Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
NHỊP SỐNG TRONG TUẦN - TUẦN III / TN / A

 

Từ thứ hai ngày 23 / 1   đến  thứ bảy  ngày  28  /  1  -  2017

 

Thứ hai  ngày  23  /  1   --  Mc 3 , 22  -  30

Nội dung Tin Mừng

  • Nhóm kinh sư từ Giêrusalem  xuống và tung tin Đức Giê-su dựa vào quyền lực của quỷ vương Bê-en-dê-bun để mà trừ quỷ ...

  • Chúa giáo huấn họ : dù là ma quỷ ... thì – nếu muốn thành công trong hoạt động của mình – cũng phải hợp nhất ...

  • Thánh Thần là Thần Chân Lý – Thần Hy vọng ...Và vì thế , Chúa Giê-su tuyên bố  : rao truyền những chuyện sai sự thật và tạo nên tình trạng vô vọng có nghĩa là xúc phạm đến Thánh Thần ... Tội ấy không thể được tha ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Đức Giê-su liền gọi họ đến , dùng dụ ngôn mà nói với họ : “ : Xa-tan làm sao trừ Xa-tan được ? Nước nào tự chia rẽ , nước ấy không thể bền ; nhà nào tự chia rẽ , nhà ấy không thể vững . Vậy Xa-tan mà chống Xa-tan , Xa-tan mà tự chia rẽ , thì không thể tồn tại , nhưng đã tận số !”  (  cc  . 23 – 26)

  • “ Tôi bảo thật các ông : “ Mọi tội lỗi và lời phạm thượng , dù nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa , thì cũng sẽ được tha cho con cái loài người . Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần , thì chẳng đời nào được tha , mà còn mắc tội muôn đời .”  ( cc 28 & 29)

Một vài suy nghĩ

Giáo Hội  ở ba ngày cuối của tuần cầu nguyện cho sự hợp nhất của các ky-tô hữu  ...

Tuần này cũng là những ngày cuối của Năm Bính Thân chuẩn bị mừng Năm Mới Đinh Dậu ...

Người dân Việt di dân trong cũng như ngoài nước rục  rịch “  về quê ăn Tết” ...

Linh vật của năm mới này là Con Gà : một hình ảnh rất gần gũi  với tất cả mọi người và là vật nuôi trong phần lớn các gia đình nông thôn – không qui mô như trang trại – nhưng nhằm để kiếm thêm đôi chút và nhất là cải thiện cuộc sống bằng dăm ba quả trứng mỗi ngày ...

Cho nên khu vực nông thôn vẫn còn là khu vực có được nỗi niềm hạnh phúc ngày ngày và đêm đêm nghe tiếng gà gáy …

Về mặt chuyên môn thì tiếng gà gáy là tập tính sinh học của loài với ba lý do : - tương ứng với sự thay đổi của thời tiết và canh giờ  làm cho nó tỉnh giấc và gáy ; - tiếng gáy nhằm báo hiệu vùng cư trú hay lãnh địa của mình ; - và tiếng gáy gọi mái để duy trì nòi giống ...

Thế nhưng  - trong Tin Mừng  Mattheu -  thì tiếng gáy lại là một nhắc nhở đối với Phê-rô : “ Ông Phê-rô sực nhớ lời  Đức Giê-su đã nói  : “ Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần .”  Ông ra ngoài , khóc lóc thảm thiết .” ( Mt 26 , 75)

Đôi nét về Gà ...

Có người thỉnh thoảng  dí dỏm :  Quả trứng có trước hay con gà có trước ???

Cái vòng sinh tồn lẩn quẩn không thế có câu trả lời về phía con người nhưng lại trình bày sự tuyệt vời của Vị Thiên Chúa Tạo Dựng – không riêng chi cho loài gà – nhưng là  cho mọi loài , mọi vật trên mặt đất trần gian này ...

Việc thuần dưỡng Gà ... thì đã có từ rất lâu ...

Tác giả Edmund Saul Dixon – trong một tác phẩm nói về Gà – thì cho rằng người Đông Nam Á đã biết cách thuần dưỡng Gà  từ mười nghìn năm trước ...Đến năm 3000 trước CN , Gà đã phát triển nhiều ở Đông Nam Á , Ấn Độ , Phi Luật Tân ...và các hải đảo .

Thời đó , người ta đã biết cách ấp trứng cho nở hàng loạt ...

