Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
NGƯỜI GIÀ VÀ NGƯỜI TRẺ “CÙNG NHAU MẠO HIỂM”…

 

Chuyên mục: “CHUYỆN MỖI TUẦN”

Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP

Giáo phận Nha Trang

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/376sT6t

 

 

Bạn trẻ thân mến,

Gì chứ “mạo hiểm” mà có nhau – người già bên người trẻ, người trẻ bên người già – thì thật là tuyệt, bởi họ dựa vào nhau để cùng cất bước trong một sự hỗ tương có thể nói là ăn khớp…

Thế nhưng cuộc mạo hiểm nào đây, thưa bạn? Cuộc mạo hiểm trong cuộc đời này – nơi vẫn được ví von là biển đời…

+ Đức Thánh Cha cho chúng ta biết Một tình yêu hiến thân và hành động nhiều lúc - cũng có thế có - sai lầm”… Kẻ mạo hiểm thường mắc sai lầm”… Nghĩa là con người - ở bất cứ giai đoạn sống nào – đều có thế có những “sai lầm”… Thế nhưng “sai lầm” không vật ngã, không đánh gục chúng ta được, ngược lại – giữa những “bầy nhầy của cuộc sống” - Thiên Chúa vẫn có thể làm cho “mặt bên kia” của “đống bầy nhầy” có được sự mỹ mãn của một tấm thảm “tuyệt đẹp đầy hài hước”… Ngài nêu lên một “chứng tá” – trường hợp của bà Maria Gabriella Périn… Bà bị mồ côi cha ngay sau khi sinh ra… Thế rồi lớn dần lên – và với một mối quan hệ tình cảm không dài lâu – bà trở thành mẹ… và sớm thành bà… Nghĩa là một cuộc đời đầy “sóng gió”… Thế nhưng bà chia sẻ: “Những gì tôi biết đó là Thiên Chúa là Đấng đã làm ra những câu chuyện Trong quyền năng và lòng thương xót của Ngài, Ngài dùng những chiến thắng cũng như những thất bại của chúng ta… để dệt nên một tấm thảm tuyệt đẹp đầy hài hước. Mặt trái tấm thảm trông có vẻ lộn xộn với những sợi chỉ rối rắm – tức các sự kiện xảy đến trong cuộc sống chúng ta – và có lẽ đây là phía mà chúng ta cảm thấy mất bình an khi có những nghi ngờ. Nhưng mặt phải của tấm thảm thì cho thấy một câu chuyện tuyệt vời. Đây chính là mặt Thiên Chúa nhìn thấy”. Và Đức Thánh Cha kết luận: Khi những người già chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống, họ thường “trực giác” thấy những gì phía sau mớ chỉ rối rắm đó. Họ nhận ra những gì Thiên Chúa có thể thực hiện sáng tạo ngay cả từ những sai lầm của chúng ta [198]…Và thưa bạn, phải chăng công cuộc cứu chuộc được Thiên Chúa dốc công thực hiện không là sự “sáng tạo” sau sa ngã của nguyên tổ loài người?

+ Ôn lại quá khứ để học bài học lịch sử và chữa lành những vết thương cũ đôi khi còn tái phát” – “Hướng tới tương lai để nuôi dưỡng lòng hăng hái, để làm cho những giấc mơ nảy mầm, khơi lên những viễn tượng và làm cho hy vọng nở hoa”: đấy là hai hướng của một hành trình mà người già và người trẻ có thể cùng nắm tay nhau để bước tới từ  sự việc cắm rễ sâu trong hiện tại”, bởi – trong hiệp nhất – chúng ta – già và trẻ - chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau, sưởi ấm con tim của nhau, khơi động tâm trí nhau với ánh sáng của Phúc Âm, và thêm sức mạnh mới cho đôi tay của mình [199]…

+ Đức Thánh Cha dạy: “Cội rễ không phải là những mỏ neo cột chặt chúng ta vào quá khứ, ngăn cản không cho chúng ta nhập thể” trong thế giới hiện tại để sáng tạo điều gì đó mới mẻ”… Nhưng “ngược lại, chúng – tức cội rễ - là một căn cứ điểm xuất phát, cho ta lớn lên và đương đầu với thách thức”… Và vì thế, Đức Thánh Cha khuyến cáo: “Chỉ ngồi đó mà hoài niệm thời đã qua”… thì chẳng ích gì… Ngược lại – cả người già lẫn người trẻ - chúng ta phải đón nhận nền văn hóa  của chúng ta cách thực tế với tình yêu, và làm đầy nó bằng Phúc Âm”… Ngài nhắn nhủ: “Ngày hôm nay chúng ta được sai đi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu cho thời đại mới”… thì điều tối quan trọng là “Chúng ta phải yêu thời đại này, với tất cả cơ hội và rủi ro, với những niềm vui và những nỗi buồn, những sự giàu có và những giới hạn, những thành công và những thất bại của nó”… Đức Thánh Cha nhắc lại những gì Ngài đã nói qua Thông Điệp cho Giới Trẻ Argentina tại Hội Nghị Giới Trẻ Quốc Tế ở Colorado (12–15/ 09/ 1985) [200]… Yêu thời đại này” nghĩa là yêu cái “hôm nay” của cuộc sống này… với tất cả vui và buồn – an bình và thử thách – ánh sáng và bóng tối… để cùng nhau tìm cho ra và làm cho thành “thiên đàng” ở đây…

