Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
NHỊP SỐNG TRONG TUẦN - TUẦN XXV/C

 

Từ thứ hai ngày 19/9 đến thứ bảy 24 /9 :  Lc 8 ,16 –18  đến Lc 9 ,43b – 45

 

Thứ hai ngày 19 / 9  : Lc  8 , 16 – 18

Nội dung Tin Mừng  :

  • Chúa nói về ý nghĩa  và mục đích của  việc đốt đèn để có ánh sáng ,

  • Không gì che giấu mãi được , nhưng tất cả rồi sẽ được tỏ bày ,

  • Để ý đến điều mình nghe : ai được thì cho thêm ; còn ai không có , thì cái họ tưởng mình có ,

cũng sẽ bị lấy đi mất ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Chẳng có ai đốt đèn , rồi lấy hũ che đi hoặc  đặt dưới gầm giường , nhưng đặt trên đế , để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng . ( c . 16)

  • Vì chẳng có gì bí ẩn mà lại không trở nên hiển hiện , chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết và không bị đưa ra ánh sáng  ( c . 17)

  • Hãy để ý tới cách thức anh em nghe  ( c . 18a)

  • Vì  ai đã có , thì được cho thêm ; còn ai không có , thì ngay cái họ tưởng là có , cũng sẽ bị lấy mất ( c . 18b)

Một vài suy nghĩ :

Chuyện đốt đèn lên để làm gì hay chuyện che giấu việc này việc kia trước sau gì cũng bị lộ ... thì là những gì chúng ta vẫn thấy xảy ra hằng ngày ... Ngày xưa , khi người ta chưa có điện để mà dùng , thì  đêm đến, ngọn đèn hột vịt được thắp và có thể bị che đi một chút , nhưng mục đích vẫn là để đủ sáng cho người trong nhà thấy đường đi việc cần này nọ ...Ngày nay thì cái  “ đèn ngủ” ... đã thay thế ...Rồi chuyện che giấu , dối trá ... thì tác giả Khuyết Danh cũng có một câu nói :  -  Bạn có thể lừa một vài người trong tất cả mọi lần ; - Bạn có thể lừa mọi người trong một vài lần ; - Nhưng bạn không thể lừa mẹ mình được , vì mẹ sinh mình ra và mẹ biết mọi sự về mình ... huống chi là Thiên Chúa ... Vấn đề ở đây là Chúa yêu cầu mình để ý đến  cách thức nghe  : Nghe chỉ để mà  nghe , nghe tai nọ lọt qua tai kia , nghe như đàn gảy tai trâu... thì nghe cũng như không , nghe tệ hơn điếc ... Vậy mà – coi chừng – đấy lại là tình trạng của đa số những người tin đứng trước giáo huấn của Lời Chúa ... Bằng chứng ư ? Nghe mà có thấy thay đổi gì đâu!!! Vì thế cho nên cái mà họ tưởng rằng có thì cũng bị lấy đi mất !!!

Một mẩu tin

Truyền Hình đưa tin : một người đàn bà đã thuê người chặt nửa bàn tay , nửa bàn chân của mình rồi đặt bên đường xe lửa để tạo hiện trường tai nạn hầu có thể nhận được gói bảo hiểm khoảng gần 4 tỷ đồng...Người ta đã điều tra và thấy đấy là một hiện trường giả ... Kết quả trước mắt là chị  bị tháo khớp vì vết thương ở tay và ở chân đã bị hoại tử ...

 

Thứ ba ngày 20 / 9 : Lê thánh An-rê Kim Tê-gon và Phaolo Chong Hasang và các bạn tử đạo :  Lc 8 , 19 – 21

Nội dung Tin Mừng :

  • Mẹ và bà con , anh em trong gia đình đến gặp Chúa ,

  • Chúa tận dụng hoàn cảnh ây để nói đến mối tương giao huynh đệ của những người nghe và sống Lời Chúa .

