Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Gắn kết với Chúa Giêsu như cành nho với cây nho
Mục Tử Nhân Lành đến để chúng ta được sống
“Anh em đến mà ăn!” (Làm sáng tỏ mầu nhiệm của thức ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu)
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
NGƯỜI TA PHẢI “GHÉT” CHA MẸ MÌNH ĐỂ BƯỚC THEO CHÚA GIÊSU SAO?

 

 

Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là một trong những bài Tin Mừng mà người ta sẽ bị cám dỗ muốn giảm nhẹ đi cung giọng của nó vì nó là một bài diễn văn rất khó lọt vào tai con người ngày nay: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14: 26).  Chúng ta hãy làm rõ ngay điều này: Chắc chắn Tin Mừng đôi khi có tính khiêu khích, nhưng Tin Mừng không bao giờ mâu thuẫn. Đọc xa hơn một chút, vẫn trong Tin Mừng Luca, đoạn 18 câu 20, Chúa Giêsu nhắc lại mạnh mẽ bổn phận hiếu kính cha mẹ và về bổn phận của những người làm vợ làm chồng: “Hẳn ông biết các điều răn: Chớ ngoại tình, chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, hãy thờ cha kính mẹ.” Chúa Giêsu nói rằng: “người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10: 7-9).  Chính trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu nói: “Bất cứ ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị chồng rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Lc 16: 18). Vậy làm thế nào mà bây giờ Ngài lại có thể bảo chúng ta: “Kẻ nào đến với Ta, mà không ghét [1] cha mẹ, vợ, con cái, anh chị em mình và cả mạng sống mình nữa, ắt không thể làm môn đồ của Ta” ? (Lc 14: 26) 

Chúa Giêsu có ý gì khi Ngài dạy chúng ta “ghét” cha mẹ mình?

Trước tiên, chúng ta phải tìm hiểu câu này trong bối cảnh chung của chương 14. Chúa Giêsu đang dạy các môn đồ của Ngài, và giống như bất kỳ người thầy giỏi nào khác, Ngài bắt học trò của Ngài phải suy nghĩ. Trong trường hợp này, Ngài bắt đầu bằng một câu nói thật khó hiểu như trên. Cứ như là nếu không ghét gia đình mình, chúng ta không thể là môn đệ của Chúa Giêsu. Hay vấn đề này còn có nhiều điều để bàn hơn ? 

Sau lời tuyên bố rằng người ta phải “ghét” cha mẹ của mình, Chúa Giêsu kể một dụ ngôn về một người đàn ông xây nhà mà không “tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không?.. Anh ta đã khởi công xây, mà chẳng có sức làm cho xong việc” (Luca 14: 28–30). Minh họa của Chúa Giêsu giúp giải thích câu nói khó hiểu của Ngài về việc ghét cha mẹ của chúng ta — cụ thể là, chúng ta phải tính cái giá phải trả của việc trở thành môn đệ của Ngài. Có một cái giá phải trả, và đó là điểm mấu chốt của việc bước đi theo Chúa Giêsu.

Để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta phải sẵn sàng từ bỏ mọi sự vì Ngài. Đi theo Chúa Giêsu đòi phải có sự cam kết và trung tín, ngay cả khi cha mẹ chúng ta quyết định không theo Chúa. Nếu và khi chúng ta phải đối mặt với sự lựa chọn đau đớn giữa lòng trung thành với gia đình so với lòng trung thành với Chúa Giêsu, thì chúng ta phải chọn Chúa Giêsu. Ngay cả khi các thành viên trong gia đình không ưa chúng ta — hoặc tệ hơn — chỉ vì chúng ta là Kitô hữu, thì chúng ta vẫn phải theo Chúa Giêsu Kitô. Theo nghĩa này, chúng ta đang “ghét” gia đình mình. Mệnh lệnh của Chúa Giêsu “ghét cha mẹ” đòi hỏi chúng ta phải ưu tiên mối tương quan của chúng ta với Chúa Giêsu hơn mối liên hệ của chúng ta với cha mẹ, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình. 

