Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
Bài Viết Của
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
ĐỪNG SỢ (KÍNH NHỚ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM)
TIN LÀ HỒNG ÂN
CHÚA VẪN TRUNG THÀNH MÃI
TỪ MỐI PHÚC THỨ BA ĐẾN GIỜ GIAO THỪA
CHÚA LÀ ĐẤNG GIẢI THOÁT
NHỮNG ĐIỀU THIẾU SÓT
KHÔN NGOAN CỦA CON CÁI SỰ SÁNG
HỘI ĐOÀN LEGIO TRONG GIÁO HẠT CỦ CHI 10 NĂM THÀNH LẬP CURIA
MẤT VÀ ĐƯỢC
ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA KITÔ
KHIÊM NHƯỜNG VÀ BÁC ÁI
“HÃY VÀO QUA CỬA HẸP”
CHUYỂN LỬA CHO LỬA BÙNG LÊN
SỐNG HAY TIẾN ĐẾN CHẾT?
TÌM GẶP CHÚA TRONG CẦU NGUYỆN
HÃY LÀ MATTHA VÀ LÀ MARIA
YÊU VÀ LÀM
DÂNG HIẾN LỄ
“HÃY NHÂN DANH NGƯỜI MÀ RAO GIẢNG”
CÁI MỚI CỦA TÌNH YÊU
LINH MỤC: MỤC TỬ VÀ CHIÊN (SUY TƯ NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
CAN ĐẢM NHÌN VÀO MÌNH, ĐỪNG LÊN ÁN NGƯỜI
TÌNH YÊU CỦA CHÚA CHO TA NGHỊ LỰC
TỰ TIN ĐỂ THÊM NGHỊ LỰC
CHÚA GIÊSU LÀ CHỦ LỊCH SỬ
KHIÊM NHƯỜNG ĐỂ KHÁM PHÁ SỰ THẬT
SỨ ĐIỆP ĐƯỢC BAN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG
ĐỪNG ĐÁNH GIÁ NHAU DỰA TRÊN VẬT CHẤT
NIỀM TIN – ĐỨC TIN
“KẾT NỐI” VỚI CHÚA
NÊN THÁNH TRONG PHỤC VỤ
LÒNG TRUNG THÀNH
TRÚT BỎ
NHỮNG CÚ NHẢY HOAN CA TÌNH THƯƠNG ( Lễ Sinh nhật thánh Gioan Baotixita )
THIÊN CHÚA DUY NHẤT BA NGÔI
XÂY DỰNG TRẦN THẾ
CHỈ CÓ YÊU NHƯ THẦY…
ĐỂ CÀNH NHO SINH HOA TRÁI
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
HẠT LÚA PHẢI CHẾT ĐỂ SINH KẾT QUẢ
CHÚA LÀ VUA – VUA NHƯ THẾ NÀO?

CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN – CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ

Trong gần nửa thế kỷ, từ năm 1870-1914, Hội Thánh của Chúa Kitô liên tục đối diện với nhiều khó khăn. Trong những khó khăn ấy, rất nhiều đe dọa có thể gây nguy hiểm cho Hội Thánh về mặt đức tin cũng như về ngoại giao, kinh tế và nền hòa bình.

Bằng chứng là vào năm 1870, nước Tòa Thánh đã bị giải thể. Đó là ngày 22.9.1870, khi người Ý tiến vào Rôma và chiếm đóng Rôma.

Chưa đầy nửa tháng sau, ngày 2.10, Tòa Thánh và chính quyền Rôma tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Người ta đi đến nhất trí nước Tòa Thánh phải thuộc về đất Ý. Ngay sau đó ba tuần, chính quyền Ý tuyên bố Rôma trở thành thủ đô của nước Ý.

Tuy lãnh thổ bị mất, nhưng sứ mạng của Hội Thánh không mất. Cùng với cuộc phát kiến đất mới khắp nơi, lịch sử của Hội Thánh cũng từ đó mở sang trang mới: Hội Thánh bung ra toàn thế giới. Đúng là việc Chúa làm, Người đã sử dụng những khó khăn để tạo ra những thuận lợi lớn lao: phong trào truyền bá Phúc Âm lan nhanh. Công tác truyền giáo gặt hái nhiều thành công.

Tuy nhiên, thuận lợi trong việc mở mang đức tin, chỉ là thuận lợi riêng cho giới Công giáo về mặt tinh thần. Thực tế, Tòa Thánh đã bị giải thể. Nhưng đó chỉ là một sự kiện nằm trong toàn bộ những đe dọa và bất ổn chung cho cả nhân loại.