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Mẹ tôi và anh em tôi , chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành ( c . 21)

Một vài suy nghĩ :

Có lẽ cũng có người – khi nghe đoạn Tin Mừng này -  thấy trong lòng không được vui lắm ...Cứ nghĩ lả chắc Đức Maria và những người bà con huyết thống của Chúa ở Nazareth sẽ buồn lắm ... Thật ra thì cũng có chuyện họ muốn đến đem Chúa Giê-su về vì  thấy Người nhiệt thành quá trong công cuộc rao giảng của mình ... Tuy nhiên – nếu nhìn vào sứ mạng của Chúa – thì những “ suy nghĩ ”  ấy chẳng làm vướng bận chi đến hành trình của Chúa : hành trình tạo nên một Gia Đình của những người nghe và sống lời dạy của Tin Mừng Người rao giảng ... Cái gia đình này không biên giới ... Câu chuyện của những vị tử đạo đất nước Hàn Quốc mà Giáo Hội  tôn vinh hôm nay cho chúng  ta sống mối tương giao huynh đệ mang tính toàn cầu hóa của Gia Đình những người tin ...

Thánh Anrê Kim Têgon và thánh Phaolô Chong Hasang

Thánh Anrê Kim Têgon – Linh Mục đầu tiên của Hàn Quốc – đã tử đạo ngày 16 . 9 . 1846 , một năm sau ngày ngài nhận  chức Linh Mục .

Thánh Phaolô Chong Hasang là một giáo lý viên ... Ngài chịu tử đạo ngày 22 . 9 . 1846

Ki-tô giáo Hàn Quốc đã được đôi ba triết gia và nhà ngoại giao đã theo Đạo bên Bắc Kinh đưa về nước và rao giảng cũng như thiết lập Giáo Hội ở tk 17 ...

Năm 1779 – 1836  thì  các nhà truyền giáo người Pháp đến và Ky-tô giáo lúc đó đã có mặt ... Tuy nhiên tiếp sau là những cuộc bách hại khốc liệt ... Nhưng điều đặc biệt là bà con giáo dân vẫn tích cực cộng tác với nhau để duy trì đời sống đức tin : đây là nét đặc thù của Giáo Hội Hàn Quốc ... Ngày nay , tại Nam Hàn , bất cứ một ai khi đã quyết định theo Đạo , thì cũng đương nhiên hiểu là mình phải tham gia vào một hiệp hội hay một phong trào nào đó trong Giáo Xứ , đồng thời sẵn sàng thực hiện mọi bổn phận của hiệp hội hay phong trào đó ... Người giáo dân Hàn Quốc không chấp nhận một đời sống Đạo thụ động ...

Đôi nét phát triển của Hàn Quốc về mọi mặt từ 1960 – 2010 :

  • Dân số  từ 23 triệu  - 48 triệu

  • Lợi tức bình quân đầu người  từ 1.300 mỹ kim / năm  - 19.500 mỹ kim / năm

  • Ki-tô hữu từ 2 %  - 30 % , trong đó tín hữu Công Giáo là  11% , tức khoảng 5,4  triệu

  • Linh Mục  tứ 250 vị  - 5.000 vị , bình quân một Linh Mục phục vụ 1.100 tín hữu

Hiện nay Giáo Hội Nam Hàn đang phát động chiến dịch “ Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi ” , nghĩa là nỗ lực truyền rao Tin Mừng để đến năm 2020 , số tín hữu đạt tỷ lệ 20 % dân số Hàn Quốc ...

Chắc chắn các thánh tử đạo Hàn Quốc sẽ rất tích cực trong ước mơ thật đẹp  ấy của quê hương mình ...

 

Thứ tư ngày 21 / 9  : Lễ kính thánh Matthêô Tông Đồ , tác giả sách Tin Mừng  :  Mt 9 , 9 – 13

Nội dung Tin Mừng :

  • Chúa gọi Mat-thê-ô  tại trạm thu thuế - nơi ông đang làm việc ,

  • Chúa bị chỉ trích là cùng đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi tại nhà của Mat-thê-ô,

  • Chúa nói lên ý nghĩa của sứ mệnh Người : ấy là chữa lành ,

  • Chúa nhắc lại ý muốn của Chúa Cha : ưa lòng nhân chứ không cần lễ tế .