Tất nhiên, yêu thương các thành viên trong gia đình là điều đúng đắn, và chúng ta cũng muốn họ yêu mến và theo Chúa Giêsu. Ở những nơi khác, Chúa Giêsu xác nhận điều răn thứ năm mà chúng ta phải tôn kính cha mẹ của mình: “Các ông thật khéo coi thường điều răn của Thiên Chúa để nắm giữ truyền thống của các ông. Quả thế, ông Môsê đã dạy rằng: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử! Còn các ông, các ông lại bảo: "Người nào nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ đều là "coban" nghĩa là lễ phẩm đã dâng cho Chúa" rồi, và các ông không để cho người ấy làm gì để giúp cha mẹ nữa. Thế là các ông lấy truyền thống các ông đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa”  (Mác 7: 9–13). Và Phaolô nghiêm khắc cảnh báo rằng “Ai không chăm sóc người thân, nhất là người sống trong cùng một nhà, thì đã chối bỏ đức tin, và còn tệ hơn người không có đức tin” (1 Timôthê 5: 8). Lời tuyên bố của Chúa Giêsu rằng chúng ta “ghét” cha mẹ phải được nhìn nhận trong mối liên hệ với toàn bộ Kinh thánh. Quan điểm của Ngài không phải là chúng ta vô tâm với gia đình, chỉ là chúng ta phải yêu Ngài nhiều hơn.

Một số bản dịch khác làm lời của Chúa Giêsu có ý nghĩa rõ ràng hơn một chút: “Nếu anh em muốn trở thành môn đệ của tôi, anh em phải ghét mọi người khác so với tôi” [1], và bộ Amplified Bible nói rằng một môn đồ của Chúa Kitô phải “ghét” các thành viên trong gia đình mình “theo nghĩa thờ ơ hoặc tương đối xem nhẹ họ so với thái độ của người ấy đối với Thiên Chúa.” [2] Đó là một sự "ghét bỏ" kiểu so sánh, không phải là một sự ghét bỏ tuyệt đối.

Việc sử dụng từ “ghét” trong Luca có thể phản ánh một thành ngữ xuất phát từ tiếng Do Thái. Trong Sáng thế ký 29: 30-37, chúng ta nghe nói rằng Giacóp yêu Rakhen hơn Lêa và Lêa bị Giacóp “ghét bỏ, rẻ rúng”:

Thiên Chúa thấy rằng bà Lêa bị rẻ rúng, nên Ngài cho bà sinh đẻ, còn bà Rakhen thì hiếm hoi. Bà Lêa có thai, sinh con trai và đặt tên cho nó là Rưuvên, vì bà nói: “Thiên Chúa đã thấy cảnh khổ cực của tôi, bây giờ chồng tôi sẽ yêu tôi.” Bà lại có thai và sinh con trai. Bà nói: “Thiên Chúa đã nghe biết tôi bị rẻ rúng, và Ngài đã cho tôi đứa này nữa”, và bà đặt tên cho nó là Simêôn.”

Một cách sử dụng tương tự của từ tiếng Hípri có nghĩa là “ghét bỏ, rẻ rúng” xảy ra trong Đệ nhị luật 21: 15-17:

Khi một người có hai vợ, một được nó yêu thương, một bị nó ruồng rẫy, nếu cả hai, được yêu thương hay bị ruồng rẫy đều sinh con trai cho nó, và trưởng nam lại là con của người bị ruồng rẫy, đến ngày nó phân chia của cải nó làm gia tài cho các con, nó không được gán quyền trưởng nam cho con người vợ nó yêu, làm cho con người vợ bị ruồng rẫy, tức là trưởng nam phải thiệt thòi. Nó sẽ nhìn nhận con của vợ bị ruồng rẫy, là trưởng nam là ban cho phần gấp đôi trên tất cả những gì nó có…

Rõ ràng vấn đề ở đây là sự ưu tiên hay sự cam kết trung tín. Điều này phù hợp với những gì chúng ta đã thấy trong Luca và Mátthêu. Chúa Giêsu không kêu gọi những người theo Ngài ghét bỏ gia đình của họ xét theo mặt phản ứng cảm tính; thay vào đó, Ngài kêu gọi lòng trung tín trọn vẹn dành cho chính Ngài trên mức trung tín với gia đình.

