Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phạm Hương Sơn
Bài Viết Của
Phạm Hương Sơn
Peter Seewald: Đức Giáo Hoàng đã chiến thắng cuộc chiến truyền thông tại Đức quốc
"Giới Trẻ là Ánh Sáng Thế Gian"
Các công trình tác phẩm của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI được triễn lãm tại Castel Gandolfo và Freiburg
Joaquin Navarro-Valls với ĐGH Gioan Phaolô II trong biến cố 11 tháng 9
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân: sự phi lý của một chính phủ vô thần muốn lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo
Giáo hội Công giáo (quốc doanh) Trung Quốc chuẩn bị phong chức thêm 7 giám mục
Tám giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng buộc phải tham gia vụ tấn phong bất hợp pháp tại Sán Đầu
Trung Quốc: Vụ tấn phong Giám Mục bất hợp pháp ngày 14 tháng 7 sẽ là một bước mới lùi ngược vào lạc hậu
Lại chuẩn bị tấn phong bất hợp pháp: Căng thẳng và lo ngại tại Trung Quốc về những vụ tấn phong mới không có phép của Đức giáo hoàng
Vatican ban hành cảnh cáo đến Trung Quốc về vấn đề tôn trọng tín lý và kỷ luật của Giáo Hội Công Giáo
Trung Quốc bất chấp Vatican tấn phong Giám mục không có phép của Đức Giáo Hoàng
Xà Sơn: cuộc chiến của Bắc Kinh và "trận giao tranh" của Giáo hoàng
Trăm Hoa Đua Nở từ chính sách “Đối thoại bằng mọi giá” với cộng sản:
Đang tiến hành những thay đổi quan trọng trong Giáo Triều Roma
Nỗi đau của ĐHY Trần Nhật Quân đối với Cha Heyndrickx và chính sách “đối thoại bằng mọi giá” của Bộ Truyền Giáo (Propaganda Fide)
Bắc Kinh và Tòa Thánh: Tiên vàn là sự hiệp nhất của Giáo Hội rồi mới đến quan hệ ngoại giao.
Giáo phận Hồng Kông: Tài liệu Thượng Hội Đồng Giáo phận
Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm người Trung Quốc vào vai trò cao cấp tại Vatican
Không có tự do tôn giáo tại Trung Quốc (Phúc Trình của ĐHY Trần Nhật Quân trước ĐGH và Công Nghị Hồng Y)
PETER SEEWALD: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐÃ CHIẾN THẮNG CUỘC CHIẾN TRUYỀN THÔNG TẠI ĐỨC QUỐC

Lima, Peru, Sep 28, 2011 / (CNA) - Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Kath.net gửi đến CNA để công bố, phóng viên Công Giáo Đức Peter Seewald cho biết chuyến tông du vừa qua của Đức Giáo Hoàng đến Đức quốc là một chiến thắng do lòng khiêm tốn và sứ điệp của Đức Giáo Hoàng.

Trong cuộc phỏng vấn, Peter Seewald, tác giả cuốn "Ánh Sáng Thế Gian", đã mô tả chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng là "một phép lạ nhỏ" bởi vì "ngay trước đó đã có một cuộc tập kích, rất hung hăng chống hàng giáo sĩ của các phương tiện truyền thông."

"Tất cả những điều này gợi nhớ tác phẩm '1984’ của George Orwell, trong đó một kẻ thù tưởng tượng, một cơn ác mộng, được tạo ra để hù dọa người ta." "Và tuy vậy," Seewald lưu ý, "mặc dù với tất cả các nỗ lực ghê gớm bởi các phương tiện truyền thông, một số lượng vô số công chúng đã trực diện quyết liệt và khước từ để bị lừa gạt. "

"Các phương tiện truyền thông nói rằng người Đức sẽ quay lưng lại với ngài và mọi loại những điều ngu xuấn khác. Hầu như không có gì gây bực mình khó chịu hơn là làm người Công Giáo trong thời đại của chúng ta. Như tạp chí ‘Stern’ đã viết, " Các trạng thái phấn chấn chóng qua buổi ban đầu đã đi kèm theo sau bởi một khoảng cách không thể chữa được giữa đa số người dân Đức và vị đồng hương của họ.’ Chẳng khác gì như thể họ nói rằng mọi thứ sẽ trở nên tuyệt vời và có trật tự trong thế giới nếu Vatican chỉ cần biến mất".

Tuy nhiên, Seewald nói tiếp, "Tất cả chúng ta đã chứng kiến một điều gì đó vĩ đại hơn nhiều. Đâu rồi tất cả những khối quần chúng chỉ trích phê bình và những người phản đối? Họ đã không bao giờ xuất hiện. Và hơn thế, 350.000 người đã không quản ngại hy sinh để trực tiếp lắng nghe Đức Giáo Hoàng và tham dự Thánh Lễ với ngài. Hàng triệu người xem trên truyền hình. Các cuốn sách của ĐGH bán nhanh hơn bao giờ hết ... Và chắc chắn chưa bao giờ trước đây đã có một mức lượng của trí thông minh, sự khôn ngoan và sự thật , và những gì là nền tảng, được nghe nhiều đến thế ở Đức. "

Theo Seewald, người đã chuyển đổi theo đạo Công giáo sau lần gặp gỡ với Ratzinger lúc còn là Hồng y, “những lời này không còn bị bỏ qua được nữa. Đó là những biện pháp và chuẩn mực cho các cuộc tranh luận về sau và sự canh tân đổi mới của Giáo Hội Công Giáo tại Đức". " Bóng tối " duy nhất của chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tại Đức là các cuộc tấn công rầm rộ chống lại ngài bởi các phương tiện truyền thông, ông nói.