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • “ Anh hãy theo tôi !” ( c . 9b)

  • “ Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc , người đau ốm mới cần .” ( c . 12)

  • “ Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này : Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế “ ( c . 13a)

  • “ Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính , mà để kêu gọi người tội lỗi “ ( c . 13b)

Một vài suy nghĩ :

Có lẽ hai điểm làm cho đám kinh sư , luật sĩ và pha-ri-siêu liệt Matthêô vào hàng những người tội lỗi , ấy là :

  • Cái nghề thu thuế của ông dính dáng đến chuyện ông bắt tay với ngoại bang để bóc lột dân mình ,

  • Cái nghề ấy thường xuyên đụng chạm đến chuyện tiền bạc , và phần lớn những tay thuế vụ không được sạch sẽ cho lắm trong chuyện tiền bạc ...

Nghĩa là thực sự có tình trạng lem nhem trong ngành thuế má ở mọi  thời và trong mọi đất nước ... Rất có thể cũng có lúc nào đó Matthêô  cũng như mọi đồng nghiệp khác của mình thôi , bởi vì  chuyện phe nhóm , chuyện quyền lợi ... và những giây mơ rễ má mờ mờ ảo ảo trong xã hội con người ấy mà ... Thế nhưng Chúa đã gọi ông ... và ông đã đứng dậy , cắt đứt những mối tương giao về mọi  mặt ... để đi theo... Chữ nghĩa dùng để tính toán sổ sách , biên nhận thu chi ... thì nay được ông dùng để ghi lại Tin Mừng , loan báo ơn cứu chuộc của Thiên Chúa dành cho con người ...

Chuyện đời của Matthêô

Nghe quen nên chúng ta không thấy được tính anh hùng của con người đã “ đứng dậy đi theo Người” khá là quyết liệt và mạnh mẽ nơi Matthêô – hay còn gọi là Lêvi ...

Bàn làm việc trong một trạm thu thuế ... là nơi “ hái ra tiền”  ... Cái ghế ấy – trong hôm nay – cũng thuộc hạng đắt giá , phải chạy chọt ... Vậy mà – chỉ với một câu nói quá vắn gọn : “ Anh hãy theo tôi !” – Matthêô vứt bỏ lại tất cả ... Vứt bỏ lại nghề nghiệp đã đành , ông còn phải tranh đấu với gia đình , vợ con ... để mà đi theo ... Đã vậy , còn dọn tiệc để chia tay đồng nghiệp và mời Chúa , mời các môn đệ ngay trước mũi những người chống đối Chúa ... Tất cả - qua chữ nghĩa thì nhẹ như không – nhưng trong thực tế là cả một cuộc đấu tranh ...

Là nhân viên thuế vụ , đương nhiên ông cũng có chút chữ nghĩa , có cái đầu suy nghĩ , tính toán ... Khi còn trong nghề nghiệp thì suy nghĩ và tính toán chuyện tiền bạc , chuyện đạt chỉ tiêu hay vượt mức ấn định này nọ ... Nhưng khi đã trở thành môn đệ của Chúa , ông dùng chút chữ nghĩa và khối  óc suy nghĩ của mình để viết sách Tin Mừng ... Đối tượng ông nhắm tới là người đồng hương Do Thái ... Cũng thuộc dạng gần gũi với Kinh Thánh nên ông dùng Cựu Ước minh chứng vai trò Đấng Messia nơi Chúa Giê-su : điều mà người Do Thái không chấp nhận ... Nhờ sự nhiệt tình ấy , ngày nay chúng ta  có được Tin Mừng của thánh sử Matthêô ...

 

Thứ năm  ngày 22 / 9  :  Lc  9 , 7 – 9

Nội dung Tin Mừng  :

  • Tiểu vương Hê-rô-đê  hoang mang khi nghe những bàn tán  về Chúa Giê-su ,

  • Ông tìm cơ hội để  gặp Người .

