy. Cái quyết định của mẹ tôi quả là do "Thiên Hựu", sự an bài xếp đặt của Thiên Chúa. Vì có vậy ngày nay mới có tập hồi ký này, có vậy tôi mới biết Chúa Giêsu, mới trở thành tín hữu của Ngài.

 

Ngoài ra, hạt nhân kiến thức của tôi là văn học thế kỷ 17, một nền nhân bản từ văn minh Hylạp - Lamã, đã được nhuần nhuyễn với một nền Thiện căn của Công giáo... Vị thầy chính yếu của tôi là Pascal, về triết học tự nhiên cũng như về tư tưởng và cảm thức tôn giáo. Tôi nói rằng có hỏng thi hạch vào Quốc học Huế, tôi mới vào học Thiên Hựu, và nhờ đó mới được hồng phúc trở nên tín hữu Công giáo, đấy là chuyện không ngờ: Thật ra, trong bản chất, việc tôi theo Chúa Giêsu là mầu nhiệm Tình yêu lựa chọn của Ngài, làm sao hiểu nổi! Chính tôi lắm lúc vẫn thưa với Chúa: Trong vòng gia đình con, bạn bè con, dân tộc con, bao nhiêu người xứng đáng hơn con, nếu được Chúa chọn như con thì chắc là họ sẽ làm đẹp lòng Chúa hơn con, phụng sự Chúa đắc lực hơn con nhiều. Nhưng Ngài dạy: "Ta chọn lựa không phải kẻ xứng đáng, nhưng là kẻ ta xót thương!" (trg 31).

 

Vào học trường Công giáo, tác giả dần dần khám phá ra những giá trị của Tin Mừng, biểu hiện qua sự tận tâm chức nghiệp của các vị giáo sĩ Hội Truyền Giáo Balê, đức yêu người nơi các vị giáo sĩ được bộc lộ qua cách đối xử, mà tác giả phân biệt với  thương người. “Theo đạo Khổng, Thương người như thể thương thân; đạo Phật còn đi xa hơn: thương luôn cả vạn vật chúng sinh. Tình thương trong cái đại từ bi vô ngã đối với chúng sinh vô ngã như bất cứ chúng sinh nào, tôn giáo nào cũng dạy như thế cả. Nhưng yêu người theo đạo Công Giáo là thái độ tương tự như thái độ với người tình duy nhất: có cái gì trìu mến, yêu thương, đằm thắm, thiết tha, làm cho người ta có cảm tưởng rằng mình được xem là một giá trị duy nhất, không thể thay thế, một ngã vị, một chủ thể duy nhất, như là được lên ngôi vậy. Mãi về sau tác giả mới biết nguồn gốc của tình yêu ấy được ghi chép trong các chương từ 13 đến 17 trong Tin Mừng theo thánh Gioan. Còn đức thương người có thể nói như là kết quả dày công tu tập về luân lý đạo đức và cái nhìn về loài người nói chung. (trg 33-35)

 

Thế rồi, đến lớp đệ nhị (1943), tác giả đã gặp Pascal. Pascal đã gieo vào tâm trí tôi một quan niệm về con người một cách gần như thấu suốt tâm can. Pascal đã cảm nghiệm được rằng Giêsu đã yêu Pascal đến chết, Giêsu đã nhỏ những giọt máu cho Pascal. Đọc bài của Pascal về giờ hấp hối của Giêsu trong vườn Giếtsêmani hình như tôi được cùng Pascal thấy rõ là giọt máu nào Giêsu để cho tôi vậy. Và câu ‘Giêsu hấp hối đến ngày tận thế’ làm cho tôi tan nát lòng! Câu này là câu đời là bể khổ’, nhưng cụ thể hơn, và có cái gì gần gũi thiết tha, gắn bó, ràng buộc, mời gọi thông dự hơn là thúc dục tìm lối thoát.”

 

Nhưng, vào năm ấy tác giả chưa tin Giêsu là Thiên Chúa. Cuối năm 1944 tôi sang học triết học tại trường Khải Định, tôi thấy vô cùng lạc lõng, trường Khải Định có cái gì lạnh nhạt, máy móc... các giáo sư cho đến bạn bè đều thiếu không khí ấm cúng của trường Thiên Hựu. Hình như ra ngoài xã hội tôi đã quá thấm nhập môi trường thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, tinh thần căn bản xây trên tình yêu người như một ngã vị, một chủ thể độc nhất vô nhị như tôi nói trên kia. Hình như từ năm 1943 tôi đã bị hấp dẫn bởi một bầu không khí sinh hoạt nhuần Kitô giáo, và hẳn có những biểu lộ nào đó nên tôi mới được các linh mục Lefas (ME), Cotté (CSSR) để ý.

 

Đồng thời tôi cũng rất quen thân với một số bạn học Công giáo, các chủng sinh Đa Minh, đặc biệt các anh Vương Đình Lương, em ruột L.M. Vương Đình Ái: đó là những tâm hồn đã thả neo vào một lý tưởng rất cao quý, không phải là một lý thuyết trừu tượng hay một sự nghiệp nào đó, nhưng là tình yêu đối với một người có vẻ rất cụ thể, rất gần gũi, rất người: Giêsu. Họ yêu Giêsu ra sao? Tôi thoáng thấy một sụ tổng hợp kỳ lạ: cái tình cảm mãnh liệt nhất là tình yêu lại đồng thời là cái bổn phận cao thượng nhất, đòi hỏi phải hy sinh, tiết dục, khiết tịnh nhất! Một thứ tình yêu mang nhiều nét giống tình yêu nhân thế mà lại thúc đẩy người thanh niên đầy nhựa sống chấp nhận đời sống tu hành, song tu mà lại rất vui, rất nhộn, rất đời! Họ nói họ hiến thân vì tình yêu, một tình yêu kỳ quặc!

 

Sau này đọc tác phẩm Bergson, tôi mới hiểu cái thần hiệp của Kitô giáo (Bergson. Mystique chrétienne). Chứ lúc ấy tôi vừa thấy thích thú, vừa bị thu hút, vừa thấy sợ như sợ đụng vào phải giây điện cao thế! Khi nhìn lên tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh, tôi thấy có sự thu hút mãnh liệt, nhưng đồng thời có cái gì rờn rợn, khiến mình phải ở vào thế đề phòng bị điện giật. Trái lại với không khí êm ả, thanh thản, điềm nhiên lắng đọng của tượng Phật trong một ngôi chùa.

 

Sau hết là Đức Mẹ Maria...Cứ mỗi buổi tối bài Salve Regina mà các lưu học sinh trường Thiên Hựu hát trước khi đi ngủ vang lên như một làn hương, một luồng hơi ấm xoa dịu tâm hồn. So với lời niệm Đức Quan Thế Âm và 108 tiếng chuông thu không của nhà Chùa nó cũng có phần nào tương tự, nhưng ở đây có cái gì ấp áp hơn, dịu dàng hơn, tình người hơn, vui vẻ hơn. (trg 48)

 

3 - Hoà nhập văn hoá

 

Thế nhưng trong chương trình trường Thiên Hựu không dạy văn Hoá Đông Phương cũng như văn chương, lịch sử và địa lý Việt Nam. Tác giả đã tự tìm nghiên cứu qua các bộ sách và các tài liệu văn học Việt Nam. Sau này, khi đã thành người Công giáo, ước mơ của tác giả là sao có được một giòng văn học Việt Nam thấm nhuần Kitô giáo và một giòng văn hóa Kitô giáo thuần túy Việt Nam và nhất là một truyền thống thiêng liêng (spiritualité) phù hợp với tinh thần Á Đông mà vẫn chính thống Kitô giáo. “Bản thân tôi không khỏi tự trách mình đã chần chừ chưa chịu bắt tay vào việc ấy một cách tích cực hơn. Đến nay tôi vẫn chưa rõ các bậc đàn anh như các linh mục Nguyễn Văn Thích, Bửu Dưởng đã có những công trình gì về mặt này rồi... Còn gì thích hợp cho bằng một tổng hợp giữa Kitô giáo với nền cổ học Đông Phương. (trg 44) 

 

Hoà nhập trên bình diện văn học là một chuyện, hoà nhập trên bình diện văn hoá thực dụng lại là một chuyện khác. Tác giả nhấn mạnh nhiều về khía cạnh này.  “Một hôm vào Viện Bài Lao Huế thăm người anh rể bị ho lao, tác giả nhìn một dì phước người Pháp trẻ đẹp từ cõi trời Tây văn minh giàu mạnh đến phục vụ tại xứ nghèo kém...vượt mọi biên cương, mọi tầng lớp, mọi phân cách đối kháng, tranh chấp. Rồi một sự việc xẩy ra: Một người điên lạc vào bệnh viện, chạy lại gần dì phước nắm lấy tay và nói:’Sơ trẻ đẹp như vậy mà đi tu thì uổng quá!’ Nếu các chủng sinh bạn học hé mở cho tôi thấy khía cạnh ‘yêu Chúa’, thì dì phước ấy và câu nói của người điên này cho tôi thấy khía cạnh yêu người của những tâm hồn Công giáo ưu tú. Không thiếu gì những Nicô cũng có một cuộc đời cao quý như vậy, nhưng vị Nicô tuy đầy từ bi dịu hiền, lại có cái gì như điềm đạm tĩnh mặc; còn nơi dì phước lại có cái gì tươi đẹp, ấm áp, gần như trìu mến âu yếm. Vị Nicô có thể cao xa hơn; còn dì phước gần gũi hơn....