"Chúng ta thường được nhắc nhở về những người Nazareth, những người đã không muốn nghe lời Vị tiên tri từ quê nhà của mình. "Ông ấy chẳng làm được phép lạ nào." Đấy chính là những kêu ca của phần đông trên các phương tiện truyền thông. Họ làm việc như điên cuồng trong một trạng thái đối lập chống lại Đức Giáo Hoàng, họ rao giảng một niềm tin mới không mang một giá trị nào cả, và trong cùng một thời gian họ tung lên tất cả những kêu ca là mọi người đang quay lưng lại với Giáo Hội Công Giáo. Trong thực tế, tỷ lệ phần trăm của những người rời bỏ (Giáo Hội) thì nhỏ hơn rất nhiều so với những người rời bỏ đảng phái chính trị, các ngành công nghiệp hoặc các hiệp hội, hoặc thậm chí ngay cả giáo hội Tin lành," Seewald bày tỏ.

Mặt khác, ông nói tiếp, nhìn thấy Đức Thánh Cha Benedictô XVI "đi qua những đàn chó truyền thông hung tợn mà không đánh mất sự điềm tĩnh của mình dù chỉ một giây" thật là điều kinh ngạc tuyệt vời.

"Quả thực, thật là điều đáng buồn khi mà nhiều người đã không tận dụng cơ hội này để bày tỏ tình huynh đệ Kitô hữu đích thực được một lần," Seewald bày tỏ. Có một phần của giáo phái Tin lành vẫn tiếp tục cho mình là một phe chống giáo hoàng. Trước đây, con người từ Roma được coi là tên phản-Chúa Kitô. Ngày nay thì ông được coi là tên phản-hiện đại. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nằm trong điểm này: sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng, không những các đại diện của Chính thống giáo, Do thái giáo và Hồi giáo đã cực kỳ hài lòng, mà ngay cả Chủ tịch của Giáo Hội Tin Lành tại Đức, sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã nói, nguyên văn, "Tôi rất vui mừng."

Nhà báo phỏng vấn của Kath.net hỏi Seewald, người mà Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến khi ngài trao đổi trong buổi canh thức với giới trẻ, "(N)hững  tổn thương gây ra cho Giáo Hội không đến từ những phần tử chống đối Giáo Hội, nhưng đến từ những Kitô hữu hời hợt.", là ai? Seewald trả lời, "Có lẽ là bạn và tôi . Đức Giáo Hoàng là một nhà khích lệ và là nhà xây dựng những nhịp cầu, nhưng ngài cũng cảnh báo chúng ta. Mỗi một Kitô hữu đều cần có những xung lực mới để tránh trở nên trì trệ trong sự triển nở của chính mình, trong cuộc hành trình của mình, trong cách sống chứng nhân của mình và trong hành vi Kitô giáo của mình "

Phần sau trong cuộc phỏng vấn Seewald cho biết Đức Giáo Hoàng đã đến Đức để mang sự chú ý đến các vấn nạn, bởi vì "ngài không muốn một lối hòa bình giả tạo mà là một nền hòa bình chân thật. Ngài hoàn toàn không phải là một người muốn phủ che mọi thứ với những lời tốt đẹp hoặc cố gắng để tô vẽ lên sự nghiêm trọng của tình huống bằng các sự kiện lớn, trái ngược với những gì mà (Hans) Kung và bạn bè của ông ta khẳng định. "

Seewald cũng than van là vào buổi mở đầu cuộc hội ngộ giới trẻ tại Freiburg, các tổ chức địa phương đã cho giới trẻ cơ hội để bỏ phiếu về các chủ đề khác nhau như vấn đề linh mục phụ nữ và đồng tính luyến ái, mà loại bỏ bất cứ mọi chuẩn bị tâm linh cho biến cố này.

"Những người thực hiện điều này không hiểu gì về tình thế diễn biến ngày nay," ông nói. "Nó cũng biểu lộ một sự thiếu nhận thức về mức độ nghiêm trọng của tình hình. Qua cách làm những điều như vậy, những người đó trở thành đồng lõa với các tay chuyên môn lãnh đạo ý kiến ​​trong nhiều thập niên qua, đã sử dụng các vấn đề thứ yếu hạng hai hoặc hạng ba để lãnh đạo Giáo Hội theo ý tưởng bất chợt của họ và đã tạo ra tình trạng trì trệ tinh thần từ nền tảng. Ngày nay tình hình đã nguy hại đến mức mà nhiều người hoàn toàn không biết gì về đức tin của họ. Họ hoàn toàn không còn biết gì về Tin Mừng và các Bí tích," Seewald nói.

Tuy nhiên, ông nói thêm, "Đức Giáo Hoàng đã đưa ra những đường hướng thích hợp. Số phận của Giáo Hội và của đức tin, ngài nói rõ ràng, được quyết địnhtrong bối cảnh của phụng vụ và Thánh Thể. Sự thay đổi thực sự chỉ có thể được hiện thực thông qua việc biến đổi tâm lòng. "

Nói một cách đơn giản, người kế vị Thánh Phêrô muốn dẫn dắt chúng ta đến các nguồn mạch. Và các nguồn mạch không thuộc về ngài hay thuộc về Vatican, nhưng đúng hơn, qua đó các nguồn mạch 'nước hằng sống’ tuôn chảy ra. Và rằng một Giáo Hội tồn tại để bảo vệ và chăm sóc cho các nguồn mạch này phải làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc và an vui", ông nói.  

Phạm Hương Sơn chuyển ngữ

(Nguồn: CNA)
 

Tác giả: Phạm Hương Sơn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!