Lời đáng ghi nhớ :

  • Ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế ? ( c . 9)

Một vài suy nghĩ  

“ Những chuyện như thế ” là những phép lạ Chúa Giê-su thực hiện và những giáo huấn Người rao giảng...Con người nhu nhược Hê-rô-đê cảm thấy sợ ... Hình ảnh “ cái đầu  Gioan Tẩy Giả  trên dĩa ” có lẽ vẫn dằn vặt ông khi này khi khác ...Một sự thật  : những con người gian dối và tham vọng không bao giờ có được sự bình yên , dù họ ở giữa những an toàn canh giữ và quyền lực  cũng như sự sang trọng ... Nghe nói muốn gặp không phải vì tha thiết chuyện chứng kiến những lạ lùng của Thiên Chúa , nhưng là để xác định xem con người ấy là ai ? Có phải là Gioan Tẩy Giả không ? Và – một cách nào đó – là để cho lòng mình bớt những hoang mang   : tâm trạng của Hê-rô-đê là như vậy ... Nó cũng là tâm trạng của không ít  người trong chúng ta – được diễn tả một cách khác – nhưng đích nhắm cũng là một : đến nhà thờ để lòng cảm thấy nhẹ nhàng vì mình vẫn giữ luật ... Nên nhớ là trong cuộc khổ nạn , Phi-la-tô đã cho dẫn Chúa Giê-su đến với Hê-rô-đê , nhưng ông đâu có nhận ra Người mà chỉ coi đấy như là một tên ngu xuẩn nào đó ... Quá nhiều lần đến  nhà thờ , Chúa vẫn hiện diện trong Lời Người và trong Mình Máu Thánh của Người , nhưng đâu có mấy ai nhận ra ...

Một vài gương sống của hôm nay

Thế Vận Hội Rio đã qua ... Bên cạnh những thành tích rực rỡ của các vận động viên thành công vẫn có những con người của niềm tin  Ki-tô  Giáo rất gương mẫu :

1 .Simone  Manuel – sau vòng đua 100 mét nữ tự do – đã tra lời hãng tin NBC :  “ Tất cả những gì tôi có thể nói là vinh danh Thiên Chúa ... Đúng là một cuộc hành trình dài bốn năm ...và tôi có phước khi thắng huy chương vàng ...”  Và cô chia sẻ trên Twitter , Instagram của mình : “ Tất cả là vinh danh Thiên Chúa ! Người thật tuyệt vời ! Tôi có phước vô cùng !” ( Pl 4 , 13)

2 . Simone Biles cuốn hút mọi người với cuộc biểu diễn tuyệt vời của cô : cô đoạt 4 huy chương vàng và 1 huy chương đồng ... Trong lần phỏng vấn tiền – Thế Vận , phóng viên tạp chí Us đã  xin  cô rũ túi thể dục dụng cụ xem có giấu  gì bí mật như một vật may mắn giúp cô thành công không ... Thật là ngạc nhiên, khi tất cả được lôi ra ... thì cuối cùng là một cỗ tràng hạt Mân Côi màu trắng ...

3 . Michael Phels – con kình ngư thống lãnh hồ bơi Thế Vận ... Suốt hai năm để  thắng mình và đổi mới dựa vào giáo huấn của Chúa ... Anh đã đọc cuốn Cuộc Sống Có Mục Đích của Rick Warren do cựu cầu thủ bóng dục Ray Lewis tặng ... và anh đổi đời ... Anh hăng hái chia sẻ cuốn sách với người khác đến độ được mệnh danh là “ thầy Giảng” tại các Trung Tâm Cai Nghiện ...

 

Thứ sáu ngày  23 / 9 : Lễ thánh Pio  Pietrelcina , Linh Mục  -  Lc 9 , 18 – 22

Nội dung Tin Mừng  :

  • Chúa Giê-su thăm dò các môn đệ  về những gì người ta nói về Người ,

  • Chúa Giê-su  trực tiếp đặt câu hỏi với các môn đệ : “ Còn anh em , anh em bảo Thầy là ai ?”

  • Phê-rô tuyên xưng ,

  • Chúa Giê-su loan báo Cuộc Thương Khó và Tử Nạn .