 

Xin nhắc lại, tôi chỉ đối chiếu để vạch rõ khác nhau chứ không so sánh hơn thua. Nếu so sánh hơn thua thì cũng có thể chê Giêsu Nazarét là xuề xòa, thiếu ‘lễ’, có thể không được mô phạm lắm! Cái cảnh để cho Maria Bêthania ngồi dưới chân nói chuyện, rồi cảnh để cho ả giang hồ xõa tóc lau chân, ôm hôn cũng thật thiếu lễ! Đọc Tin Mừng thường thấy Giêsu bị chê trách như vậy chứ không phải được suy tôn như một vị thầy khả kính đâu... Thật ra Giêsu không có dáng dấp tiên phong đạo cốt chân tu tí nào cả! Vì ngài nói, ngài làm nhiều cái chướng tai gai mắt người lớn lắm, chỉ có trẻ con là khoái chí thôi kể cả đứa trẻ con về mặt tâm hồn (như tác giả?); chỉ có bọn hành khất đui què mẻ sứt phong cùi, trộm cướp giang hồ ở ngoài lề xã hội. Có lẽ vì thế mà về sau một nhà trí thức vô thần cỡ lớn đã nói với tôi rằng là ‘Nếu giả sử tôi theo một tôn giáo thì tôi sẽ chọn Phật Giáo, vì cao siêu hơn, còn Kitô Giáo sao mà có vẽ bình dân quá!” (trg. 50)

 

TIẾT BA

GIAI ĐOẠN THỬ THÁCH: KHU TƯ

 

4 - Bức Tường Hội Thánh

 

Tác giả thú nhận rằng trước khi trở thành người Công giáo cũng có một thái độ tự tôn như vậy. Từ ngữ ‘con chiên bổn đạo’ tạo ấn tượng một bầy cừu của Panurge. “Rồi lối xưng hô ‘lạy cha quá khúm núm, khép nép, như luồn cúi, chịu lụy, chịu khó bằng lòng, ít nhiều như nô lệ. Hầu như giữa Giêsu Nazarét và Giáo Hội Công Giáo có một sự lệch lạc nào đó. Tin Mừng hầu như biến thành một thứ bùa mê để thao túng, cầm buộc con người trong một xiềng xích tinh thần để dễ bảo, dễ trị. Một dạng ngu dân nào đó.”

 

Tác giả hình như mang máng có ý nghĩ là Giáo Quyền đã phản ngược lại lý tưởng của Giêsu Nazarét, một sự đồng loã nào đó giữa đám thực dân và Giáo Quyền thời đó chăng? Từ 1942 đến 1945, thái độ của tác giả là yêu mến Giêsu và đề phòng cảnh giác với GHCG. “Hình như hiện nay, đối với không ít anh em ngoại giáo, tâm trạng phân biệt giữa Giêsu Nazarét mà họ mến phục với giáo quyền vẫn còn là tâm trạng khá phổ biến. Sau tà áo đen của các vị giáo quyền như thấy có lập lòe ngọn lửa của các giàn hỏa thiêu của các tòa ‘trừng giáo’ (Inquisition) thời Trung cổ.

 

Xin thú thật rằng, đã gần 40 năm là tín đồ Công giáo, nhưng trong tiềm thức, những thành kiến, những hình ảnh, những cảm xúc ấy vẫn còn tiềm tàng trong tôi... khiến tôi phải phấn đấu cầu nguyện nhiều mới lướt thắng nổi cái cám dỗ rơi vào bước đi của các anh em Tin Lành...” (trg 53). “2000 năm lịch sử Hội Thánh đã chứng minh rằng đẹp đẽ nhất là những thời đại mà Hội Thánh được hưởng mối phúc thứ nhất và mối phúc thứ tám: Phúc cho người nghèo khó và phúc cho các con khi các con bị bách hại vì danh thầy!

 

Bởi vậy, năm 1945 là năm đại hồng phúc đối với riêng tôi. Đây là một câu hỏi luôn luôn trở lại: nếu không có năm 45 thì tương quan của tôi với Hội Thánh sẽ như thế nào? Một người bạn tòng giáo năm 1963 cũng đã đặt câu hỏi: nếu không có năm 63 thì không biết tương quan giữa anh và Hội thánh sẽ ra sao? Còn đối với một số anh chị em khác thì năm 1975 cũng đem lại một cái gì tương tự như năm 1945 đối với tôi. (trg 55)

 

5 - Thiên Chúa tước đoạt

 

“Suy tìm những nét kỳ diệu mà Thiên Chúa đã làm nơi tôi, điều chính yếu của một cuộc sống: đấy là những nét kỳ diệu nơi mỗi tâm hồn mà Chúa Cha đã tạo dựng. Vì tất cả mọi sự đều là những nét kỳ diệu do Thiên Chúa làm nên cả: sáng tạo từ hư không, và tái tạo từ tội lỗi.”

 

Năm 1943, vào tuổi đôi mươi của tác giả, một cuộc tình vô cùng ngang trái, tuy không thảm khốc nhưng khá nhiều bi kịch tính vì là một mối tình bất khả (impossible)... Đó là một việc tô đậm thêm cho ý thức của tôi về trần gian này là nơi đầy khổ lụy, khiến tôi không còn đợi gì ở một mối tình nào trên trần gian này nữa, khi mà tôi được biết là Chúa yêu tôi...Tình yêu nhân thế hầu như không còn có tác dụng gì đối với tôi nữa. Suốt cuộc đời độc thân, nhiều lúc nỗi cô đơn tràn ngập tâm hồn, nhưng tôi vẫn không nghĩ rằng một mối tình dương thế nào có thể lắp đầy chỗ trống của lòng mình, ngoại trừ Tình Yêu của Đấng đã chịu chết trên thập giá vì tôi... Càng lớn tuổi, tôi càng thể nghiệm lời của thánh Âu Tinh:’Chúa đã tạo nên con cho Chúa, nên lòng con luôn luôn khắc khoải mãi cho tới lúc nào con được gặp Chúa mới thôi!’ Tình yêu Chúa chẳng khác nào rượu quý, muốn đổ vào bình phải trút hết những thứ khác đi.

 

Chính những sự cố xảy ra năm 1945 đã làm cho cái bình đời của tôi được đổ vơi đi những thứ nó đang đầy ắp: trước hết là sự sụp đổ về vị trí xã hội  trước cách mạng mùa thu, nó đến như một cơn tỉnh mộng, ngoài sự sụp đổ địa vị của gia đình nó còn bắt tôi phải đặt lại vấn đề nấc thang giá trị về nhân sinh, sự sụp đổ của một nhân sinh quan: nửa phong kiến nho giáo, nửa Tây học theo chủ nghĩa tự do tư sản. Cũng nên biết rằng trong nhân sinh quan của Kitô giáo cũng rất nhiều điều trái với chủ nghĩa tự do tư sản như: chống cá nhân chủ nghĩa, chống tự do quá trớn, chống lạm quyền tư hữu, chống tinh thần tài phiệt...

 

Lúc ấy tôi đang ở tại làng là vì sau đảo chính Nhật, thân phụ tôi gởi tôi về quê là nơi người hưu trí từ năm 1942. Tôi sinh hoạt trong hàng ngũ Thanh Niên Cứu Quốc tại làng tôi là làng Gội Mỹ, với chức vụ thư ký Ủy Ban Hành Chánh xã Mỹ Hòa, sau đó tôi và em gái kề được cấp Ủy Việt Minh điều động lên Tỉnh xung vào đội Tuyên Truyền Xung Phong. Xét về mặt đời mà nói thì tôi đã phụ lòng Cách Mạng, vì tôi đã tự mình đi vào con đường khác. Tại sao? Là do ơn Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất và căn bản, đã dùng những nguyên nhân đệ nhị theo quy luật tự nhiên để tôi có thể đi đến với Ngài.” (trg 70)

 

Chưa có bằng tú tài phần II, tác giả được phép vào Huế cuối niên học 1945-46 để dư thi. “Do sự giới thiệu của một người bạn thân là tín đồ Phật giáo, tôi được Thượng Tọa Thích Trí Thủ cho tá túc tại chùa Linh Quang để học thi. Trong thời gian trọ ở chùa, trong tâm trạng bơ vơ buồn nản, đôi khi tôi đã vào chiêm bái tượng Phật, lần lần tìm được sự an ủi. Nơi đạo Phật tôi chỉ tiếp thu phần tiêu cực, đánh giá cuộc đời thế tục dưới cái nhìn bi quan yếm thế, muốn sống đời tu hành lánh xa bụi hồng kiểu Thúy Kiều, hay Lan trong Hồn Bướm Mơ Tiên, chứ không thâu nhận mặt tích cực của giáo lý nhà Phật, mà đối với tôi chỉ là cái áo tri thức khoác vào một cuộc đời ‘tị thế’ mà thôi.”

 

Sau tú tài II, tác giả từ giã Huế về quê với tâm niệm mình là một phật tử với ý nguyện sẽ xuất gia khi gặp dịp thuận tiện. Trên đường về quê tác giả ghé thăm anh Vương Đình Lương, lúc ấy làm hiệu trưởng trường trung học tư thục Đậu Quang Lĩnh. Anh Vương Đình Lương mời tôi cộng tác. Thế là tôi lại trở về với môi trường tư thục Công giáo. Được trở về sống trong cái khí quyển mà tôi đã hấp thụ sáu năm tại trường Thiên Hựu Huế, tôi như một ngọn cây đang héo rũ, bỗng được tưới mát hồi sinh. Ngoài các sinh hoạt chức nghiệp, tôi chỉ đi lại với các linh mục, các đại chủng sinh giúp nhà xứ Nghĩa Yên. Dần dần tôi mới khám phá ra rằng chỉ có môi trường Công giáo mới hợp với con người tôi.” (trg 75)

 

Sau cách mạng 45, nền văn hóa gia đình, xã hội bị quét sạch, sinh hoạt đoàn thể lấn áp các mối tương giao liên-ngã-vị, có tình đồng chí, không còn tình bạn. Sau những buổi sinh hoạt có tính cách cao trào, về gia đình như thể có một cái gì nhuốm vẻ ủ dột thê lương. Trái lại, trong các xóm đạo, các gia đình Công giáo, tương quan vẫn có cái gì đằm thắm sâu xa, mật thiết. Nhất là những giờ kinh sáng tối. Mỗi giáo xứ, mỗi Cộng đoàn Công giáo quả là một gia đình! Sau này tôi mới biết rằng là nhờ phạm trù nhiệm thể và chi thể Đức Kitô mà vấn đề được giải quyết mỹ mãn đến mức tối đa. Người Công giáo cá nhân cũng như tập thể đều là "bí tích của Đức Kitô", là sự hiện diện và tác động của Ngài trong hiện tại và nơi này (hic et nunc).