Chẳng hạn người ta đắp lò hinh bát quái , đổ tro hay trấu dưới đáy rồi xếp trứng lên và đậy nắp lại , dưới lò thông với hầm phân súc vật để lấy hơi nóng khi phân phân hủy ...

Có một cách ấp trứng khá lạ : người ta mướn một người mặc áo bông dày , xếp đầy trứng trước bụng và hai bên hông ... và người ấy cứ ngồi như vậy vài chục ngày sau thì trứng nở  ... Giới nhà giàu cho rằng ăn thịt gà theo cách ấp này sẽ làm  tăng khả năng sinh lý ... Cũng lại là kiểu cách ăn  chơi của  đám nhà giàu!!!

Người Ai cập nuôi gà từ tk IV trước CN ... Trong mộ xác ướp các vua Ai Cập ở các Kim Tự Tháp , người ta xây vách bằng gạch nung và nối kết bằng chất hồ dính trộn với lòng trắng trứng gà ... Người Ai Cập xếp trứng vào hộp gỗ rồi ủ trong đống phân súc vật để ấp trứng ...

Nói tóm lại , Gà đã rất thân thuộc với con ngườ từ rất lâu ...

Điều mà chúng ta cũng cố để suy nghĩ trong những ngày cuối năm này là :

  • Nghe lại tiếng gà gáy vọng lên trong sân  thượng tế ngày nào để sống tâm tình của Phê-rô...

  • Suy nghĩ thêm về giáo huấn của  ông cha : Khôn ngoan đá đáp người ngoài – Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau ...

 

Thứ ba ngày 24  / 1  - Lễ thánh Phao-lô Sa-lê-si-ô   -    Mc 3 , 31 – 35

Nội dung Tin Mừng

  • Mẹ và thân nhân – theo huyết tộc – đến tìm gặp Chúa Giê-su ...

  • Tận dụng cơ hội , Chúa Giê-su  nói với mọi người về mối tương quan gắn bó giữa những người nghe và thực hiện Lời Chúa  - nghĩa là những người sống ý muốn của Thiên Chúa Cha...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Ai là mẹ tôi ?  Ai là anh em tôi ? “  Rồi Người rảo mắt nhìn những người ngồi chung quanh và nói  : “ Đây là mẹ tôi , đây là anh em tôi . Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa , người ấy là anh em chị em tôi , là mẹ tôi !” ( cc .  33 , 34 và 35)

Một vài suy nghĩ

Thú thật là – cho đến bây giờ - mỗi lần có dịp nghe lại lời này của Chúa vẫn thấy ái ngại cho Đức Mẹ và bà con theo huyết tộc của Chúa Giê-su ...

Đức Mẹ thì hiểu rõ ý Chúa muốn nói , vì Ngài – từ biến cố Truyền Tin – đã biết về sứ vụ của Người Con Ngài cưu  mang ...

Không biết những người anh em bà con với Chúa thì sao , nhưng bản thân thì vẫn thấy ái ngại ...

Chúa nói đúng và sứ vụ của Chúa là như vậy : kiến tạo mối huynh đệ giữa những người thi hành ý muốn của Chúa Cha ...

Nhưng  - với cái tham , sân , si của quan niệm : một người làm quan , cả họ được nhờ - thì sự thật Chúa nói đến quả thật là  “ trắng trợn ”  quá ...

Nhưng cũng là một đòi hỏi đế tất cả những ai theo Chúa phải nắm vững và sống theo ...

Đời sống của thánh Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô là một minh họa :

Ngài sinh tại Annecy , nước Pháp , ở biệt thự Sales ngày 21 / 8 / 1567 trong một gia đình dạo đức và có lòng bác ái ...

Lớn lên , ngài theo học triết lý và thần học tại Paris ...

Với văn bằng tiến sĩ Luật ở Padoua , một tương lai sáng lạn , huy hoàng đợi chờ ngài ...

Thế nhưng ngài quyết tâm từ bỏ tất cả để đi theo Chúa ...

Thụ phong Linh Mục năm 1595 , thánh nhân được Đức Giám Mục Garnier trao cho nhiệm vụ làm nhà hộ giáo và vị giảng thuyết chính thức chống lại bè rối Calvin ơ Challais ...

Với tâm hồn lạc quan , vui tươi và tin tưởng , thánh nhân đã đưa về lại cho Giáo Hội 72 . 000 người lạc giáo ...