Những Lời đáng ghi nhớ  :

  • “ Dân chúng nói Thầy là ai ?”  ( c . 18)

  • “ Còn anh em , anh em bảo Thầy là ai ? “ ( c .20a )

  • “ Thầy là Đấng Ky-tô của Thiên Chúa . “  ( c . 20b )

  • “ Con Người phải chịu đau khổ nhiều , bị các kỳ mục , thượng tế cùng kinh sư loại bỏ , bị giết chết , và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy .”  ( c . 22)

Một vài suy nghĩ :

“ Dân chúng nói Thầy là ai ?”  , “ Còn anh em , anh em bảo Thầy là ai ?”   :  hai câu hỏi có lẽ là muôn đời đối với tất cả những ai tin Chúa ... và – với bối cảnh xã hội hôm nay – thì lại là hai câu hỏi quả thực là ray rứt , quả thực là dằn vặt ... Vì sao ư ? Vì  “ dân chúng ”  có vẻ như càng ngày càng không muốn để Chúa làm phiền mình nữa , càng ngày càng không muốn Chúa can thiệp vào những sinh hoạt đời thường của mình ... Còn “ anh em” – nghĩa là những người mang tiếng là cận kề với Thầy , những người được coi như bạn hữu của Thầy – anh em bảo Thầy là ai ??? Đâu dễ gì  để “ anh em” có một cái nhìn đúng đắn về Thầy và cũng đâu dễ dàng gì để anh em có được một câu  trả lời thật lòng về tương quan giữa “ anh em”  và Thầy đâu !!! Câu chuyện Năm Dấu Thánh nơi thân mình vị thánh Giáo Hội mừng lễ hôm nay như muốn nói với mỗi chúng ta  :  câu trả lời  thật lòng chỉ có thể được minh chứng bằng những Dấu Thánh của Chúa trong đời một môn đệ - âm thầm nhưng đồng công ...

Câu chuyện thánh Pio  Pietrelcina ( 1887 – 1968)

Francesco Forgione  - tên của Cha Pio -  sinh năm 1887  tại làng Pietrelcina , tỉnh Benevento , nam Ý ...

Năm 1903 , Francesco gia nhập dòng Capucino  Morcone tại Benevento và lấy tên dòng là  Pio da Pietrelcina ...

Năm 1907 , thầy Pio khấn trọn và năm 1908 thì lãnh các chức nhỏ và Phụ Phó Tế ...

Vì lý do sức khỏe nên thầy nghỉ dưỡng tại quê nhà nhưng vẫn được lãnh nhận chức Phó Tế ...

Năm 1910 – với phép chuẩn của Tòa Thánh – thầy được thụ phong  Linh Mục ...

Ngày 8 tháng 9 năm  1910 ,  lần đẩu tiên Năm Dấu Thánh hiện diện nơi con người cha , và – cứ định kỳ - cha cảm thấy đau đớn , nhưng những Dấu Thánh vẫn chưa lộ diện ra bên ngoài ...

Ngày 20 tháng 9 năm 1917 , Chúa hiện ra với cha Pio và Năm Dấu Thánh chảy máu  : cha Pio mang Năm dấu Thánh cuộc Khổ Nạn của Chúa ...

Giáo Hội khá là khe khắt  với cha trong những thời gian này ... Thậm chí có những lúc , cha không được dâng Thánh Lễ có sự hiện diện của tín hữu ... Đây cũng là sự dè dặt vẫn thường có trong Giáo Hội đứng trước những hiện tượng cần phải có thời gian để kiểm chứng ...

Năm 1964 , Đức Hồng Y Ottaviani thông báo cho cha biết quyết định của Đức Giáo Hoàng Phaolo Vi cho phép cha  hoàn toàn tự do thi hành chưc vụ thừa tác ... Cha dâng thánh Lễ và cử hành bí tích hòa giải cho tín hữu , đồng thời – nhờ lời cầu nguyện của  cha , nhiều người được ơn  đặc biệt của Chúa ...

Cha Pio qua đời ngày 23 tháng 9 năm 1968

Án phong chân phước cấp giáo phận bắt đầu từ năm 1983 và kết thúc năm 1990

Ngày  2 tháng 5 năm 1999 , Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II phong chân phước cho ngài

Ngày 16 tháng 5 năm 2002 ,  ngài được tôn phong hiển thánh .