 

Do đó, tiếp cận với giới Công giáo vừa có cái gì làm mình bị hấp dẫn, vừa có cái gì làm mình ngài ngại, đôi khi thấy rờn rợn như thể đến gần cầu giao điện cao thế! Thế giới Phật giáo có hiền hòa mát dịu, thế giới Công giáo có cái gì gay gắt, cường bạo. Xét cho cùng, tôi không tìm sự thoải mái hơn là được tiếp cận với một Người đang hiện diện và tác độnghic et nunc’. Xét qua suốt 2000 năm lịch sử, tôi nghiệm rằng Hội Thánh với những sai lầm không phải là một cộng đoàn lý tưởng, mà chỉ là một số người đủ loại, y như số người hành khất tật nguyền bên lề vệ đường, bỗng được gọi vào dự tiệc cưới, như trong bài ngụ ngôn mô tả Nước Trời vậy.”

 

6 – Ai muốn theo Ta

 

Vào năm 1948 tác giả có quyết định gia nhập Đại Gia Đình Công Giáo. Trong tâm tư thì vậy, nhưng đi đến việc thực hiện quả là còn cách núi ngăn sông! Trước hết là những khó khăn trong tâm tư của chính mình, nhất là cảm tưởng phải xa lìa tất cả: xa lìa với gia đình, bạn bè, hàng xóm, và cả mấy mươi năm truyền thống văn hóa.

 

Rồi tính đến việc xưng tội là phát nản: lột trần mình ra trước một người không chắc gì thấu hiểu được mình, tài đức chưa chắc đã hơn mình. Rồi đổ nước lên đầu, lè lưỡi ăn bánh thánh phải chăng là phù thủy, ma thuật? Ngay cả một số từ ngữ xa lạ: Thân lạy Đức Cha! Trọn tốt trọn lành, sáng danh Chúa Cả, đức cậy, lễ săng ti, lễ di-xúp, chầu lượt, cấm phòng... gần như ngoại ngữ, có cảm tưởng như tiếng thượng! Rồi đến phẩm trật Hội Thánh, các điều răn, như cả một hệ thống gông cùm trói buộc. Các tượng ảnh thì toàn là mũi cao, mắt xanh, áo quần xa lạ... nghĩ đến phải ẵm nhận lấy tất cả cái ấy, thật là ớn lạnh, toát mồ hôi.

 

Cả việc tế tự cũng thế: tai mãi quen với ‘khởi chính cổ’, bát âm nhã nhạc, giọng văn tế, cung chầu văn; nay phải vào thế giới nhạc Grégorien, đàn Orgue, hay đấy nhưng thật xa lạ. Khi thờ phụng thì thay vì đỉnh trầm nghi ngút, chỉ còn bình hương lủng lẳng 'đưa xít' vào mặt người ta, như xông vào kẻ bị ốm! Rồi các nữ tu kiểu áo, kiểu mũ, trông sao quá nặng hình thức lăng nhăng lố nhố!

 

Nhân dịp này, tôi nghĩ chúng ta cần phải thẳng thắn và can đảm nhìn nhận rằng điều mà Các Mác gọi là ‘tha hóa’ tôn giáo không phải là không nói lên một khía cạnh nào đó của một người đi từ thế giới vô tín ngưỡng, bước vào thế giới tín ngưỡng: bỏ cả quê hương, cha mẹ, anh em, bỏ cả chính mình để vác thập giá: không tha hóa là gì? Chính việc ‘nhảy tùm’ xuống vực thẳm không lường ấy làm cho việc theo đạo trở nên khủng khiếp, vì đây cuối cùng là phó thác cho Thiên Chúa, chứ không phải là chấp nhận một học thuyết, một định luật khoa học.

 

Tôi nghĩ, thật không có ơn Chúa thì khó mà vượt qua được. Một chàng trai 13 tuổi, trước khi nhập trường Thiên Hựu, đã khẳng định với gia đình mình: con mà theo đạo? Không bao giờ! Vậy mà bây giờ chịu cúi đầu để một cha xứ nhà quê dội nước lên đầu thì quả là một phép lạ!  Sau gần 40 năm chịu phép rửa mà nhiều lúc chính bản thân tôi cũng còn lấy làm kinh ngạc!

 

Lại còn những trở ngại khách quan: Đối với một nhà nho cỡ lớn ở đất Nghệ, Tĩnh, có đứa con theo đạo là cả một sĩ nhục...khi có vị nào nhắc đến thằng con trai bỏ truyền thống của cha ông để đi theo ‘Tây Dương Tả Đạo’, nhất là tôi, vốn là một người con, người cháu được khen là hiếu thuận. Năm 1948 ở Bùi Chu, Phát Diệm, phong trào ‘Liên Tôn Chống Cộng’ đã bắt đầu tổ chức. Sự tòng giáo của tôi có thể gây ra ngộ nhận. Đã có kẻ nói:’đạo nghĩa gì! Bố nó bảo nó giả vờ theo đạo để có cớ liên lạc với tụi cha cố chống cộng đấy’, một tác hại lớn cho thân phụ tôi vốn thuộc thành phần quan lại, địa chủ.

 

Một người yếu đuối như tôi tưởng như khó lòng vượt qua được bao nhiêu là cửa ải gian nan, cho nên tôi cứ chần chừ lần lữa, tuy rằng ý muốn tòng giáo là do tự tôi hoàn toàn, chứ không ai rủ rê, lôi cuốn. Mà tôi cũng không thổ lộ với ai cả, ngay cả với anh Vương Đình Lương, vì nói ra với ảnh thì gần như là hứa quyết, sợ sau lại nuốt lời, xấu hổ! Thật là ‘nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?’ Tôi như bị bỏ rơi, không cảm nghiệm được sự an ủi nào cả, ngoại trừ bóng dáng dịu hiền của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong nhà thờ Nghĩa Yên mà thỉnh thoảng tôi đến xin ơn phù trợ.

 

Lúc ấy anh Viện tôi ở Pháp không hy vọng có thể trở về Việt Nam, lại cũng như người anh hai tôi, cả hai đều bị chứng lao trầm trọng, lại không có con trai nối dõi tông đường. Trước sự hối thúc van nài của cha mẹ, họ hàng, và nhất là người anh sắp chết, tôi đành nhận lời đính hôn với một thiếu nữ mà tôi chỉ đi ‘coi mắt’ có một lần, không yêu, không ghét, rồi chưa đầy một tháng, gia đình tôi xin cưới gần như để chạy tang anh tôi. Đối với tôi như là một sự đầu hàng. Tình trạng căng thẳng khiến sức khoẻ dần dần kém sút, bệnh đau dạ dày tái phát trầm trọng. Vì đã bỏ ý định tòng giáo nên tôi hướng về nơi cửa Phật để tìm nguồn an ủi xoa dịu. Đức Phật chỉ an ủi tôi khi tôi vào chùa, chứ ngài không đồng hành với tôi trên đường đời cụ thể đầy eo sèo thực tế. Ngài hình như chỉ có diện thoát tục chứ không nhập thể dấn thân, mà tôi thì phải lặn ngụp vào cái biển đời đầy sóng gió.

 

Thế rồi vào đầu năm 1948 người anh thứ hai tôi mất. Tôi gần như trở thành trưởng nam trong gia đình, nên việc lấy vợ sinh con là bổn phận thiêng liêng hầu như tuyệt đối: ‘Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại’. Thân phụ tôi muốn tôi phải trở về dạy học tại trường Hương Sơn gần nhà. Suốt mấy tháng hè 1948-1949 ở nhà trong bầu không khí vô cùng ảm đạm, Bệnh mất ngủ và đau dạ dày làm tôi kiệt sức, thần kinh chứng vùng lên gào thét như điên...phần nào oán hận ai đã sinh thành, lại oán hận luôn cả Thượng Đế! Có lúc tôi gầm lên: ‘Créateur, si tu existes, je te hais!’ (‘Hỡi Đấng Tạo Hóa, nếu Ngài hiện hữu, tôi oán ghét Ngài!’) Và rồi cái ý định không lập gia đình trở thành một quyết định không gì cưỡng nổi.

 

Lúc ấy sư Mật Thể vì được bầu vào Quốc Hội nên từ Huế tản ra Nghệ Tĩnh, ngụ tại một ngôi chùa ở Đức Thọ. Tôi đến xin ý kiến. Sau khi toan tính những hơn thiệt ngài kết luận: anh hãy can đảm trình bày với cụ, là bậc túc nho, tôi chắc cụ sẽ tùy ý anh muốn. Được sự khích lệ của sư Mật Thể, tôi tỏ bày mọi chuyện với thầy tôi. Thật vô cùng ngạc nhiên, rốt cuộc thầy tôi bảo: Ta cũng đoán trước mọi chuyện. Thôi, ta cũng tùy con vậy! Sau đó, mẹ tôi cũng chỉ thở dài khi tôi xin được tháo gỡ mối ràng buộc, người im lặng đứng dậy nhẹ nhẹ nói: Ừ, thì tùy con. Chiều hôm sau mẹ tôi đến nhà vị hôn thê của tôi xin cho tôi được từ hôn vì lý do sức khoẻ. 

 

Tháng 9 năm 1948, trường trung học Hương Sơn khai giảng, sức khoẻ đã tạm phục hồi, tôi tiếp tục nghề dạy học tại huyện nhà. Lại một sự trùng hợp đầy ý nghĩa: ngôi trường này tiếp cận giáo xứ Đông Tràng, cách nhà tôi quãng chừng 5 cây số. Tôi được trọ đêm tại nhà anh Trần Đức Đào, một giáo viên người Công giáo xứ Đông Tràng. Thế là tôi được đặt vào môi trường Kitô giáo, dưới mái nhà của một bạn đồng nghiệp rất tốt.