Bạn trẻ thân mến - thỉnh thoảng người viết có lang thang và tình cờ được đọc một vài bản dịch khác của Tông Huấn “Đức Kitô Đang Sống”… Dĩ nhiên cách dịch và ngôn từ sử dụng có khác nhau đôi chút giữa các bản dịch… và đấy là chuyện bình thường… Người Pháp từ rất xa xưa đã có câu “Traduire c’est trahir!” – nghĩa là “Dịch là phản!”… và chuyện làm một bản dịch… để người bản địa hiểu được… là một chuyện khó… Người viết chọn bản dịch của Hội Đồng Giám Mục để  “cùng đọc lại” với bạn trẻ và có những cách sắp xếp câu nói cũng như uyển chuyển đôi chút trong ngôn từ là có mục đích giúp bạn hiểu rõ hơn…Và đấy cũng là cách “làm” bản dịch mà người viết vẫn dùng… để dòng văn “ít Tây và Việt hơn”… mục đích giúp bạn đọc có thể hiểu… Trước đây, mỗi khi làm việc với một tác phẩm nào đó, người viết có thói quen dịch “thô”… và sau đó viết lại theo lối diễn tả của tiếng Việt…

+ Và Đức Thánh Cha đã nhắc lại với chúng ta ý tưởng và phát biểu của một bạn trẻ đến từ đảo Samoa rằng: Hội Thánh như một chiếc thuyền nhỏ, trong đó, người già giúp dẫn đường chỉ lối, bằng việc định vị các ngôi sao, trong khi người trẻ tiếp tục chèo, và hình dung những gì đang chờ họ phía trướcMột chia sẻ thật hay – phải không bạn? Hầu hết các bậc cao niên rất quen thuộc với bầu trời đầy sao… và biết rất rõ ngôi hay chòm sao nào ở đâu và hướng nào… nên – dẫu không có hải bàn trong tay – thì họ vẫn có thể làm “hoa tiêu” cho con tàu vượt biển… Còn tay chèo… thì đương nhiên là của sức trẻ rồi… và sự nhanh nhạy của đầu óc trẻ cũng giúp nhìn thấy và nhìn ra phía trước là những gì… Đức Thánh Cha khuyến cáo về một suy nghĩ thiển cận và có thật, đấy là người trẻ thì cho rằng người lớn chỉ là một quá khứ không còn ý nghĩa gì”… và người lớn thì gia trưởng cho rằng mình luôn biết  người trẻ cần phải hành động như thế nào”… Đứng ở hai bờ của dòng sông để chỉ nghĩ về nhau như thế thôi… thì quả thực là vô ích… Cho nên Đức Thánh Cha rất thực tế: Thay vào đó, tất cả chúng ta hãy bước lên cùng một chiếc thuyền và cùng nhau tìm kiếm một thế giới tốt đẹp hơn, với sức năng động luôn luôn mới của Chúa Thánh Thần [201]… Giáo Hội là con thuyền ấy đấy…

Vâng lời Đức Thánh Cha, các thế hệ - già và trẻ - chúng ta cùng nắm tay nhau hò vang :

Dô ta – dô ta – là hò dô ta – dô ta…

 

Ông cha – dô ta,

con cháu cùng nhau – dô ta

tay chèo tay lái – dô ta

vượt qua biển đời – dô ta - dô ta - là hò dô ta – dô ta…

 

Trời thanh – dô ta,

biển lặng an lành – dô ta…

Cùng nhau cất tiếng – dô ta,

tạ ơn Chúa Trời – dô ta – dô ta – là hò dô ta – dô ta…

 

Và khi – dô ta

vần vũ  bão giông – dô ta,

cùng nhau  góp sức – dô ta

niềm tin vững vàng – dô ta – dô ta – là hò dô ta – dô ta… (Nhạc sinh hoạt)…

Và thưa bạn, ngày 25/7/2021 này – tức Chúa Nhật XVII/TN/B tới đây – là ngày Thế Giới Ông Bà và Người Cao Tuổi lần I… Đức Thánh Cha sẽ ban Ơn Toàn Xá cho tất cả những người Ông, người Bà và Người Cao Tuổi trên thế giới… Mong bạn tìm cách tạo điều kiện để Ông – Bà – và Người Cao Tuổi được nhận Ơn Toàn Xá đặc biệt này… qua các việc đạo đức theo thông lệ  hoặc Thánh Lễ trực tuyến thời Đại Dịch…

Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP

Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!