Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
THÁNG NĂM, THÁNG HOA DÀNH CHO MẸ MARIA
Cốt tủy của cuộc đời Kitô hữu
Gắn kết với Chúa Giêsu như cành nho với cây nho
Mục Tử Nhân Lành đến để chúng ta được sống
“Anh em đến mà ăn!” (Làm sáng tỏ mầu nhiệm của thức ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu)
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
ƠN GỌI CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC THỰC HIỆN NƠI CHÚNG TA ĐANG SỐNG

 

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/46lJDEu

 

Ngày nay Thiên Chúa vẫn cần rất nhiều người theo bước chân Ngài. Lời mời gọi của Chúa Giêsu vẫn tiếp tục: yêu thương và phục vụ. Chúa Giêsu vẫn kêu gọi, như Ngài đã gọi nhóm mười hai, để tiếp tục sứ vụ yêu thương của Ngài trên trần thế. Chúa Giêsu vẫn nhìn thấy nhân loại và thấy đám đông thì chạnh lòng thương vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt (Mt 9: 36).

Trong tiếng Hy Lạp “chạnh lòng thương” là “σπλανχνίζωμαι - splanchnizomai”. Splanchnology là ngành nghiên cứu về ruột - nội tạng học. “Chạnh lòng thương” có nghĩa là Ngài bị chấn động trong lòng dạ của Ngài, ở mức độ thâm sâu nhất. Ngài thực sự cảm thấy đau đớn tận trong lòng.

1. Chúa Giêsu đã nhìn thấy điều gì khiến Ngài đau lòng?

Ngài thấy nỗi khổ đau của nhân loại. Ngài biết về những đau khổ của nhân loại trên trần thế, và Ngài biết nỗi đau của chúng ta. Ngài nhìn thấy sự đau đớn, bất lực và tuyệt vọng của chúng ta. Ngài nhìn thấy tâm hồn và cõi lòng của con người, nam cũng như nữ. Ngài nhìn xa hơn lỗi lầm của họ và nhìn thấy nhu cầu của họ. Điều này có nghĩa là Ngài không chỉ nhìn thấy một người mắc bệnh phong cùi, mà Ngài còn cảm nhận được nỗi đau bị từ chối, sự cô đơn và bị cô lập của người ấy (Mc 1: 40-45). Ngài không chỉ nhìn thấy ông trưởng hội đường Giairô có con gái đã chết, mà còn cảm nhận được nỗi buồn và sự mất mát của ông. Ngài nhìn thấy trái tim tan vỡ của ông ấy, và thậm chí còn hơn nữa, trái tim của Ngài cũng tan vỡ cùng với trái tim của ông (Mc 5:21-43). Và Chúa Giêsu không nhìn người phụ nữ bị tố cáo ngoại tình theo cách phán xét của phàm nhân, nhưng bằng tình yêu thương và sự tha thứ đầy trắc ẩn, Ngài đã loại bỏ mọi viên đá đang nhắm vào bà (Ga 8, 1-11). Thật đẹp biết bao!

2. Chúng ta có nhìn thấy mọi sự như Chúa Giêsu nhìn thấy không?

Chúng ta cần nhìn thấy những nỗi khổ đau của nhân loại. Chúng ta chỉ có thể có lòng trắc ẩn thực sự đối với mọi người theo cách Chúa Giêsu đã thương xót họ khi chúng ta nhìn người khác theo cách Chúa Giêsu nhìn họ. Chúa Giêsu không đợi dân chúng đến với Ngài, chính Ngài đi đến với họ: Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời (Mt 9: 35). Đó là điều chúng ta cần làm nếu muốn theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã phục vụ toàn thể nhân loại. Ngài rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Ngài giảng dạy Lời Chúa cho họ. Ngài dạy dỗ con người, công bố, mời gọi, thách thức, làm cho người ta đi đến quyết định đến với tình thương của Thiên Chúa, được biểu lộ qua Ngài. Ngài thực hiện nhiều dấu lạ chữa lành: người đàn bà bị băng huyết và cho con gái một vị thủ lãnh sống lại (Mt 9:18-26), cho hai người mù được trông thấy (Mt 9: 27-30), cho người câm bị quỷ ám nói lại được (Mt 9: 32-33)… Tất cả những gì Ngài nói và làm đều là muốn con người nhận được tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa, qua Ngài, và trở thành môn đệ của Ngài.

3. Lời mời gọi của Chúa Giêsu trong thế giới hôm nay.

Trong một thế giới nghèo đói, bất công, mê muội, nghiện ngập, tự tử, và nhiều vấn nạn lớn lao khác, Chúa Giêsu kêu gọi mỗi người chúng ta, nam cũng như nữ, già cũng như trẻ, phục vụ Ngài nơi anh chị em chung quanh chúng ta: Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về… Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ(Mt 9: 38, 10: 8). Mùa màng bội thu nhưng thợ gặt thì ít: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít (Mt 9: 37).

