Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Vũ Hưu Dưỡng
Bài Viết Của
Vũ Hưu Dưỡng
CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI
MAY MẮN HƠN
TRUNG TÂM MAI HÒA BƯỚC VÀO TUẦN THÁNH
LỄ GIAO THỪA SỚM Ở NHÀ HƯU DƯỠNG
ĐÁM TANG NGHÈO
LỜI TẠ ƠN
KHI SỰ ÁC LÊN NGÔI
HỆ LỤY
KHI LÒNG THƯƠNG CẢM BỊ ĐÁNH MẤT
TẤM LÒNG CỦA NGƯỜI BÁN VÉ SỐ
ĐƯỜNG XẤU HAY LÒNG NGƯỜI XẤU
PHƯƠNG TIỆN VÀ MỤC ĐÍCH
CHUYỆN LẠ CÓ THẬT : TRIỆT SẢN CÓ THƯỞNG
Xót xa
GHI NHANH : HỘI THẢO BỆNH VÔ CẢM
THĂM MAI HÒA
THÁNH LỄ MÙNG 3 TẾT TẠI NHÀ DƯỠNG LÃO VINH SƠN
QUYỀN SỐNG
“KHUYẾN” KHÔNG NHẬN, “MÃI” KHÔNG MUA
PHẬN NGƯỜI
Lẫp lánh giữa cuộc đời
Ở HIỀN, Ý CHÚA …
QUÀ CỦA MẸ
NHỎ TO – TO NHỎ
ĐI TÌM NGHĨA CỦA ĐỜI TU
PHẬN GIÀ !
CẦU DỪA – NHÀ CỎ : ĐIỂM HẸN CỦA TÌNH THƯƠNG
ĐI HỌC CHỮ “THƯƠNG”
CƠN LỐC ĐI QUA – TÌNH NGƯỜI Ở LẠI !
CÓ MẸ LO !
SỬ ƠI LÀ SỬ ?
CHIẾC HUY CHƯƠNG
TÌNH MẸ THƯƠNG CON
CẦU DỪA – NHÀ CỎ : ĐIỂM HẸN CỦA TÌNH THƯƠNG

Tối nay mệt nên ngủ sớm một chút, vừa chợp mắt chuông điện thoại bỗng reo. Bên kia là giọng nói của nữ tu khá quen. Thì ra là Sơ rủ đi Cầu Dừa và Nhà Cỏ sáng ngày mai. Nghe tên Cầu Dừa và Nhà Cỏ đã lâu nhưng chưa có dịp đến. Nghe Sơ rủ nên gác mọi chuyện để đến đó thử xem.

Sáng hôm sau, Sơ đến sớm hơn giờ hẹn để rồi không kịp dùng bữa sáng. Vội vàng hớp ly cà phê “3 trong 1” để kịp chuyến xe sớm với Sơ và với nhóm.

Bỏ lại Sài Thành phồn hoa đô thị, chiếc xe tiến dần ra ngoại ô thành phố. Dần dần hiện ra trước mắt không phải là con hẻm nữa nhưng là đường đất quanh co đầy cỏ dại.

Điểm đến đầu tiên sáng nay đó là “Cầu Dừa”. Gọi là “Cầu Dừa” cho dễ nhớ chứ thật ra đây chính là một mái ấm tự phát do các cha Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế thành lập và chăm sóc. Mái ấm nhỏ bé này hiện đang cưu mang gần ba mươi con người với gần ba mươi cảnh ngộ khác nhau. Cảnh ngộ tuy khác nhau nhưng đều có chung 1 điểm đó là vô gia cư và bị bỏ rơi. Mà thật, vì không có nơi nào trú ngụ để rồi nơi đây trở thành điểm hẹn của tình thương.

Những em nhỏ ở đây em nào cũng như em nấy đều được nhặt từ ngoài đường về khi bị bỏ rơi. Bi đát nhất là em K tuy còn cha còn mẹ nhưng cả hai đã phủi tay đi bước nữa bỏ em phải bơ vơ. Chạnh thương trước phận đời cay đắng nên thầy phụ trách đã đưa em về. Thấm thoát mà đã gần đúng 3 năm. Với thân hình nhỏ nhắn nhưng em thật dễ thương. Sau khi quây quần bên nhau nhận những phần quả nhó bé em hát thật dễ thương : “Trên trời cao có muôn ngàn ánh sao, trên đồng xanh có muôn ngàn cây lúa, riêng mặt trời chỉ có một mà thôi và mẹ em chỉ có một trên đời …”. Nghe em hát mà lòng nó cứ quặn đau. Mẹ em chỉ có một trên đời và cha em cũng vậy, cũng chỉ có một trên đời thôi nhưng cha và mẹ đã bỏ em để đi tìm niềm vui cho riêng mình. Em còn cha còn mẹ nhưng bỗng thành côi cút giữa phận đời nghiệt ngã.