 

TIẾT BỐN

THỰC HIỆN ƠN GỌI: VINH – NHA TRANG  

 

7 - Con xin theo Thầy

 

Đến giữa năm 1949 mọi trở ngại gia đình đã được tháo gỡ. Những ngày ở trọ nhà anh Trần Đức Đào, chiều tối đọc kinh, sáng sớm đi lễ, tác giả như cá được thả vào nước. Nhất là những lúc quỳ gối trước Mẹ Maria, Chúa Giêsu thực sự đã trở nên người bạn đồng hành trong cuộc sống hiện tại đem lại ý nghĩa cho cuộc sống mà cách đó một năm tôi thấy như chỉ là những oan khiên nghiệp chướng mà Đức Phật chỉ đem lại cho một vài phút an ủi, rồi lại để tôi thui thủi một mình giữa đường đời cô quạnh. Mỗi lần chuông Truyền Tin gióng lên, đọc đến câu: ‘Và ở cùng chúng tôi’, tôi lại thấy như Đức Mẹ dẫn tôi đến với Ngài mà âu yếm bảo:’từ nay con không còn cô đơn nữa, Con của Mẹ đến với con đây’: tôi tìm được Chúa Giêsu là bạn. Tôi phát nguyện thầm dâng trọn cuộc đời cho Ngài, yêu mến tất cả mọi người trong Ngài, như Ngài, và nhờ Ngài.

 

Và từ trung tâm lò lửa yêu mến ấy, mối tương quan liên - ngã - vị khác bỗng như cũng được phần nào dự vào tuyệt đối tính và vĩnh cửu tính. Hiện thực là Đức Giêsu sinh hoạt trong mỗi linh hồn và trong Hội Thánh, nhất là trong các Bí Tích. Do đó, bước đầu là phải nhận bí tích Thánh Tẩy. Bí Tích Thánh Tẩy là bước phải đi tới. Chỉ còn vấn đề là thời điểm thuận lợi. Cái quyết định sẽ rửa tội, tôi chỉ mới nói với mình như thế vào những ngày đầu niên học 1948-1949, nhất là những lúc cầu nguyện tại nhà thờ Đông Tràng hay khi dự các buổi kinh chiều tại nhà anh Đào, nhưng chưa trình bày với ai cả.

 

Thế rồi lễ Giáng Sinh năm 1948 gần đến. Nhân dịp này tôi xuống Đức Thọ thăm gia đình anh Vương Đình Lương. Đêm Noel tôi dự lễ tại nhà thờ Nghĩa Yên. Ngày hôm sau được Linh Mục Vương Đình Ái mời dự bữa cơm mừng lễ với các giáo viên Đậu Quang Lĩnh. Sau bữa cơm tôi thưa với cha Ái về ý muốn lãnh nhận Bí tích rửa tội. Linh mục tỏ vẻ vui mừng và ngơ ngác bán tín bán nghi: - Thầy nói thật à? - Thưa cha thật đấy ạ! Cha Vương Đình Ái nói: - Giáo lý thì thầy đã học trong sáu năm tại trường Thiên Hựu, chỉ có việc rửa tội mà thôi. Thầy muốn khi nào? - Thưa cha, càng sớm càng tốt.

 

Về gia đình trình với thầy mẹ tôi ý định tòng giáo thì thầy tôi bảo: Con đã cho thầy biết tự sự, thầy đã thấy rõ rằng Phật giáo đối với con chỉ là một cách tìm an ủi thoa dịu ưu phiền mà thôi. Nhưng nếu con tìm được hạnh phúc trong niềm tin Chúa thì thầy cũng mừng cho con. Thầy chỉ ngại là việc con theo đạo sẽ bị hiểu lầm và xuyên tạc. Con cố tránh xa những chuyện dính líu vào chính trị rắc rối, cứ chuyên tâm vào đời sống tôn giáo thuần túy, khỏi liên lụy đến gia đình là được. Và sau đó, tôi đã cất bước... Ngày 9 tháng 1, năm 1949, tại nhà thờ Nghĩa Yên, linh mục rửa tội là cha xứ nghĩa Yên: L.M. Nguyễn Ngọc Bang, LM. dâng lể, cha xứ Yên Nhiên, L.M. Phúc. Cha đỡ đầu: Vương Đình Ái.

 

8 & 9- Cuộc đời hiến sĩ

 

Sự lo ngại của thân phụ tôi hình như có cơ sở: tôi trở nên đối tượng của một sự nghi vấn nào đó về chính trị. Sự hiện diện của tôi trở nên một thắc mắc, một đe doạ cho gia đình, có thể phiền đến thân phụ tôi. Do đó một tuần tôi chỉ về nhà vài buổi. Tôi cảm tưởng rằng sự thay đổi ấy có một lý do sâu xa hơn nữa: hình như trong mối tương quan liên ngã vị ở gia đình tôi đang đem đến một yếu tố mới. Ngoài cái phong thái một người con hiếu thảo, một anh trai hiền, một cậu tú bình dân, từ nay, nơi tôi bắt đầu có cái phong thái  của một người chỉ là người, thân hữu với bất cứ ai trong tình người thuần túy bình đẳng. Con người không nhãn hiệu, không danh vị nào khác ngoài cái ngã vị chủ thể của mình. Cái  hương vị tình người thuần túy, đặc điểm của Kitô giáo mà tôi nếm lần đầu tiên năm 1938, khi được vị linh mục giáo sư bắt tay mời ngồi vào chiếc ghế ‘phôtơi’ đối diện như trao đổi với một người bạn thân hữu. Nếu vô phúc mà các mối liên hệ tình đời bị sứt mẻ, đứt đoạn, thì tình anh chị em trong Đức Kitô muôn đời vẫn còn nguyên vẹn.

 

Tôi cảm nghiệm rằng nếu Thiên Chúa là tình yêu và con người được tạo dựng theo hình ảnh người, thì tự con người rốt cuộc cũng chỉ là tình yêu. Không yêu riêng một mình ai ngoài Chúa, vì chỉ trong Chúa mới thực hiện được cao vọng yêu mọi người. Yêu riêng mỗi người như chỉ có một mình người ấy, chứ không phải thương chung tất cả mọi người, nhất là không yêu chung Nhân Loại viết hoa. Chữ hoa ấy chỉ là hoa hòe, hoa cành lá, khác với chữ hoa viết riêng: Cô Xoài, cậu Ớt, ông Bưởi bà Chanh... đấy mới thực sự là đối tượng tình yêu chân thành. Con người chỉ tự thể hiện được chính yếu tính của mình trong tình yêu mà thôi. Và đó là ý nghĩa và cứu cánh của nhân sinh.

 

Vì thế, tôi nghĩ rằng người Kitô hữu sống độc thân dâng mình cho Thiên Chúa và trao ban cho mọi người, đem tình yêu đến cho mọi người, không nên gọi là ‘đi tu’, mà nên gọi là hiến dâng, hiến sĩ. Bởi vì chữ ‘tu’ dầu sao cũng mang theo một âm hưởng thoát trần, lánh thế, trong lúc người hiến dâng đời mình cho tình mến Chúa yêu người, đem tình yêu  đến cho mọi người, mời gọi mọi người sống tình yêu từng ngày, mọi nơi, mọi lúc như gieo mầm sống trong lòng Đất Mẹ để được triển nở trong lòng Cha trên Trời, chứ không phải ‘thoát trần một gót tiên thiên’, làm ‘cái thân ngoại vật’ để phiêu diêu lãng đãng: thế mới đúng là con người chân đi bén đất, vác thánh giá tình yêu nhỏ máu, mồ hôi, nước mắt sâu vào lòng đất cho đất nẩy mầm sinh hoa kết quả. (trg 102).

 

Tôi nghĩ, nếu năm 1949 tôi không được gìn giữ bao bọc bởi Hội Thánh Việt Nam trong Đức Kitô thì ngày nay tôi sẽ trôi dạt ở phương trời nào? Bên trong tâm hồn là như vậy, nhưng trong hoàn cảnh năm 1949 tại Khu Tư, với những biến cố gây nên do sự căng thẳng giữa chế độ mới và Hội Thánh thời ấy, những xích mích giữa chính quyền địa phương và Liên Đoàn Công Giáo thì sự có mặt của tôi tại gia đình và địa phương trở thành một chướng ngại...

 

Ý định dâng mình vào nhà Chúa càng trở nên kiên định trong lòng tôi. Các linh mục phụ trách Đại Chủng Viện Xã Đoài có ý khuyên tôi vào Đại Chủng Viện địa phận chuẩn bị làm linh mục triều. Nhưng tôi đã chọn cuộc đời tu sĩ. Mà lúc ấy ở Nghệ Tĩnh chỉ có một dòng tu duy nhất là dòng Phanxicô nên không có vấn đề chọn dòng này hay dòng khác.  Thế là niên học 1949-1950 tôi xin thôi dạy học tại Hương Sơn, xin phép thầy mẹ tôi xuất gia. Gia đình không cản trở, và vì tình trạng căng thẳng nói trên, nên tôi thấy đó cũng là một giải pháp ổn định. Tôi rời gia đình vào một chiều mùa thu năm 1949, sau buổi cơm tối. Tôi lặng lẽ rút lui bằng ngõ cửa sau bếp, gạt nước mắt quay đầu chạy, bên tai vang lên tiếng khóc thét của đứa em lên ba: ‘nỏ mô! nỏ mô!’ bày tỏ sự phản đối.”

 

Nguyễn Khắc Dương vào dòng Phanxicô sống đời dự tu đầu niên khoá 1949-1950. Tác giả nhập lớp mãn khóa (Finissant) với 12 khóa sinh (gồm có người viết này là Bửu Sao) đã học xong chương trình tú tài II, ban A (Cổ điển La-Hy), nay thêm tác giả là 13 người. Đầu niên học 1950 -1951, các chủng sinh đồng khóa vào Tập viện dip lễ Cha Thánh Phanxicô, ngày 04/10/1950. Từ nay tác giả mang tên dòng là Gabriel.

