Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
HỒN THU THẢO

  

Cái “ hồn thu thảo”  ấy gặp được trong bài thơ “ Thăng Long thành hoài cổ”  của Bà Huyện Thanh Quan – có lẽ được viết vào sau năm 1802 , khi Nguyễn Ánh lên ngôi , lấy hiệu là Gia Long và dinh đô về Huế…


 

Tạo Hóa gây chi cuộc hý trường

Đến nay thấm thoát mấy tinh sương

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường


 

Thành phố Nha Trang những ngày cuối tháng 11 chuẩn bị vào tháng 12 mưa dầm mưa dề cũng làm nao lòng nhiều người – nhất là những người “ hưu” - gần đất xa trời …

 

Nhân có người anh em theo “tour” đi viếng Thánh Địa về kể lại cảnh này , cảnh kia  trong bàn cơm buổi sáng , vài ba ông già chợt ngâm nga :

 

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

 

Không biết vì sao lại buột lên ngâm nga như vậy … Có lẽ vì nghĩ đến Thánh Địa có còn chăng cũng chỉ là những “ dấu vết” – và trong thời buổi du lịch là nguồn thu lớn của nhiều nhiều những cơ hội làm ăn – thì “ dấu vết”  đương nhiên phải được bảo vệ … song song với những tiện nghi Tuy nhiên “ dấu vết”  đâu có làm ra tiền…Tiện nghi mới đưa lại lợi nhuận …” Dấu vết”…chỉ là cái “ nền”…và cái “nền”  ấy sẽ mãi mãi chỉ là “ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”…nếu không có những chuyến “ du lịch tâm linh” nhỉ …
 

Đấy chỉ là một vài suy nghĩ lan man về chuyến đi được gợi nên tình cờ vậy thôi…

 

Điều người viết muốn tâm tình , ấy là cái “ hồn thu thảo” của một đời người …

 

Thu…thì đương nhiên là ủ rũ rồi , nhưng sự ủ rũ bên ngoài nó mang một ý nghĩa nào đó trong cái “ hồn”  của nó…
 

“Hồn cỏ”…cảm nhận được qua “ lá cỏ”… Sự vàng vọt của “lá cỏ” diễn tả cái “hồn cỏ” trĩu nặng…”Hồn cỏ” trĩu nặng nói lên sự trĩu nặng trong lòng của người có dịp nhìn đến cỏ…Nhất là khi sự trĩu nặng ấy lại là bầu tâm sự của một tâm hồn đầy mỹ cảm và nặng tình quê hương, nặng tình đất nước…

 

Dân gian vẫn tấm tắc, với đôi chút ghen tỵ, và thầm trân trọng :

 

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

 

Cái “ thanh lịch” …của người Tràng An – Hà Nội hôm nay…thì trên các trang mạng xã hội mỗi ngày đều “có chuyện”…để mà nói…và phần lớn những “chuyện để mà nói” ấy …lại không mấy thiện cảm với “ người Tràng An” hôm nay…và nuối tiếc “ người Tràng An thủa nào” – không phải vì nhìn thấy cái khác biệt do hòa nhập với cộng đồng con người trên khắp thế giới từ phong cách đến cư xử…rất hài hòa , sang trọng … mang tính “ Tràng An”…mà vì – ngoài thì “lụa là gấm vóc”…mà “ trong thì xô bồ . náo động”  - sản phẩm của một nền giáo dục tội nghiệp , không do những con người làm công tác giáo dục có tâm…mà do cái cơ chế giáo dục có định hướng…

 

Theo sự dinh đô vào Huế , nhưng lòng vẫn còn ở lại Tràng An …nên mới có tình trạng “Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”…Biết đâu trong cái ngậm ngùi ấy lại không mang chở một nỗi niềm sâu kín hơn , lớn lao hơn…chuyện “ Cảnh” và chuyện “Người”…

 

Ông bạn già  đi hành hương về , vừa mở cửa phòng vừa than: Chuyến bay 12 tiếng và 8 ngày liên tục “chạy” trong chuyến “ du lịch tâm linh” Đất Thánh vừa qua quá mệt…Chắc là không bao giờ nghĩ đến chuyến thứ hai nữa…

 

Người viết cười cười bảo rằng : Than gì mà than … Biết bao nhiêu người ước mơ đến Đất Thánh một lần rồi chết…cũng cam lòng đấy !!!