Thương nhất có lẽ là cụ H. Được thầy phụ trách giới thiệu đây chính là diễn viên trong bộ phim “Đồng tiền xương máu”. Không biết vai diễn có phải là số phận hay không nhưng cuộc đời của cụ quả là xương máu với đồng tiền. Nghe đâu cụ có 6 người con, tất cả đều thành đạt, có người là bác sĩ hiện ngụ bên trời Tây thế nhưng mà tất cả đều bỏ rơi. Cách đây 2 năm người con đó có ghé đây thăm cụ nhưng giờ đây chẳng thấy bóng dáng đâu cả. Có lẽ họ quên đi hình ảnh người cha già tiều tụy đang sống nhờ vào tình thương của người dưng nước lã …

Còn và còn nữa nhiều mảnh đời bất hạnh.

Rời Cầu Dừa nhóm đến “Nhà Cỏ”. Thắc mắc tại sao có cái tên nhà cỏ thì thầy H nói rằng khung cảnh, nhà cửa ở đó đơn sơ như cái nhà bằng cỏ nên nó có cái biệt danh là “Nhà Cỏ”.

Nơi mảnh đất thân yêu mang tên “Nhà Cỏ” này hiện cũng đang cưu mang ngót nghét gần hai mươi sinh mạng. Một phần là bị nhiễm H và phần còn lại là phần mà chẳng nơi nương tựa cũng chẳng có chốn cưu mang.

Thương lắm phận đời của cô giáo D. Là giáo viên sinh ngữ của một trường ở quận 6. Sau khi ngã vào chứng bệnh lao kháng thuốc người chồng đã ly dị. Bi đát nhất người chồng ly dị ấy cũng chính là người chồng của chị ruột của cô. Sau khi chị chết thì người anh rể tiếp tục ở rể nhà đó khi lấy cô. Cô nói sau này mới phát hiện người chồng không phải vì thương cô thật để cưới nhưng là thương cái gia sản do gia đình cô để lại.

Bên kia gian nhà tranh nơi cô giáo D đang ở cũng là mái lá đơn sơ nơi trú ngụ của 5 người đàn ông bệnh tật. Anh K nhà ở Tân Phước bị lao nặng, nằm trong bệnh viện nhưng không người thân thiết nên Sơ H đã đưa vào đây xin tá túc. Gia đình anh có 6 anh chị em nhưng tất cả đều bỏ rơi anh.

Cùng phòng với anh có T và Th đang đánh cờ tướng. Thấy có khách đến thăm cả hai ngừng ván cờ để tiếp khách. Cả hai đồng cảnh ngộ khi bị gia đình bỏ rơi. Cùng nằm trong bệnh viện và không nơi nương tựa để rồi cùng về đây để sống những ngày còn lại. Điều mà cả hai cùng lo lắng là làm sao vượt qua cơn cám dỗ của “đói thuốc” để sống cuộc đời lành mạnh.

Giờ chia tay đã đến, tất cả cùng vào mái nhà tranh được dựng nên như là căn nhà nguyện nhỏ nhoi nơi mảnh đất yêu thương để cầu nguyện cho những người đã khuất. Trong căn nhà tranh vách lá này là nơi trú tạm của mấy chục hũ hài cốt. Những hài cốt này là những bệnh nhân, những con người không nơi nương tựa đã được đưa về mảnh đấy thương yêu đây để được chết một cách làm người hơn.

Trở về nhà, đường dài và xấu nhưng ai cũng mãn nguyện vì đã được đến nơi mà tình thương được thể hiện. Nơi đây, tình thương được thực thi một cách thực tế nhất chứ không chỉ là những lời nói trên môi trên miệng. Chỉ ước rằng có thêm nhiều Nhà Cỏ, nhiều Cầu Dừa để ôm ấp biết bao nhiêu mảnh đời còn lang thang đâu đó trong mọi hẻm hóc của chợ đời.

Vũ Hưu Dưỡng

Tác giả: Vũ Hưu Dưỡng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!