Năm 1602 , Đức Giám Mục Garnier qua đời , thánh nhân được bổ nhiệm thay thế Đức Giám Mục ...

Thánh nhân qua đời năm 1622 tại  Lyon , nước Pháp ...

Năm 1685 , Đức Thánh Cha Alexandre VII tôn phong ngài lên bậc hiển thánh ...

Câu chuyện  “ Kê Minh Thập Sách”  ...

“ Kê Minh Thập Sách”  là  Mười Chính Sách dâng lên nhà vua vào lúc gà gáy sáng ...tương truyền là của Nguyễn Cơ Bích Châu – một vị phi hậu của vua Trần Duệ Tông ( 1336 – 1377) .

Theo Truyền Ký Tân Phả của Đoàn Thị Điểm thì bà phi  này vốn “ là con gái nhà quan , tính cách cứng cỏi, tư dung tươi đẹp, thông hiểu âm luật Lê Viên , theo đòi văn từ nghệ phố , vua Trần Duệ Tông nghe tiếng cho tuyển vào cung “

Nhận thấy chính sự triều Trần , sau khi Dương Nhật Lễ tiếm quyền ,  ngày càng suy kém . Bà liền thảo bài “ Kê Minh Thập Sách “  dâng lên ...

“ Kê Minh”  là tên một bài thơ trong Kinh Thi , nói về một bà Hậu , nghe gà gáy sáng , liền khuyên nhà vua dậy để đi dự phiên chầu ... Tên bài thơ về sau được dùng để nói đến việc vợ khuyên chồng lo việc quốc gia ...

Với các nhà nghiên cứu về  “ Kê Minh Thập Sách”   thì  tiếng  gà gáy là hình tượng của sự thức tỉnh ... Nhà nghiên cứu Hữu Ngọc – trong một bài đăng trên Le Courrier du Vietnam nhan đề “ Tiếng gà gáy vọng về qua nhiều thế kỷ” – có viết như thế này : “  Liệu tiếng “ Kê Minh”  đã vang  vọng từ bảy thế kỷ nay , có làm thức tỉnh điều gì trong chúng ta , khi bước vào thời kỳ mới của công cuộc chấn hưng và phát triển đất nước hay không ? Quả thật mỗi điều là một minh triết . Nó không phải là tư duy duy lý , mà là những chân lý đơn giản , có tính khái quát , phổ cập rất cao . Chúng giống như những công thức mà mỗi thời đếu có thể đem dùng trong những bài toán cụ thể về chính trị , kinh tế , văn hóa , dân sinh của thời đại mình .”

Tiếng “ Kê Minh” ấy – tương tự như hồi gáy sang canh trong sân thượng tế thủa nào – vẫn vang vọng trong hôm nay ... Không biết có ai nghe thấy không nhỉ ...

 

Thứ  tư ngày  25 / 1  -  Lễ kính Thánh Phao-lô Tông Đồ trở lại – Kết thúc tuần cầu nnguyện cho sự hợp nhất  -  Mc  16 , 15 – 18

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một  và công bố lệnh truyền giáo cho các Tông Đồ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Khi ấy Đức Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một và nói với các ông rằng :  “ Anh em hãy đi khắp tứ  phương thiên hạ , loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo .” ( c . 15)

Sự trở lại của Phao-lô , anh chàng biệt phái nhiệt thành và trẻ tuổi , đã và vẫn là một minh họa sống động cho hành động của Thiên Chúa giữa con cái loài người ... Không dễ gì Giáo Hội huấn luyện được một thành viên cỡ đó , nhưng chỉ trong giây phút , Thiên Chúa đã có cho mình một con người hết mình cho công cuộc loan báo ... Cái ngã ngựa của Phao-lô trên đường đi Damas luôn là một động lực cho Giáo Hội trong  hành trình rao giảng của mình – cũng như công cuộc cầu nguyện cho hợp nhất – vì  Thiên Chúa sẽ ra tay khi đến thời Người muốn ...

“ Thập Sách”  trong  “  Kê  Minh ” ...

“ Thập Sách”  trong “  Kê  Minh ” bao gồm : - bốn chính sách về chính trị , hành chính ; - hai chính sách về văn hóa , giáo dục , tư tưởng ; - và bốn chính sách quân sự ...