 

Mản năm Tập viện, sau ngày được khấn tạm 3 năm, bề trên quyết định đưa chúng tôi vào Nha Trang là nơi có Viện triết và thần học của dòng Phanxicô. Ngài xin phép chính quyền, song chờ đợi quá lâu không được trả lời, ngài quyết định cho chúng tôi đi lén ra Thanh Hoá, lánh vào một xứ đạo ở Sầm Sơn và đêm khuya xuống thuyền vượt biên ra Phát Diệm, lên Hà Nội rồi từ đấy vào Nha Trang.

 

TIẾT NĂM

TU LUYỆN

 

10 - Chặng đàng Thánh Giá

 

Từ năm 1954 đến 1956, Gabriel đã khởi đầu một chặng đàng Thánh Giá quyết liệt. Nhờ được an tâm về mặt gia đình, nên con đường tu trì của tôi, cho đến ngày vào Nha Trang và bị động viên giữa năm 1954, kể ra là rất thuận buồm xuôi gió, ít ra là về mặt ngoài. Trong thời gian ở Tập viện Vinh, đã có một sự kiện ảnh hưởng quyết định trên đời tôi. Đó là việc cha linh hướng cho tôi xem ‘Chuyện một linh hồn’ (Histoire d'une âme) của Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng, tôi vốn hướng lòng về một cuộc đời tịnh tu chiêm niệm mà nền tảng là nguyện gẫm. Tôi tìm đọc tiếp thánh Gioan Thánh Giánữ thánh Têrêsa Avila.

 

Từ khi còn trong Khu Tư, tôi đã trực cảm rằng  hình như con đường của mình là đường lên Cát Minh hơn là đường của vị thánh nghèo khó thành Assisio. Dòng Phanxicô dường như hơi có xu hướng bộc phát ra bên ngoài, thiên về cảm tính nhiều hơn. Vả lại trong tôi có cái gì không hợp với những cái khuôn khổ, lề luật, mực thước gò bó làm tôi thấy ngộp thở. Tôi thấy Chúa sống ba năm với các môn đồ cũng có cái gì bôn ba lãng tử. Một câu hỏi luôn luôn lởn vởn trong đầu óc tôi: tinh thần duy lý Hy Lạpduy luật Lamã, cũng như cái hiếu động và duy xã hội tập thể của Tây Phương có phù hợp với con người Đông phương không?

 

Đời các vị ẩn tu e có lẽ chính là điều tôi ao ước. Từ tấm bé hai chữ ‘tu hành’ luôn gợi lên cho tôi hình ảnh những vị thiền sư, đạo sĩ, mỗi người một mình ra đi theo con đường riêng của họ; cứ như thế mà theo kiểu gieo hạt tung rơi, chứ không thành luống, thành hàng. Có chăng thì chịu sự hướng dẫn nhất thời của một sư phụ, rồi lại ra đi một mình trên đường tìm gặp Chúa..; đó là huyền nhiệm chỉ có một mình mình với Chúa mà thôi...  cũng như Gioan Tẩy giả, giới thiệu mọi người với Chúa Giêsu, rồi rút lui để một mình họ đối diện với Ngài. (trg.119) 

 

Phần tôi, rời khỏi khí quyển Nhà tập, vào khuôn khổ học viện tôi thấy có một sự thay đổi: trước kia tôi là một người ham học, mê học, nhất là học triết lý. Nay tự nhiên tôi không còn mê học nữa, vì tôi đã gặp chính Đấng Chân Lý tự thân là Chúa Giêsu Kitô, như theo sách Gương Phước: ‘Các nhà thông thái hãy im tiếng để cho lời Ngài soi sáng’. Tôi thèm muốn cuộc đời của cô Maria, suốt đời ngồi dưới chân Chúa mà nhìn ngắm, lắng nghe. Bây giờ tôi chỉ muốn cuộc sống của các  thầy trợ sĩ (convers): cầu nguyện âm thầm trong sự kết hợp với Chúa.

 

Suốt 3 năm ở Nha Trang tôi đã làm phiền các cha phụ trách học viện và linh hướng về vấn đề này. Suy lại, tôi có nhiều tác phong thiếu khiêm nhường và yêu thương, thiếu tinh thần cộng đoàn thực sự. Những sự va chạm bên ngoài bắt đầu, dần dần tôi thấy như lạc lõng, việc tu đức còn có phần kém sút, một số tật hư thói xấu bắt đầu tái xuất hiện. Đời sống thiêng liêng của tôi do đó cứ giảm sút dần, ngày càng thấy nguội lạnh khô khan. Cha phụ trách môn triết đặt vấn đề vận động cho tôi được xuất ngoại chuyển sang tu dòng Cát Minh ở Pháp hoặc Ấn Độ. Nhưng với những người ở vào lứa tuổi như tôi, đang bị luật động viên quân sự chi phối thì việc xuất ngoại không đơn giản. Thế rồi, đùng một cái, tôi và một số thầy bị gọi trình diện nhập ngũ. (trg.123)

 

Thế là tháng 4 năm 1954 chúng tôi rời khỏi nhà dòng lên đường vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Bấy giờ quân đội Pháp đã tính chuyện rút lui, Việt Nam hóa toàn diện quân đội của chính quyền Quốc Gia. Tình hình chính trị thì đất nước chia đôi, mà  gia đình tôi lại ở miền Bắc. Rơi tỏm vào cuộc sống binh lính, đầy những tập tục không mấy thanh tao, tôi như rơi xuống hỏa ngục trần gian. Sau 6 tháng học tập, tôi được điều động lên Buôn Mê Thuột với cấp bậc thiếu úy, phụ trách Ban tiếp vận Phòng Tư, Quân Khu 2. Ngoài giờ làm việc tại văn phòng, cuộc sống của tôi là dự Thánh lễ, đọc kinh, lần hạt cùng một vài chủng sinh và tu sĩ bị động viên, sống tại phòng mặc áo lễ của nhà thờ tuyên úy.

 

Hai năm trôi qua vô sự, chỉ có một chấm đen là tin buồn về vụ cải cách ruộng đất tại miền Bắc. Thân phụ tôi bị đấu tố, kết án 20 năm tù, vừa đi cải tạo được vài hôm thì từ trần, còn gia đình thì mẹ và các em sống cơ cực. Tôi cậy trông vào mầu nhiệm ‘khổ giá với lòng tin vào tình yêu cứu độ, xa gần gắn liền với nổi khổ đau của Con người đau khổ trên Thánh giá. Hơi thở cuối cùng của thân phụ tôi trong rừng sâu miền núi Hương Khê, những giọt nước mắt của mẹ tôi, anh chị em tôi – khóc cha, khóc chồng –  không đến nổi là hoàn toàn vô nghĩa dưới cái nhìn của một Kitô hữu hàng năm ngắm Đàng Thánh Giá. (trg 126)

 

11 - Tinh thần bất định

 

Sau hơn hai năm quân vụ, vào khoảng tháng 7/1956 Gabriel giải ngũ, trở về nhà dòng. Cuối tháng 9, thầy cùng ba anh em khác được nhà dòng đưa sang Pháp tiếp tục học Thần học.

 

“Đúng ngày 4 tháng 10, nhằm lễ Cha Thánh Phanxicô, chúng tôi cặp bến tại Marseille và được đưa thẳng đến Học Viện Orsay, cách Paris khoảng 20 cây số. Ở đây bạn đồng tu toàn là người Pháp, từ phương trời nào cũng là anh em một đại gia đình thiêng liêng sống trong tinh thần nghèo khó, khiêm hạ, vui vẻ với ít nhiều tính nghệ sĩ phóng khoáng. Tại đây mối tình đầu với nàng Triết gần như là tắt ngúm. Nay tâm trí tôi hướng về một địa danh khác: Port Royal! Nay Port Royal chỉ còn là di tích một viện tu hoang phế, nhưng ba thế kỷ trước đó thiên tài Pascal đã lui về sống một cuộc đời ‘thần hiệp’, rời bỏ thế giới trí tuệ để đi vào thế giới của Đức Ái. Tâm hồn tôi luôn hướng về núi Cát Minh của Thánh Gioan Thánh Giá, như có ý thức rằng có lẽ  mình thuộc gia đình Cát Minh của Gioan Thánh Giá, và hai thánh Têrêxa d'Avila và Hài Đồng Giêsu.

 

Thế nhưng Gabriel bị ràng buộc bởi tình cảm gắn bó với gia đình Phanxicô, nơi đã dành cho anh bao nhiêu tình nghĩa anh em, cha con trong 5 năm. Xin chuyển sang một dòng khác không khỏi có một cái gì như là phụ ân, phụ nghĩa. Trong tình trạng như thế đời sống tâm lý của Gabriel trở nên lung lay: tâm chứng hồi xưa lại xuất hiện, anh gần như rơi vào tình trạng một kẻ bất thường, đến độ phạm phải một việc có tính cách là một ‘tội lỗi", vừa có tính cách là một tai nạn đối với một người anh em trong cộng đoàn. Sự việc ấy là dịp cho các vị có trách nhiệm quyết định cho Gabriel tạm ngưng đời sống tu hành một thời gian.

 

Thế là sau khi hết thời gian khấn tạm ba năm, tôi rời khỏi dòng Phanxicô ra ngoài đời sống một mình giữa kinh thành Paris phồn hoa đô hội, đầy trăm nghìn cạm bẫy: tình dục, tư tưởng chính trị v.v... với hai bàn tay trắng, một sức khoẻ sút kém, một tinh thần bị hoang mang đến cực độ! Lúc ấy anh Viện tôi là Tổng thư ký hội Liên Hiệp Việt Kiều, tổ chức các kiều bào có lập trường hướng về miền Bắc; tại tòa Đại sứ chính phủ miền Nam, một số bạn tôi lại là tay chân của các anh em Ngô Đình, cùng một số linh mục muốn tôi trở nên cán bộ cho chủ nghĩa Nhân Vị! Đó là chưa kể đến các ông Phan Huy Quát, Hà Thúc Ký, Đặng Văn Sung, hết thảy đều là con cái của những người bạn đồng liêu với thân phụ tôi.