Tình yêu đối với Chúa Kitô không loại trừ những thứ tình yêu khác nhưng làm nền cho những thứ tình yêu đó. Tình yêu đối với Chúa Kitô thậm chí còn là tình yêu mà trong đó bất cứ thứ tình yêu đích thực nào đều tìm thấy nền tảng và sự nâng đỡ của nó như một thứ ân sủng cần thiết giúp con người đi đến cùng. Đây là ý nghĩa của “Ơn đấng bậc” mà bí tích hôn phối ban cho vợ chồng Kitô hữu. Ơn này đảm bảo rằng, tình yêu của họ sẽ được nâng đỡ và hướng dẫn bởi tình yêu mà Chúa Kitô đã dành cho tân nương của Ngài, là Giáo hội.

Nhiều Kitô hữu sẽ không bao giờ phải lựa chọn đau đớn là để theo Chúa Giêsu Kitô họ phải quay lưng lại với gia đình. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, có nhiều Kitô hữu khác phải đối mặt với sự xa lánh, từ chối hoặc hành hạ từ gia đình của họ. Những tín hữu  này, nếu họ sống thật lòng với Chúa kitô, họ bị buộc phải sống theo cung cách bị coi là “thù ghét” đối với “cha mẹ, vợ con, anh chị em” (Luca 14:26).

Khi nghe Chúa Giêsu nói rằng người đi theo Ngài phải “ghét” cha mẹ mình, chúng ta không được quên điều kiện là người đó cũng phải ghét “ngay cả mạng sống của mình nữa” (Luca 14:26). Chúa Giêsu không dạy ghét bỏ cha mẹ, đúng hơn là Ngài đang dạy về việc ghét bỏ bản thân. Điểm nhấn là sự từ bỏ bản thân và tuân phục Ngài cách tuyệt đối. Bởi vì ngay sau đó Chúa Giêsu dạy  “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14: 27).

Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta đâu là chỗ thử nghiệm và là dấu chỉ của tình yêu đích thực dành cho Ngài: “Hãy vác thập tự giá mình” (Lc 14: 27). Vác lấy thập giá mình không có nghĩa là đi tìm đau khổ. Chúa Giêsu cũng không tìm kiếm thập giá cho mình; Ngài đã tự mình vác lấy thập giá, để vâng theo ý muốn của Chúa Cha, ý muốn mà loài người đặt trên vai Ngài và bởi tình yêu vâng phục của mình, Ngài đã biến công cụ tra tấn này thành dấu hiệu của sự cứu độ và vinh quang. Chúa Giêsu không đến để gia tăng các thập giá của con người nhưng để đem lại ý nghĩa cho chúng. Có câu nói rất đúng rằng “Ai tìm kiếm Chúa Giêsu không có thập giá, sẽ tìm thấy thập giá không có Chúa Giêsu”, nghĩa là người đó cũng sẽ thấy thập giá nhưng không có sức mạnh để vác thập giá đó.

Tất cả các tín hữu được kêu mời công nhận quyền làm chúa của Chúa Kitô và biểu lộ sự ưu tiên dành cho Ngài hơn mọi ràng buộc trần gian. Những ai phải hy sinh các mối quan hệ trần thế nhận được lời hứa này: “Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Mác 10: 29-30).

Phêrô Phạm Văn Trung.

 

[1] “If you want to be my disciple, you must, by comparison, hate everyone else—your father and mother, wife and children, brothers and sisters—yes, even your own life. Otherwise, you cannot be my disciple” (New Living Translation, https://biblia.com/bible/nlt/luke/14/26)

[2] “If anyone comes to Me and does not hate his [own] father and mother [[g] in the sense of indifference to or relative disregard for them in comparison with his attitude toward God] and [likewise] his wife and children and brothers and sisters—[yes] and even his own life also—he cannot be My disciple.” https://www.biblegateway.com/passage/?search=Luke+14&version=AMPC

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!