-Bốn chính sách về chính trị ấy là :

-  Đạo lý tôn dân , đề cao gốc nước : Gốc nước chính là người dân ... Rất phù hợp với truyền thống đạo trị nước của người Việt Nam : “ Quốc dĩ dân vi bản” : Nước lấy dân làm gốc ... Và để thực hiện được điều này thì đương nhiên là phải dẹp bỏ hà khắc , bạo ngược trong chính sách cũng như trong thực tế ...

- Loại bỏ phiền nhiễu để kỷ cương không rối loạn ...

- Thải loại bọn quan lại tham nhũng để giảm bớt sự chài vét trong dân ...

- Đè nén lũ lộng quyền để trừ diệt lũ sâu mọt hại dân ...

-Về văn hóa  thì có  hai điều phải làm :

- Chấn hưng nho phong  -  chuyện học hành và giáo dục nhân cách – để cho ánh đuốc văn hóa tỏa sáng như mặt trời , mặt trăng soi sáng khắp nơi ...

- Cầu lời nói thẳng – tức là lời phê bình , phản biện trong dân chúng – khiến cho cổng thành và đường ngôn luận cùng rộng mở ...

-Về quân sự thì có bốn lãnh vực :

- Kén quân thì quan tâm đến người khỏe mạnh rồi mới tính đến vóc dáng ...

- Tuyển tướng thì phải chọn người thao lược rồi sau đó mới tính đến chuyện thế gia ...

- Vũ khí phải luôn luôn sắc bén ...

- Trận pháp phải chỉnh tề ...

Thiết tưởng “ Kê Minh  Thập Sách”  này cũng phù hợp cho mọi tổ chức lớn hay nhỏ trong xã hội và Giáo Hội cũng thấy được điều mình phải làm – xét về mặt cơ cấu – để có thể thăng tiến ...

Ước mong sao tiếng gà gáy sáng trong suốt năm Đinh Dậu luôn là một nhắc nhở ...

 

Thứ năm ngày 26 / 1 – Lễ thánh Timôthêô và Titô , Giám Mục   -  Lc  10 , 1 – 9

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su sai 72  người môn đệ lên đường đi rao giảng với lệnh truyền khá chi tiết  : - không mang theo tiền bạc ; - chào chúc bình an khi vào bất cứ nhà nào ; - ở lại trong nơi người ta đón tiếp mình ; -  dùng những gì người ta dọn cho mình ; - và chữa lành mọi bệnh tật ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • Người bảo các ông : “ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít  . Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” ( c . 2)

Một vài suy nghĩ

Chúng ta kết thúc tuần lễ cầu nguyện cho  việc hợp nhất giữa những người tin Chúa Ky-tô với Thánh Lễ kính sự kiện trở lại của thánh Phao-lô ... Dĩ nhiên Giáo Hội mong muốn gương trở lại của thánh nhân cũng giúp cho anh chị em trong Gia Đình Ky-tô sớm có những gặp gỡ nối kết và bản thân thánh nhân chắc chắn là vẫn hoạt động ráo riết – ngay cả  vào lúc này khi đang hưởng kiến tôn nhan Thiên Chúa – cho công cuộc hợp nhất ...

Hôm nay chúng ta mừng Lễ hai  người môn sinh của Phao-lô : Ti-mô-thê-ô và Ti-tô ...

Ti-mô-thê-ô sinh tại Lystres , miền Lycaonia , Thổ Nhĩ Kỳ ... Cha là người  ngoại giáo , mẹ là người Do Thái giáo và đã trở lại Ky-tô giáo sau này ... Ti-mô-thê-ô gặp Phao-lô trong lần du hành truyền giáo lần I của ngài ... Ở  lần du hành lần II , Phao-lô thu nhận Ti-mô-thê-ô làm phụ tá và đi rao giảng khắp miền Tiểu Á , Macedonia và Hy Lạp ... Phao-lô đặt Thi-mô-thê-ô làm Giám Mục giáo đoàn Ê-phê-sô và ngài đã bị ném đá tại Ê-phê-sô vì công khai  lên án việc tế thần Diana ...

Ti-tô được Phao-lô đưa trở lại Đạo và chọn làm cộng sự viên của mình ... Thánh Phao-lô  đặt ngài làm Giám Mục Creta ... Ngài qua đời ở tuổi 94 ...

Con Gà Trống Gô-loa ( Le coq gaulois) ...

Con gà trống Gô-loa   : biểu tượng của nước Pháp và một số thuộc địa  trước đây của Pháp ...