 

Nhưng đối với tôi, tất cả đều vô nghĩa, không có tác dụng gì cả! Ngay đến việc ghi danh học triết tại Sorbonne, cái giấc mộng lớn nhất năm học trường Khải Định, nay ở trong tầm tay, tôi cũng không màng. Tất cả: Vanitas vanitatum! (‘phù du và phù du’) Quyết định đầu tiên là trở về Việt Nam ngay tức khắc. Bề trên dòng gợi ý tôi ghé qua Roma hành hương, tôi cũng chẳng thấy gì hấp dẫn, không khéo nhìn sự thực lại có điều thất vọng. Chầu Mình Thánh Chúa tại một túp lều tranh, tại một xóm nghèo ở miền thôn dã ở Việt Nam có lẽ gần Nadarét hơn, gần Bêtania hơn. Các viện phung hủi ở Quy Hòa, Di Linh, Núi Sạn Nha Trang có lẽ gần Golgotha hơn. Ở trần gian này, đâu có Mình Thánh Chúa là có đỉnh Tabor, là có Núi Sọ; còn ngoài ra thì ở đâu cũng là hình bóng thế gian này rồi sẽ qua đi mà thôi! Tôi hình dung về Việt Nam sẽ xin trở lại dòng Phanxico với tư cách là cư sĩ (Oblat), miễn sao được ở dưới cùng mái nhà với Mình Thánh, Máu Thánh Chúa là lý tưởng, còn thì làm gì cũng được.

 

Tôi đã lấy vé máy bay do nhà dòng đài thọ, nhưng anh Viện tôi cứ khuyên tôi ở lại Pháp. Cha Pacifique Nguyễn Bình An, bấy giờ bề trên dòng Phanxicô Việt Nam, viết thư bảo ngài sắp sang Paris, hãy đợi ngài gặp đã rồi hãy quyết định. Khi sang, ngài thuyết phục tôi nên ở lại Pháp, ghi danh học Sorbonne, nói rằng Hội Thánh Việt Nam rất cần những người có trình độ văn hóa cao, tôi là người đã được nhà dòng tốn kém nhiều công sức gởi sang Pháp thì tôi có bổn phận phải biết lợi dụng thời cơ thuận tiện mà trau dồi kiến thức. Ngài nói: anh phải khiêm tốn theo con đường dung thường, đừng liều mình vào con đường đặc biệt, trừ khi có dấu gọi rõ ràng. Cứ ở lại học Sorbonne, đồng thời xin Chúa soi sáng thêm, tìm ơn kêu gọi. Đừng có ngại khó khăn một mình ở Paris, tôi sẽ giúp đỡ anh. Tôi vâng lời ngài ở lại Pháp.

 

TIẾT SÁU

TÌM MỘT NẾP TU: ĐALAT – BUÔN MÊ THUỘC – SAIGON

 

12 - Tìm một nếp tu

 

Thế là từ năm 1957 đến 1960 – là năm tốt nghiệp Cử nhân triết học, Nguyễn Khắc Dương sống cuộc đời của một du học sinh tại Pháp một phần nhờ sự giúp đỡ của dòng Phanxicô Paris, một phần do tiền trợ cấp cho các sinh viên nghèo lưu trú ngụ tại ký túc xá do một linh mục Hội Thừa Sai chủ trương, một phần do thù lao kèm dạy trẻ em về các môn La-tinh, Anh văn. Tác giả tự thú: 

 

Xét mình lại có lẽ tôi đã không làm tròn bổn phận, mà chỉ vâng lời hứa nửa vời: suốt 9 năm ở Pháp, nỗ lực của tôi là kiếm một dòng tu, chứ việc học triết thì đã học hết chương trình ở học viện Phanxicô Nha Trang. Hình như cuối cùng tôi chỉ thâu nhận những gì là Kitô-tính trong các tổng hợp gọi là văn minh Âu-Tây, còn những cái khác như duy lý Hy lạp, duy luận La-mã, ngoài Kitô giáo tôi đều dị ứng và không chấp nhận. Trong tôi dường như vẫn còn có cái ‘hạt nhân đồ nho không gì phá vỡ được.

 

Triết học Tây phương có thể là sắc bén, đôi khi sâu sắc, nhưng ít thâm thúy, tất cả như bị phạm trù hóa, đối thể hóa, ngôn từ hóa, hệ thống hóa, cơ giới hóa một cách khủng khiếp. Thỉnh thoảng có Pascal, Kierkegaard, Bergson, Max Scheller, Gabriel Marcel, nhưng dường như các triết gia này bị xem như dòng phụ lưu ngoài lề. Trừ Pascal ra tôi không hề tôn nhà triết học Tây phương nào làm ‘thầy’ được cả. Tôi quan niệm triết học là ‘tầm sư học đạo’ chứ không phải nghe tư biện vòng vo. Một khi biết thày Khổng, thày Lảo, tôn sư Thích Ca, và cuối cùng là Thày Chí Thánh Giêsu, thì ngồi nghe bình giảng về Platon, Aristote, Spinoza, Kant, Hegel... chỉ là làm lãng phí thời giờ, ngoài việc lấy bằng làm nghề ‘giáo sư triết học’ mà thôi!

 

Điều tôi học được nơi các vị giáo sư là thái độ trí thức của họ: khiêm tốn, liêm khiết trí tuệ, thận trọng trong phán đoán, tôn trọng quan niệm người khác. Đó là bài học quý giá nhất mà các giáo sư dạy cho tôi. Họ giúp tôi biết thế nào là học, là tri thức, chứ không phải là vẹt, là học phiệt, thế nào là trao đổi, là tìm kiếm, là trình bày. Bài học ấy có thể tóm lượt như sau: CHÂN LÝ  không phải là một giá trị lý tưởng mà mỗi người giành nhau như một đồ vật để được độc quyền ban bố. Bài học ấy không có bằng cấp, nó chỉ toát ra từ tác phong, là cung cách, là con người giảng dạy. Thái độ khiêm nhường ấy bắt nguồn từ sự khiêm nhường của Vị đã tự xưng mình là Chân Lý, nhưng lại cúi đầu rửa chân cho các môn đệ. Pascal, Kierkegaard, Gabriel Marcel, Louis Lavelle, Henri Bergson cũng đều là những con người tắm mình trong tinh thần Kitô giáo một cách sâu đậm.

 

Vào năm 1961, tình cờ tôi gặp một linh mục dòng Biển Đức (Bénédictin). Ngài khẳng định tôi có dấu chỉ sống đời chiêm niệm, và giới thiệu tác giả với cha Victor de la Vierge, bề trên dòng. Sau hai năm được ngài hướng dẫn, ngài quyết định cho tôi vào nhà tập. Tôi tưởng là thuyền sắp cập bến, ai ngờ sau khi được khám sức khoẻ, vị bác sĩ của dòng sợ tôi không kham nổi cuộc sống ràng buộc của một dòng tu.

 

Bà cụ cho tôi thuê nhà ở trọ thường hay lui tới nguyện đường ‘Corpus Christi’ thuộc dòng Thánh Thể. Bà giới thiệu tôi với linh mục thuộc tu viện ấy. Sau một năm theo dõi, vị bề trên tỉnh dòng Thánh Thể Paris lại sợ tôi không đủ sức khoẻ, nên không đồng ý nhận tôi vào dòng.

 

Thấy mọi con đường đưa đến đời tu trì đều bị tắt nghẽn, tôi lại có ý định trở về miền Bắc Việt Nam, như một số  linh mục thuộc giáo phận miền này được gởi đi du học, mặc dầu luận án tiến sĩ chưa hoàn tất. Tôi có đề cập với anh Viện tôi về vấn đề này, nhưng anh tôi cho tôi hiểu rằng việc ấy khó mà thực hiện được.

 

Trong khi tâm thần bất định, một linh mục thuộc dòng Biển Đức cũng đang tìm một hình thức đan tu nhẹ nhàng, nhỏ bé và âm thầm hơn hình thức các đan viện cổ truyền, ngài giới thiệu đương sự với một cộng đoàn nhỏ 3 tu sĩ ở miền Bắc nước Pháp, thuộc đan viện Le Bouveret (Thụy Sĩ), sau một thời gian trao đổi, đương sự được chấp nhận dự tu ở cộng đoàn nhỏ ấy. Nay gặp được một hình thức mới gọn nhẹ, thanh đạm, nguyện đường đơn sơ thu gọn bên dòng suối, dưới lùm cây, ẩn chìm giữa cảnh thiên nhiên, có phần gần với các thiền viện, các am tu ở Á Đông, Dương liền xin gia nhập và được đón nhận với tất cả sự thương yêu và tin tưởng. Đó là khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10/1963. Cuối tháng 10/63 lại được đưa sang Tập viện Le Bouveret.

 

Thế là cái khuôn khổ của dòng Biển Đức lại đè nặng lên tâm hồn tôi, và chế độ ăn uống lại làm cho sức khoẻ tôi đâm ra trục trặc. Thế là tôi lại phải cáo lui, rời tu viện trở về Pháp. Có lẽ tôi quá tài tử chăng? Cái hình ảnh ‘tam hợp đạo cô’, mây ngàn hạc nội quá ăn sâu vào tâm hồn tôi rồi chăng? Sau này khi trở về Việt Nam,1965, L.M. Nguyễn Bình An, bề trên dòng Phanxicô nói: E có lẽ cậu có ơn kêu gọi như Benoit Labrevị thánh hành khất? Tôi nhớ lại lúc bé, đôi khi mẹ tôi vừa giận vừa mắng yêu:‘Lơ đãng như con rồi thì chỉ có bị gậy ăn mày!’ Thế rồi tôi lại lủi thủi lang thang trên các vệ đường Paris. Gần 40 tuổi đầu  mà vẫn còn mơ đến một dạng tu trì nào đó, như bị tiêm nhiễm từ tấm bé bởi giọng ngâm thơ của một nhà nho mạt vận trong ánh hoàng hôn ở thành nội Huế:

‘Mưa Âu, gió Mỹ tràn sông nứi,

 Của Khổng sân Trình biết có ai?’