Đọc lại lịch sử thế giới, chúng ta thấy, từ cuối thế kỷ XIX, do các đế quốc đi tìm thuộc địa, tranh giành thuộc địa và nhiều lý do khác, đã có những mâu thuẫn ngấm ngầm hay trở thành những cuộc chiến lớn nhỏ. Chúng ta ghi nhận bốn cuộc chiến lớn như:

- Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha (1898) dẫn đến việc Mỹ chiếm Cuba và Phi Luật Tân.

- Chiến tranh Anh – Buren (1899-1902): Anh chiếm hai quốc gia của người Buren, sáp nhập họ vào Nam Phi.

- Liên quân tám đế quốc can thiệp vũ trang vào Trung Quốc (1900) đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

- Và từ 1904-1905, Nga – Nhật tuyên chiến.

Sự đe dọa và bất ổn ấy cứ âm ỷ trong đời sống và lịch sử nhân loại. Vì thế, phải đến một ngày, tất cả những âm ỷ ấy vỡ ra, vỡ mạnh, bùng nổ trên khắp thế giới.

Năm 1914, một trong hai cuộc chiến tranh tàn khốc nhất thế giới, có chiều rộng kinh khủng: bao trùm cả thế giới, đã làm cho cả nhân loại phải sống trong bầu khí của hận thù, giết hại, máu đổ khắp nơi. Đó chính là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Lý do chủ yếu của cuộc chiến là bởi các đế quốc tranh chắp về ảnh hưởng và quyền lợi trên các thuộc địa. Từ đó, thế giới hình thành hai phe kình địch nhau: Khối Liên Minh gồm các nước Đức, Áo Hung và Ý – và Khối Hiệp Ước gồm Anh, Pháp, Nga, đã liên tiếp gây nên không biết bao nhiêu xáo trộn và giết chóc kinh hoàng.

Gánh chịu mất mát, đau đớn hàng đầu trong các cuộc chiến giành giật quyền lợi của đế quốc vẫn là dân thuộc địa và các nước nghèo. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất này đưa tới một kết quả thảm khốc: tám triệu người chết; 20 triệu người bị thương; nền kinh tế thế giới kiệt quệ; bản đồ thế giới được sắp xếp lại.

Nhưng giữa những cảnh thương tâm cho cả thế giới như thế, người Công giáo lại đón nhận một tin mừng vô cùng trọng đại, đó là một niềm hạnh phúc vĩ đại: Năm 1917, liên tiếp sáu tháng từ tháng Năm đến tháng Mười, tại làng Phatima ở Bồ Đào Nha, Mẹ Thiên Chúa đã nhiều lần viếng thăm thế giới. Qua ba trẻ chăn súc vật ngoài đồng là Phanxicô, Giacinta, Lucia, Đức Maria, Đấng được tuyên xưng là Nữ Vương Hòaa Bình, đã an ủi thế giới nói chung và con cái mình là Giáo Hội nói riêng.

Tại Phatima, ngoài những mệnh lệnh Đức Mẹ đòi người tín hữu phải thực hiện, đó là: ăn năn đền tội, siêng năng lần chuỗi và tôn sùng Trái tim Đức Mẹ, Đức Mẹ còn tiên báo: chiến tranh thế giới sắp kết thúc.

Đúng như lời Đức Mẹ, cuối năm sau, tức năm 1918, cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc. Chiến tranh tự nó đã là một điều khủng khiếp. Giờ đây, chiến tranh đi qua, nhưng hậu quả của chiến tranh còn khủng khiếp hơn: hàng chục vạn người nghèo đói khắp nơi. Nó còn để lại cho nhân loại vô vàn sự đổ nát, tan vỡ và thiếu thốn trầm trọng. Bây giờ thế giới phải bắt tay xây dựng lại.

1. Tuyên xưng Chúa Kitô Vua Bình an và Hiến dâng thế giới cho Người.

Sau những năm tương tàn, giết hại nhau quá sức đau lòng như thế, năm 1925, Đức Thánh Cha Piô XI thiết lập lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Đức Giáo hòang lập lễ này với một lý do quan trọng: Hiến dâng thế giới và nền hòa bình của nhân loại cho Chúa Kitô.

Thiết lập và tiếp theo là mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ hàng năm, Hội Thánh xin Chúa Kitô, vì tình thương của Người, hãy làm cho thế giới được bình an. Xin Chúa Kitô giải phóng con người khỏi nỗi sợ hãi của chiến tranh bạo tàn.

Nhất là trong thời buổi chúng ta đang sống đây, hầu như không ngày nào thế giới được bình yên. Hầu như ngày nào thế giới cũng có cảnh chém giết lẫn nhau. Hiếm có ngày nào nhân loại hưởng hạnh phúc trọn vẹn.