Mặc dù chúng ta không được phúc mang Năm Dấu Thánh như Padre  Pio  - cái tên thân thương người ta vẫn dành cho ngài – nhưng  - trong âm thầm của cuộc sống thường ngày – phải có những  Dấu Thánh trên thân mình mới giúp chúng ta đi đúng con đường Chúa muốn ...

 

Thứ bảy ngày  24 / 9  :  Lc  9 , 43b - 45

Nội dung Tin Mừng :

  • Chúa loan báo cho các môn đệ cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Người ,

  • Các môn đệ chưa hiểu được gì nhiều về sự kiện Thương Khó & Tử Nạn ấy .

Lời đáng ghi nhớ :

  • “ Phần anh em , hãy lắng tai nghe cho kỹ những lời sau đây : Con Người sắp bị nộp vào tay người đời .” ( c .  44 )

Một vài suy nghĩ

Có một thực tế mà – ngoài những nhà chuyên môn ra – phần lớn những người tin nghe và hiểu Lời Chúa bằng cái hiểu của trọn vẹn mạc khải , nghĩa là với cái chết và sự sống lại của Đức Giê-su Ky-tô đã rõ , và đấy là sứ vụ Chúa Cha xin Người thực hiện để cứu thoát con người ...Với các môn đệ  ... thì các ông chưa hiểu gì nhiều ... Các ông là những con người có tâm và nặng tình với quê hương , dân tộc mình ... Có lẽ các ông cũng là những con người sùng đạo , biết được ít nhiều về Đấng Cứu Thế và cũng mon men tham gia phong trào này , phong trào khác để hy vọng giúp được chút gì cho công cuộc độc lập của dân tộc...Các ông đến với Chúa trong cái não trạng ấy ... Với chúng ta hôm nay thì chúng ta đã biết rõ ... Và cái biết này đáng lẽ phải giúp chúng ta nắm vững lý tưởng cứu thế bằng sức mạnh của Lời Chúa ...

Những cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-su và thánh  nữ  Tê-rê-xa  thành Calcutta

Không một ai biết được những lần gặp gỡ và trò chuyện như thế ...

Mãi đến khi Mẹ qua đời , cuộc sống nội tâm của Mẹ mới được tiết lộ ... Nghĩa là khi hồ sơ phong thánh của Mẹ được mở ra sau hai năm Mẹ qua đời  , tức là vào năm 1997 ...

Cha Vazhakala – người đồng sáng lập chi nhánh chiêm niệm Dòng Thừa Sai Bác Ái với Mẹ - đã nói rằng  ngài đang giữ bản viết tay của chính Mẹ Tê-rê-xa ghi lại nơi và những chi tiết thảo luận của Mẹ với Chúa Giê-su trong thời gian Mẹ ngất trí và thị kiến  : khoảng thời gian từ ngày 10 tháng 9 năm 1946 đến ngày 3 tháng  12 năm 1947 ...

Mẹ viết rằng : một ngày kia , khi rước lễ , Mẹ nghe tiếng Chúa Giê-su : Ta muốn những nữ tu Ấn Độ sẽ là những Maria và Martha để cùng với Ta chiếu tỏa tình yêu của Ta trên các linh hồn ...

Chúa Giê-su còn nói : Ta muốn các nữ tu xa rời vật chất để mang lấy cái nghèo khó của Thánh Giá . Ta muốn các nữ tu vâng phục để mang lấy sự vâng phục của Thánh Giá . Ta muốn các nữ tu đầy yêu thương để thực thi bác ái của Thánh Giá .

Và năm 1947 , Chúa Giê-su trực tiếp nói với Mẹ : Con không thể làm việc này cho Cha sao ? Cha không thể một mình đến với người nghèo . Con có thể mang Cha trong con đến với họ không ?

Phương châm của Mẹ Tê-rê-xa và của cộng đoàn của Mẹ là lời kêu than : Ta khát ! Và vì thế , ưu tiên của hoạt động cộng đoàn là làm dịu cơn khát của Chúa bằng việc đưa thật nhiều linh hồn về với Chúa ...


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp .

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!