 

Nhiều người đã nói như vậy…và nhiều người vẫn nghĩ như thế…

 

Dĩ nhiên rồi , nếu có điều kiện thì “du lịch hành hương” một chuyến biết đâu cũng thấy đời thêm phần sốt sắng hơn…Thậm chí cả những đổi thay nữa…Tuy nhiên đấy chưa hẳn là tất cả…và ơn đổi thay Chúa ban cho mọi người tin ở bất cứ nơi nào trên mặt đất này , bởi vì Đất Thánh chỉ là khởi điểm cho công cuộc rao giảng dựa trên lời sai đi của Chúa trước khi Người được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa : “ Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ , loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo .” ( Mc 16 , 15) …và – như thế - không nơi nào trên mặt đất này mà không là Đất Thánh – nơi in dấu chân của Chúa , Đấng ở trong những con người làm chứng vào những thời khó khăn cũng như  những lúc thuận lợi…

 

Thế rồi hỏi thêm cho biết : làm sao mà phải chạy ? – Chạy cho kịp…vì ai ai cũng chạy…và mỗi nơi chỉ dừng được ít phút , nghe đọc một đoạn Kinh Thánh …rồi loay hoay đôi ba hành vi tôn kính nào đó …và chạy…

 

Người viết phì cười : vậy là công đức lắm rồi…Ở nhà đâu có chạy…Đến Đất Thánh chạy cho biết…

 

Người anh em giãi bày : lên núi Thabor , mình muốn kiếm một hòn đá nho nhỏ về đặt trên bàn làm kỷ niệm…Nhặt lên hòn đá vôi…Ba bốn người cũng nhặt…Thấy đá vôi bở và dơ quá , mình quăng đi…Ba bốn người kia cũng quăng luôn…

 

Người viết đùa : bác thấy mấy hòn sạn trong chậu cảnh của mình đây không : trắng , tròn , đẹp…Hay là bác đem một hòn đặt trên bàn viết…và nghĩ đến Thabor đi …

 

“Chạy”…quá…không biết có đủ thời gian để có được những cảm nghiệm , cảm xúc về cội nguồn của mình không …hay chỉ là chuyện “ cưỡi ngựa xem hoa” vậy thôi…Bởi vì nhìn thấy được rằng “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt / Nước còn cau mặt với tang thương” – thì phải có những khoảnh khắc, những sâu lắng , những miên man … và lòng đạo đức … để sống lại những “sống động”“Dấu xưa xe ngựa”“Nền cũ lâu đài”… gợi nên…” Chạy cho kịp”…là câu chuyện làm ăn của du lịch…Cảm nghiệm và cảm xúc…là chuyện của “ thiền” , của “ gẫm”…

 

Nhớ lại ngày xưa – khi còn làm mục vụ tại một Giáo Xứ nghèo và nhỏ - xảy ra tai nạn cho một bà mẹ trẻ : một chiếc xe kéo quá khổ do một cậu thiếu niên cầm lái và hai , ba cậu khác vắt vẻo trên đống rơm ngồn ngộn …Con đường quê gồ ghề và lổm nhổm …Chiếc xe máy của bà mẹ trẻ bề bộn những túi bánh kẹo mua về để bán lẻ…Ngang qua xe kéo , mấy cậu nhỏ vói chiếc nón trên đầu bà mẹ trẻ…Tay lái lạng quạng và chị ngã…Chiếc xe kéo cán nát chân chị…Ông chủ xe kéo có ông anh rể vốn là “trùm” tại địa phương…nên chỉ đến thăm chị , quăng cho cái bì thư mươi mười lăm triệu chi đó … Cậu cháu chưa đủ tuổi lái xe , không có bằng và mấy cậu nhóc quậy trên xe…gây ra tai nạn…cũng chẳng thấy ai nói năng gì …Được tin bà vợ người chủ xe kéo khăn gói đi hành hương Lavang , người viết có nhắn : Đức Mẹ nát chân còn đang nằm nhà thương kia kìa …

 

Đương nhiên là người viết bị chống đối rồi…

 

Mùa Vọng về…Ngày mai khởi sự mùa của Lễ Phục màu tím …Lại bắt đầu một cuộc hành hương Đất Thánh mới từ biến cố khởi đầu là Lời Truyền Tin (Lc 1 , 26 – 38) cho đến sự kiện Đấng Phục Sinh về với Chúa Cha sau khi giao phó sứ mệnh truyền giáo cho các Tông Đồ  (Mc.16,14-19)…Cuộc hành hương không chỉ dừng lại ở những “ địa danh”…mà cũng chẳng phải chạy vội chạy vàng…”cho kịp” , ngược lại cứ thong thả để cảm , để nếm…bởi vì mỗi ngày sống là một bước chân lưu dấu của Đấng là Tình Yêu…

 

Đau đáu từng ngày là câu hỏi của Chúa – không biết có phải để hỏi AI đó không hay chỉ để hỏi chính mình – và khi hỏi chính mình … thì cũng là một lời than :

 

“…Nhưng khi Con Người ngự đến , liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa không ?” 

(Lc18 , 8)
 

Ấy đấy mới đậm đà nỗi niềm :

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường


 

Lm Giuse  Ngô Mạnh Điệp  - Vọng 2017 - 2018

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!