 

Ở trong tôi như thừa kế cả một u hoài của một nền văn hóa cổ truyền đã bị quét đi trước làn sóng gọi là văn minh vật chất, cơ giới của Âu Tây. Niềm u hoài tưởng tìm được an ủi trong hương vị ‘thiền’ của Phật giáo, nhưng cuối cùng chỉ thực sự được giải tỏa ở trong đức tin Kitô giáo mà thôi.” (trg 146)

 

13 - Cuộc sống tài tử

 

Thế là cuối năm 1965 Nguyễn Khắc Dương trở về miền Nam Việt Nam. Nguyễn Khắc Viện, người anh cả, cũng đã về miền Bắc một năm trước đó. Có người miền Bắc nghi ngờ cho Dương là người của Viện gài ở miền Nam, trong khi một vài bạn cũ giữ chức vụ cao ở miền Nam lại tránh né không muốn gặp Dương. Giáo sư Nguyễn Văn Trung muốn đưa tác giả vào dạy tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn mà không được. L.M. Nguyễn Bình An giới thiệu người dạy triết học tại trường các nữ tu dòng Phaolô đường Cường Để.

 

Đầu năm 1966 L.M. Nguyễn Văn Lập, viện trưởng viện Đại Học Đàlạt mời tác giả lên dạy triết tại đó. Vào năm ấy, hai người bạn đồng khóa là Nguyễn Khắc Dương và Bửu Sao (hồi ấy Bửu Sao là giáo sư Văn Minh Học trường Võ bị Đàlạt), hội ngộ tại khu cư xá Đại Học sau 17 năm xa cách. Cả hai người cùng Giáo Sư Đoàn Mười hoạt động trong Phong trào Pax Romana tại Trụ sở Thánh Tâm của L.M. Gagnon, dòng CCT.

 

Tác giả kể tiếp: “Cuộc sống của tôi có chăng như là một ký túc viên cao cấp, chẳng sắm sửa gì, chẳng có ý định gây dựng gì cả. Ai giao việc gì thì làm việc ấy, lương bổng đưa bao nhiêu nhận bấy nhiêu, tiêu bấy nhiêu. Ai cần mượn thì cho mượn, có thì trả, không thì thôi, nhất là đối với các sinh viên nghèo, chẳng dành dụm gì cả, không chủ trương giúp đỡ ai lâu dài, vì không muốn ràng buộc ơn nghĩa với ai. Tôi tự xem như một quán nước bên đường, thấy ai đi qua thì mời uống bát nước chè xanh, ăn củ khoai lang qua loa thôi!

 

Tôi dạy học tương đối có kết quả nên dần dần được các đồng nghiệp chấp nhận, và được mời đi dạy một số giờ tại hai Đại học Sài gòn và Huế. Tôi dạy tuy tận tâm nhưng hơi ‘tài tử’, tự xem mình như là một phụ khảo, chứ không là một giáo sư, cũng vì về học vị tôi chỉ có bằng Cử nhân mà thôi. Do đó không có giáo trình, không cho in sách vở báo chí gì cả. Bài giảng, ai ghi chép lại mà muốn nhân lên phục vụ anh em cùng lớp tôi chỉ sửa lại vài chổ, rồi tùy ý họ muốn làm gì thì làm.

 

Sau vì không có người thay thế, tôi được Hội Đồng quản lý Viện mời giữ chức vụ Trưởng ban Triết học, và quyền Khoa trưởng Khoa Văn. Tuy học vị không có là bao, nhưng dần dần có một vị trí nào đó trong giới Đại Học. Mặc dầu vậy tôi vẫn không xem đó như là sứ mạng của mình, nên không để lại một công trình nào cả. Chăm chú từng việc một, gặp gì làm nấy, làm hết mình, nhưng xong việc là thôi, rồi sang việc khác, như kẻ phục dịch, bảo gì làm nấy. Tận tụy nhưng tài tử, cần mẫn nhưng lung tung lang tang; lại còn cái việc hay lết vỉa hè, các quán cà phê, gặp ai cũng chuyện trò, cũng ăn uống, lân la với đủ hạng người, kể cả cao bồi, hành khất và gái giang hồ, bất chấp mọi quy định thói thường của xã hội. Nói chung tôi có tâm tư của kẻ lữ hành giữa những người lữ hành như chưa tìm được đâu là chổ ở, và cứ như là kẻ nghĩ rằng ngày nào đó lại nhổ lều đi cắm nơi khác. (trg.152) 

 

Từ năm 1975 đến 1986, tôi đổi nơi cư trú trên 10 lần, mà đến nay  cũng không nhà, không cửa, không tài sản, không vị trí, cả trong Giáo Hội cũng như trong gia đình, ngoài xã hội, cũng chẳng biết mai đây tôi từ trần, ai sẽ là kẻ lo việc vùi cái thân xác này vào lòng Đất Mẹ để linh hồn về với Chúa Cha trên Trời? Tôi như kẻ mất mát cái gì mà tìm chưa thấy, hoặc tệ hơn nữa, như kẻ đi tìm cái gì mà mình cũng chưa rõ là tìm gì nữa! Tôi không phải là‘moine défroqué’, tu vất áo, mà là ‘moine manqué’, tu hụt, như hụt tàu, thậm chí không có tàu mà đi. Cuối cùng thì tôi chờ đợi một cái gì, cái gì tôi không rõ!

 

Bề ngoài nhiều người lầm tưởng tôi đi khá xa trên đường nhân đức!!! Không phải thế! Tôi không màng danh lợi chẳng qua vì bản tính tự nhiên, không ham cái ấy, có lẽ rằng nếu không biết Chúa, tự nhiên tôi cũng thế mà thôi. Kinh nghiệm về danh lợi của thân phụ tôi đã làm tôi sáng mắt theo sự khôn ngoan triết lý tự nhiên, chứ không phải theo tinh thần nghèo khó Tin Mừng đâu, chẳng có gì là cao thượng cả. Về lòng thương người, tôi nặng về cảm xúc, không chịu được cái cảnh khổ của người khác, na ná như người không đủ can đảm thấy kẻ bị thương, chứ không phải là thực sự yêu người theo đúng nghĩa Tin Mừng đâu!

 

Thế nhưng, đây là sự kỳ diệu của Thiên Chúa, Chúa che mắt không cho ai thấy sự thực như vậy, cho nên đối với một số anh chị em, đời sống của tôi có tác dụng xây dựng (édifiant), có thể như là gương sáng!!! Nếu có ai nhờ vậy mà thêm phần được ảnh hưởng tốt, thì hoàn toàn là việc của Chúa làm... thế mà, khốn nạn cho tôi! đôi lúc tôi cũng đã để cho cái ‘tự phụ’ rởm len lỏi vào tâm hồn, tự cho mình là tốt. Nghĩ lại mà xấu hổ!

 

TIẾT BẢY

MẪU NGƯỜI GIEO HẠT GIỐNG CHÚA

 

14 - Tự vấn, xét mình

 

Năm 1965 tác giả trở về Việt Nam, “hầu hết các bạn bè ở Pháp, ngay cả vị giáo sư bảo trợ luận án tiến sĩ cũng bảo tôi là điên! Rõ ràng 'cây cao bóng mát không ngồi, em ra đứng nắng trách trời không im'.  Thay vì an bình trong một tu viện hay một ghế dạy học ở Pháp, hoặc một công tác ở Unesco như một số bạn bè, lại khăn gói trở về Việt Nam để chẳng làm nên tích sự gì cả về bất cứ bình diện nào! Và cuối cùng là những dòng mua vui tẻ nhạt này! Nếu Chúa ban cho như gốc cây, quán nước, khách ghé lại dừng chân chốc lát, rồi lại ra đi, thì cũng là quá sức hèn mọn của mình rồi, chỉ nhờ ơn Chúa ban mới được đó thôi!”

 

Tác giả tự xem như là đứa con hoang đàng trở về nhà Cha, sau khi phung phá bao nhiêu của cải: vật chất có, trí tuệ có, thiêng liêng có, thế mà lại trở về tay không! “Suốt 21 năm trời, từ 1954 đến 1975, tôi đã quên bẳng đi lời nhắc nhở của Chúa về việc luôn luôn tỉnh thức và cầu nguyện. Xin ghi lại đây bài học ấy để anh chị em độc giả cũng ôn lại kẻo quên, kẻo vô cùng nguy hiểm tai hại!”

 

1/ về mặt chuẩn bị tâm hồn, để trưng rõ bằng chứng tác giả phô bày sự lợn cợn của mình: “trong hai câu Ai mệt nhọc hãy đến cùng ta, và ai theo ta, hãy vác thập giá mà theo ta, hình như tôi chỉ thực sự nghe câu thứ nhất, còn câu thứ hai chẳng khác nào lý thuyết suông thôi! Tôi chỉ chạy đến Chúa để tìm nguồn an ủi, chứ chưa hề nhỏ một giọt mồ hôi nào vì danh Chúa cả! Các sự đau đớn toàn là do bên ngoài đến chứ tôi không tự ý tới đón gặp chúng. Nói tóm lại, suốt 20 năm, tôi chỉ tìm chính mình tôi, dù là tìm một đường tu trì, chứ không phải thực sự tìm Chúa. Cái ‘tôi’ vẫn còn chiếm hữu chính mình, không chịu nhường ngôi cho Thiên Chúa và tha nhân.”

 

2/ Về mặt chuẩn bị tâm tư, những giá trị về kiến thức cũng như về luyến ái, tác giả đã tự mình khinh chê, thay vì dứt bỏ, từ khước vì tình yêu Chúa, về gia đình, tác giả đi đến với Hội Thánh cũng như con chim khi bị bão tố phá vỡ tổ ấm, đi tìm một tổ ấm khác. Rồi tác giả tự xét mình: “về học vấn, khi tôi đến trường Sorbonne thì tôi đã chán ngấy cái học sách vở rồi, thay vì vâng theo ý Chúa để cố gắng thành đạt để còn giúp ích Hội Thánh hơn! Về danh lợi, hai cuộc cách mạng 45 và 63 đã cho tôi thấy mọi sự là hư không, đáng lẽ tôi phải cố gắng lấy một chức vụ nào đó dù là ớn ngấy để đóng đúng vai trò của mình.