Ở đây Chúa Giêsu muốn nhắn gửi chúng ta điều gì? Tất cả các tín hữu chúng ta đều chia sẻ chức tư tế, qua bí tích rửa tội: ở đó chúng ta được trao cho vai trò phục vụ cộng đoàn Kitô giáo bằng mọi cách có thể. Khi lãnh nhận bí tich Thánh Tẩy, chúng ta nhận được nước đổ trên mình là tình yêu của Thiên Chúa và dầu xức trên trán là sức mạnh phục vụ, sau này được củng cố trong bí tích Thêm Sức, Hôn Nhân hoặc Truyền Chức Thánh, để tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu. Đây dường như là một Tin Mừng thực sự hướng ra bên ngoài, nơi “các vùng ngoại biên” như bài phát biểu của Đức Hồng Y Bergoglio, nay là Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Giáo Hội được mời gọi đi ra khỏi chính mình và đến với những vùng ngoại biên, không chỉ theo nghĩa địa lý mà còn theo nghĩa hiện sinh: những vùng liên hệ tới mầu nhiệm tội lỗi, đau khổ, bất công, ngu dốt, của những hành động không có tính tôn giáo, của tư tưởng và của mọi cảnh khốn cực” [trích dẫn Hồng Y Ortega, Những ghi chú từ bài phát biểu của Đức Hồng Y Bergoglio, nay là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại cuộc họp Tiền Mật Viện chuẩn bị bầu chọn Vị Giáo Hoàng mới cho Giáo hội - Nguồn: Zenit 26/3/2013.]

Chúng ta hãy nhìn vào mùa gặt đầy lúa chín, những người bệnh tật, những người cô thân cô thế, những người bị ruồng bỏ, những người chết cô độc; mọi nhu cầu của con người cần phải có mặt trong lời cầu nguyện của chúng ta. Nhưng chính bằng sự quan tâm và lòng trắc ẩn được biểu lộ cách cụ thể mà Nước Trời được dựng xây, trước hết trong cõi lòng của mỗi người, rồi đến các cộng đồng xã hội lớn nhỏ: gia đình, gia tộc, làng xóm, giáo xứ, trường học, bệnh viện, công xưởng…

4. Chúa muốn chúng ta làm gì nơi chúng ta đang sống?

Hiện tại thế giới chúng ta đang ở trong thời kỳ khó khăn, nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái, giá cả hàng tiêu dùng và các mặt hàng cơ bản đều tăng với tốc độ không như mong muốn, rất nhiều công nhân mà chúng ta không biết đang bị sa thải do cắt giảm lao động. [https://vnexpress.net/san-xuat-am-dam-tai-cac-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-4616388.html] Trong hoàn cảnh như vậy, nhân loại, phần lớn là những người nghèo, sẽ dần dần trở thành đại đa số những người đang ngày càng nghèo hơn. Khi nào điều này sẽ kết thúc? Hầu như chúng ta không biết tình trạng hiện nay sẽ tiếp tục diễn ra như thế nào! Chỉ có một điều chắc chắn: Trái Tim Chúa Giêsu đang chảy máu vì thương yêu chúng ta trong những hoàn cảnh mà chúng ta đang sống bây giờ, và Ngài kêu mời chúng ta: “Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần (Mt 10: 7). Nhưng Nước Trời theo ý của Chúa Giêsu là gì? Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ(Mt 10: 8). Các dấu chỉ của thời đại mời gọi chúng ta hãy lắng nghe tiếng gọi của Chúa Giêsu để thực hiện việc “thương người có mười bốn mối”, để chia sẻ những ơn lành dù nhỏ nhoi. Chúa Giêsu nhấn mạnh: Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy (Mt 10: 8).

Người nghèo trên thế giới này rất nhiều nhưng những người sẵn sàng hy sinh và giúp đỡ họ thì quá ít, giống như số lượng các Tông Đồ mà Chúa Giêsu triệu tập, so với những người có ít của cải để sinh sống, những người hầu như không đủ tiền để mua thức ăn cho bản thân và gia đình của họ. Chúng ta chỉ cần nhìn chung quanh và chúng ta sẽ thấy rất nhiều người trong số những người nghèo đó.

Các Tông Đồ mà Chúa Giêsu kêu gọi không phải là những người giàu có, họ là những người bình thường: những người đánh cá, người thu thuế và những người tội lỗi. Nhưng Chúa Giêsu đã chọn họ đơn giản vì họ lắng nghe tiếng gọi của Ngài.

5. Tôi có muốn lắng nghe tiếng gọi của Chúa Giêsu không?

Chúa Giêsu mời gọi mỗi Kitô hữu chúng ta đáp ứng nhu cầu của mọi người trong các mối tương quan trực tiếp của chúng ta cũng như trong thế giới rộng lớn hơn. Song song với việc cầu nguyện vốn là một cánh cửa mở ra cho chúng ta nhìn thấy Nước Trời, một cánh cửa khác cũng đang cần được mở ra, đó là thực thi bác ái, xây dựng công lý và hòa bình, theo lời mời gọi của Chúa Giêsu. Cánh cửa này cho chúng ta nhìn thấy thế giới con người đang có biết bao nhu cầu lớn lao, vật chất và tâm linh.

Chúng ta tham gia vào sứ vụ rao giảng và quyền năng chữa lành của Chúa Giêsu là để được lôi cuốn, và lôi cuốn những người khác, vào chính sự sống của Con Thiên Chúa được ban cho thế giới, như thánh Phaolô nói trong bài đọc thứ nhất: “Thế mà Chúa Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Phương chi bây giờ chúng ta đã được nên công chính nhờ máu Chúa Kitô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Ngài cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Ngài phải chết mà cho chúng ta được hoà giải với Ngài, phương chi bây giờ chúng ta đã được hoà giải rồi, hẳn chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy” (Rm 5:8-10).

 

Phêrô Phạm Văn Trung,

Hẹn gặp lại

 

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!