Bởi đó, ta cầu xin Cha Kitô, Vua Tình Yêu ban cho thế giới ơn bình an và xin cho lòng ta cũng được bình an, đừng hận thù, đừng nuôi lòng oán ghét anh em mình. Xin Chúa thương giải thóat thế giới khỏi chiến tranh, tai ương và giết chóc kinh hoàng.

Nhưng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ được thiết lập, không chỉ có một lý do duy nhất này mà thôi. Lễ này còn có hai ý nghĩa khác:

2. Tuyên xưng Vương quyền vĩnh cửu và không giới hạn của Chúa Kitô.

Chúa Kitô làm Vua không phải trong một thời đại nào, nhưng làm Vua đời đời. Vương quyền của Chúa không bao giờ mất đi, không bao giờ lung lay hay bất cứ ai có thể lấy được.

Chúa là Vua tối cao: Vua trên các vua, Vua của các vua; Chúa trên các chúa, Chúa của các chúa. Các vua cha trần gian phải thờ lạy một mình Vua Kitô.

Chúa Kitô làm vua, nhưng Vương quyền của Người không phải là một quốc gia, một dân tộc, cũng không bị giới hạn bởi bất cứ một ranh giới nào. Nhưng Vương quyền của Chúa thể hiện trên toàn cõi vũ trụ. Cả vũ trụ này là của Chúa Kitô. Người nắm tất cả trong tay của Người. Vận mạng của vũ trụ thuộc về Vua Kitô.

Nhưng vẫn còn một điều hơn cả vũ trụ bao la ấy: Chúa Kitô làm vua trong lòng người ta.

Nếu các vị vua chúa hoặc bất cứ nhà lãnh đạo nào, nếu cai trị, thì cùng lắm cai trị những gì là vật chất, và gìn giữ nề nếp, kỷ cương trong một khuôn phép. Nếu có cai trị thần dân của mình, chỉ là một hình thức cai trị, nắm lấy cái bên ngoài, nắm lấy những biểu hiện bên ngoài mà mọi người có thể để lộ ra đúng hoặc sai. Cùng lắm chỉ nắm được thể xác của người khác, để trong một hoàn cảnh nào đó bắt họ phải chết, cho họ sống, hay giam cầm họ.

Chỉ một mình Chúa Kitô làm Vua và chiếm trọn tấm lòng con người.

Làm vua ở bề nổi, làm vua về mặt vật chất, hay tỏ uy quyền của mình nơi thân xác con người không khó.

Làm vua lòng người, làm vua trong tâm hồn con người, làm vua nơi nội tâm của từng người, trong cả nhân loại, đó là điều không dễ thực hiện chút nào. Chỉ một mình Vua Kitô chiếm trọn vẹn nơi mỗi một người vừa tinh thần, vừa vật chất  như thế.

Nói một cách chính xác hơn, trong cuộc trần này, chẳng ai có thể làm vua. Chỉ Vương quyền của Chúa Kitô mới là Vương quyền đúng nghĩa, tuyệt đối. Vì thế, ta tuyên xưng Vương quyền của Chúa Kitô là Vương quyền vĩnh cửu, không giới hạn.

3. Tuyên xưng Chúa Kitô là Vua Tình Yêu.

Chỉ duy nhất một mình Chúa Kitô nắm quyền. Mọi quyền hành nằm trong tay Người. Người là Vua vĩnh cửu và tuyệt đối.

Nhưng dù Vương quyền của Người là Vương quyền không giới hạn, chỉ có một không hai trong cõi loài người, Chúa Kitô không bao giờ cai trị bằng quyền lực của mình. Ngược lại, Người cai trị bằng tình yêu.

Đúng hơn, nếu hiểu theo nghĩa của lòai người, cai trị là thị uy, là bắt mọi người lụy phục mình, là “ăn trên ngồi trước”, thì nơi Chúa Kitô chẳng phải là cai trị. Nhưng Người là Nguồn yêu thương rót đầy nơi chúng ta và nơi cả thế giới này lòng yêu thương ấy.

Tình yêu thương ấy chảy tràn trề, chảy lai láng, bất cứ ai chân thành tìm gặp đều có thể bắt gặp và nương nhờ, để được triều mến và được ấp ủ.

Vương quyền dẫu lớn lao, tuyệt đối là thế, nhưng Chúa Kitô, trước sau vẫn chỉ có một đường lối duy nhất là yêu thương, săn sóc và cứu chữa mà thôi.

Chính vì tình yêu vời vợi như thế, Chúa Kitô đã chấp nhận chết cho thần dân của mình. Người hiến thân hy sinh cho cả Hội Thánh.