 

Suy cho cùng, trên thực tế, tác giả tự phê phán là đã tìm đời tu theo tinh thần ‘hiền triết’, tìm giải thoát khỏi mọi vấn vương hệ lụy cho mình chứ không có gì là hiến dâng cho Thiên Chúa để phục vụ Giáo hội và tha nhân cả! Chẳng vậy mà tôi hễ cứ nhào vào dòng tu nào là y như bị dội ra, vì lẽ quá ham mê đời tu kiểu ngoại giáo (thoát tục, tị thế) nên bị Chúa khước từ chăng?”

 

Tác giả tiếp tục tự phê rằng vì mải mê đọc những loại sách ‘gương phước’ như Tanquerey, Dom Marmion, Lallement, Gatry, Condren, Gioan Thánh Giá.. mà tác giả tự chẩn bịnh là bị bội thực về mặt này. “Thêm vào đó những phần hổ lốn, thập cẩm là những hiểu biết sơ khai của tôi về Nho, Lão, Phật, khiến tôi đã có những ước mơ thần hiệp quá sớm, quá vội, vượt quá sức mình, như ‘tẩu hỏa nhập ma’! Thuốc chữa là biết phận mình mà kêu lên lời cầu: Từ đáy vực sâu con kêu lên cùng Chúa.

 

3/ Về đời sống nội tâm tác giả cảm nhận như có sự thiếu quân bình. Trong 20 năm tác giả đã sống đời tu về mặt lý trí, cảm xúc nhiều hơn là dựa trên nền tảng ý chí, không mấy thực hành những điều đã học, tự học môn thần nhiệm học (théologie mystique) một cách vô kỷ luật, do đó đã rơi vào cái đại họa ‘đa thư loạn tâm’.

 

Tác giả nhận xét: “Cái đà này mà không có những biến cố 75-76 chận đứng lại cái 'mộng du thần hiệp'  thì chưa biết tuột dốc xuống vực thẳm nào! Cái tệ hại của xu hướng thần hiệp tự nhiên, tác giả cho biết, là săn tìm cảm thức thần hiệp, để hưởng thụ như một thứ khoái lạc cao thượng, tinh vi, thưởng thức thần hiệp ở mức độ 'tâm thức' do kỹ thuật tu luyện theo kiểu Yoga, chứ không phải là một ân sủng từ Thiên Chúa. (trg 187)

 

Rồi tác giả kết luận: “Đây là cả một sự lệch bước sa lầy kéo dài có thể nói là  từ năm 1951 đến năm 1984: trên 30 năm trời, mà trên đây tôi đã tạm gọi là lệch bước 'ngộ đạo' (gnosticisme) và đời thần hiệp (mysticisme) một cách ít nhiều vô thức!

 

15 - Người gieo giống Tin Mừng

 

Thế là trên 210 trang giấy tác giả Nguyễn Khắc Dương đã mô tả cuộc đời phiêu bạt của mình trải qua ba chế độ chính trị thế trần, sống trong lòng Giáo Hội qua mọi cảnh ngộ đầy gian truân thử thách mà phải lựa chọn, lựa chọn để rốt cuộc tìm thấy chân lý duy nhất: “chỉ có chế độ Nước Trời là muôn thuở, ở khắp mọi nơi, mọi lúc ở chính trong tâm hồn của những ai mến Chúa yêu người; cho nên cũng chẳng có gì phải chạy trốn nơi này sang nơi nọ; đâu đâu Chúa cũng ở trong lòng mình. Sự lựa chọn là lựa chọn từng giây, từng phút giữa Thiên Chúa và ma qủy, mà trận địa là chính lòng mình.”

 

Tác giả đã hiến dâng trót đời mình để cảm nghiệm được chân lý siêu phàm ấy. Vậy trước tiên phải chết đi với con người cũ, là vào các năm từ 1945 đến 1949 (các đoạn từ 1 đến 6). Rồi qua hai cuộc tái sinh: Cuộc tái sinh thứ nhất trong các năm 1949 và 1975 mà tác giả gọi là hai năm đại hồng phúc (các đoạn từ 7 đến 11). Rồi đến một thời kỳ thai ngén, là thời kỳ phải đi học tập cải tạo sĩ quan chế độ cũ sau vụ cộng sản tiếp thu Viện Đại Học Đà Lạt, từ 24/4/75 đến 25/8/76: “16 tháng! khác nào như thời gian nhà tập của một dòng tu, 16 tháng thật sự được học. Đấy là thời gian cho tôi đào sâu và kiểm nghiệm từ những nhu cầu thấp nhất của sinh-thể-lý đến những kiến thức về tâm lý, thể lý, xã hội, siêu hình, luận lý, tất cả đều được rà lại cả. (các đoạn 12-13). 

 

Và bài học thiết cốt mà tác giả đã nhấn mạnh là bài học tự biết mình: γνωθi σεαυτoν của Socrate. “Tôi rời khỏi trại học tập với bài học quý giá vô cùng là: mình chỉ là một đứa tồi, rất tồi, nếu không có Chúa nâng đỡ ban ơn thêm sức cho thì cái khả năng ‘bán Chúa’ như Yuđa không phải là không có cơ xảy ra.” Cuộc tái sinh thứ hai khởi đầu ngày 25/08/1976 là năm Nguyễn Khắc Dương ra khỏi trại cải tạo, "ngày Chúa đưa tôi vào cuộc trở lại lần thứ hai, đưa đời tôi  lúc 50 tuổi bước sang một giai đoạn mới hoàn toàn.” ( đoạn  14)

 

Sau ngày trở về viện Đại Học Đà Lạt, tác giả không được Nhà nước lưu dụng lại bắt đầu tự mưu sinh bằng cách làm vườn trồng rau, đôi lúc với sự trợ giúp vì lòng từ thiện từ một số anh chị em phần đông là người xa lạ. Rốt cuộc một câu tự thú: “Chúa đã đặt vào tay tôi khá nhiều vốn liếng về mọi mặt, mà tôi đã lãng phí hoàn toàn! Nay tôi biết Chúa quan phòng đầy xót thương, đã chẳng nỡ để tôi mất linh hồn, nhưng theo Chúa đâu phải chỉ để khỏi mất linh hồn, mà để góp phần vào cơ nghiệp chung.” (trg 213)

 

THAY LỜI KẾT

 

Tất cả các bài học mà tác giả muốn chia sẻ cùng chúng ta trong cuốn hồi ký độc đáo này đã được kết thúc trong một nghiệm cảm chân lý:  Những giây phút tuyệt vọng nhất chính là giờ của Thiên Chúa ra tay (les heures les plus désespérées sont les heures de Dieu).” Giờ mầu nhiệm Chúa đã ra tay trên Maria đã khiến Maria cất lên Thánh vịnh Magnificat: “Vì Chúa đã đoái nhìn đến thân phận nghèo hèn của tôi.” Dùng lại lời đó làm đề tài cho cuốn sách, tác giả đã cảm nghiệm rằng Thiên Chúa đã chọn những giờ phút tuyệt vọng nhất của đời mình để cũng ra tay như thế.

 

Thật ra, từ hàng đầu đến hàng cuối của tác phẩm, chỉ có một bài học, một bài học sáng giá, đáng giá hơn cả nghìn vàng, được kết tụ từ những hạt giống Tin Mừng mà chính tay Chúa đã sai người mang vào vung vãi khắp các thửa vườn Giáo Hội Việt Nam. Hạt giống ấy là đức khiêm nhường mà, nói gì trên trần gian, chính trong Giáo Hội, và riêng trong Giáo Hội Việt Nam là cả một sự thiếu vắng!

 

Đọc cuốn sách này, tôi (Bửu Sao) nghĩ đến một vai trò trong kịch phẩm có một nhan đề liên hệ: Lời Truyền Tin Cho Maria (L'Annonce faite à Marie), của Paul Claudel. Pierre de Craon, một người đã mắc phải chứng bệnh phung hủi, thế mà Thiên Chúa đã dùng làm thợ cả, maître d'oeuvre, trong công cuộc xây cất tòa nhà Hội Thánh Chúa, ‘rồi mỗi viên đá của tòa nhà không tự chọn lấy chỗ cho mình, mà chính Chủ xây đã tự tay chọn lấy; tảng đá đặt nền móng không phải là loại đá để xây nóc’ (‘ce n'est point à la pierre de choisir sa place, mais au Maître d'oeuvre qui l'a choisi: celle qu'il faut à la base n'est point celle  qu'il faut pour le faîte’. (L'Annonce faite à Marie. Gallimard. 1993. p. 49). Trong Tin Mừng chính Chúa Giêsu cũng đã nói về mình: Hòn đá đã bị trần thế loại bỏ đã được chọn làm đá góc.

 

Giáo sư Nguyễn Khắc Dương đã chia sẽ bài học xây cất này bằng những trải nghiệm của suốt đời mình. Chính những cái gọi là thất bại ê chề được nói lên trong suốt 247 trang giấy, đấy là những hạt giống Tin Mừng Chúa muốn tác giả đặt vào lòng bàn tay của mỗi một tín hữu chúng ta.

 

Anh Nguyễn Chính Kết đã cho thấy “SỞ NGUYỆN” của giáo sư Nguyễn Khắc Dương , chỉ mong là một hành giả như phận hèn đơn bạc ‘sống vô gia cư, tử vô địa táng’, để trở nên những mảnh bụi lót chân cho khách qua đường nơi trần thế:

 

SỞ NGUYỆN

 

Hành giả dừng chân tạm vỉa hè,

Tấm thân đất chở với trời che.

Cảm người bươn chải vòng cơm áo,

Thương kẻ bôn ba nhịp ngựa xe.

Trần sắc mười phương đau đớn thấy,

Thế âm bốn cõi xót xa nghe.

Bao giờ cát bụi hoàn nguyên thể,

Nguyện lót êm chân khách vỉa hè.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!