Như vậy, qua cuộc hiến tế của Chúa, chúng ta nhận ra, Vua Kitô không chỉ là Vua hiền lành, nhân từ, Người còn là vị Vua hạ mình đến tận cùng. Đến nổi khi nhìn ngắm sự hạ mình của Người trong cuộc hiến tế thương đau, ta chỉ còn biết lặng người đi, chim ngắm, thờ lạy, cảm tạ, chúc tụng, nguyện một lòng mang ơn Người và trung thành theo Người đến trọn cuộc đời.

Bởi chỉ có thể là một vị Vua yêu thương tận cùng nên mới hạ mình đến tận cùng như thế.

Cũng bởi Chúa yêu thương như thế, nhiều anh chị em Kitô hữu nhiệt thành đã để Người chiếm trọn bản thân mình, và lấy làm hạnh phúc vì được sống trong chiếc nôi tình yêu của Vua Giêsu.

Cũng giống một người mẹ yêu thương con mình, hình ảnh của người mẹ ấy lấp đầy trong tâm hồn đứa con. Bằng lòng yêu thương không gì bằng, người mẹ đã chiếm trọn đứa con của mình. Tình yêu giữa Chúa Kitô và những ai khám phá ra tình yêu của Người, cũng sẽ được Người chiếm trọn vẹn như thế.

Vì thế, đối với tôi, tuyên xưng Chúa Kitô là Vua Tình yêu vẫn chưa có thể nói hết được nội dung của lòng yêu thương mà Chúa trao ban.

Chỉ có ai sống bằng một đời sống cầu nguyện thâm sâu và cảm nghiệm bằng tất cả nội tâm và lòng yêu mến của mình, mới hiểu được tròn đầy ba tiếng VUA TÌNH YÊU.

Bạn thân mến, bằng một vài suy niệm như thế trong lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, chúng ta chân thành nhận ra rằng: trên thế giới hiện nay có khoảng năm trăm ngàn linh mục, khoảng một triệu năm trăm ngàn tu sĩ nam nữ và hơn một tỷ người Công giáo. Chỉ cần bằng ấy số lượng người biết để Chúa làm Vua lòng mình thực thụ, thế giới đã có một khối lượng men và muối cho cuộc đời lớn không thể tả.

Nhưng thật nghịch lý và mâu thuẫn làm sao, khi trong chính cộng đoàn ấy, cộng đoàn của những con người nhìn nhận Vương quyền đích thực của Chúa Kitô, lại có bao nhiêu người để cho Chúa làm vua lòng mình hẳn hoi, bao nhiêu người miệng thì tuyên xưng Chúa là Vua Tình Yêu, nhưng lòng lại xua đuổi Chúa?

Chính vì thế, ngay trong cộng đoàn ấy, lẽ ra phải là một cộng đoàn chan chứa yêu thương như chính Vua Kitô yêu thương mình, thì lại cũng có quá nhiều những chia rẽ, mất bình an, mất tình huynh đệ, gây gương mù, thậm chí không thiếu thù hận và nuôi lòng thù hận thay vì tha thứ!

Chúng ta cầu nguyện cho thế giới được bình an, Hội Thánh được bình an, đó là điều hợp lý.

Chúng ta cầu xin cho ngày càng có nhiều người nhìn nhận Vương quyền của Chúa Kitô, đó lại càng là trách nhiệm phải làm.

Nhưng có một điều trước tiên ta phải thực hiện, thì mình lại hay quên, đó là để cho lòng mình bình an, hòa nhã, yêu thương và chấp nhận anh chị em xung quanh. Có như thế, ta mới có thể làm chứng tá cho Vương quyền của Chúa Kitô cách hữu hiệu.

Đàng khác, nếu mỗi cá nhân có bình an, thế giới sẽ bình an. Mỗi Kitô hữu có bình an, Giáo Hội mới bình an. Người với người theo đuổi ơn bình an, người với người thật sự bình an…

Vậy từ nay, bạn và tôi hãy để Chúa Kitô làm Vua lòng mình, để với Vương quyền của Người, ta sẽ sống cùng anh chị em xung quanh như Người đã sống.

Lạy Chúa Giêsu Vua Vũ Trụ, ước gì mỗi người Công giáo chúng con chịu để Chúa chi phối đời mình, và tha thiết mang Chúa trong tâm hồn mình. Nhờ thế, chúng con sẽ dễ dàng, chứ không để một trở ngại nào cản lối mình, đưa Chúa đến mọi nơi trên thế giới.  Nhất là đưa Chúa đến những nơi đầy thác ghềnh, chông chênh, để với tình yêu của Chúa, chúng con đủ sức mang hòa bình biếu tặng thế giới và mỗi anh chị em.

Chỉ có như thế, vũ trụ này mới xứng đáng là vũ trụ của Chúa, chúng con mới xứng là những hoàng tử, công chúa của Vua Kitô!                            

Lm. VŨ XUÂN HẠNH

 

Tác giả: Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!