Thời trung cổ , gà trống  Gô-loa được người Pháp sử dụng làm biểu tượng tôn giáo :  diễn tả niềm hy vọng và đức tin ... Hình ảnh con gà trống thường xuyên xuất hiện trên các tháp chuông và trang trí cho cột thu lôi ... Việt Nam có nhà thờ Con Gà – nhà thờ Chánh Tòa Giáo Phận  Đà Lạt ...

Trong lịch sử  từ lâu của nước Pháp , chính quyền cũng chính thức công nhận Gà Trống thể hiện bản sắc quốc gia và là hình ảnh diễn tả sự kiên cường , lòng dũng cảm , tinh thần chân thực và tươi sáng của người dân nước này ...

Hiện nay , Gà Trống Gô-loa không còn là biểu tượng chính thức của nước Cộng Hòa Pháp nữa , nhưng nó vẫn thể hiện một khía cạnh nào đó về quốc gia này ...

Với Giáo Hội Việt Nam , nhiều thế hệ giáo sĩ  được các vị Thừa Sai Truyền Giáo  huấn luyện nên phần nào tinh thần Gà Trống Gô-loa cũng có chút ảnh hưởng trong cuộc sống riêng tư cũng như trong hoạt động mục vụ của mình ...

 

Thứ sáu  ngày  27 / 1  -   Mc   4 , 26 – 34Nội dung Tin Mừng

  • Đức Giê-su mượn hình ảnh hạt giống lúa , hạt cải  để diễn tả nội lực làm lớn mạnh , tăng trưởng và phát triển  của  Nước   Thiên Chúa ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Khi ấy , Đức Giê-su nói với dân chúng dụ ngôn này : “  Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng  tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất .” ( c  . 26)

  • “ Rồi Người lại nói : “  Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây ? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được ? “  (  c .  30)

Một vài suy nghĩ

Ngày cuối cùng của năm cũ  Bính Thân ... và ngày mai là mùng một , tháng giêng , năm Đinh Dậu ...Báo chí đương nhiên là có những nét hý họa cho lễ bàn giao giữa chú khỉ và anh gà  trống  : những nét hý họa dễ thương nhấn mạnh vào một điểm nào đó trong cái xô bồ chúng ta đang sống ... Và cứ thường thì chỉ ra  một tình trạng nào đó – là gánh nặng trên vai người dân – người ta cứ nói nhưng không bao giờ có  thể thay đổi được gì ... vì không ai muốn có sự thay đổi ... Hình như  đã  từ lâu lắm rồi , vấn đề  bàn giao giữa hai linh vật năm cứ loanh quanh chuyện  tiền và bạc ...cùng với sự chênh lệch gần như là  vô phương giải quyết  giữa những  mái tôn rỉ sét nằm ngay dưới chân khu đô thị thiên đường ...

Một mẩu chuyện Gà ở Việt Nam ...

Thời triều đình nhà Nguyễn , có ông Nguyễn Miên Tàng – hoàng tử thứ bốn mươi hai của vua Minh Mạng – tước là Hải Ninh Quận Công ...

Ông là người hư hỏng , ham chơi bời , cờ bạc , hát bội , đá gà ... đến nỗi gia tài khánh kiệt , phải ở nhớ trên một chiếc đò nuôi heo ...

Khoảng thời gian năm 1896 ( ?) , có một buổi ông thấy một đám đá gà ... Len lỏi vào coi , thấy con gà chọi dáng vẻ oai hùng , ông lớn tiếng hò reo , cổ vũ ... Thế nhưng con gà ấy đã bị đối phương đá  tơi bời và bỏ chạy ... Ông uất khí , gục xuống ... chết tại chỗ ...

Vì chơi bời phung phí nên khi chết không có một đồng xu dính túi ... Áo mão quận công cũng  đã bán đi từ lâu rồi ...

Người ta phải lấy giấy màu xanh đỏ dán cho ông một cái mão quận công , một bộ triều phục đặt lên người ông trước khi  liệm xác ...

Lại văng vẳng  tiếng cười của con  người thanh thoát :

Lẳng lặng mà nghe nó  chúc giàu :

Trăm , nghìn , vạn mớ  để vào đâu ?

Phen này ắt hẳn gà ăn bạc ...

Đồng rụng , đồng rơi ...lọ  phải cầu !

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang :

Đứa thì mua tước ,  đứa mua quan ...

Phen này ông quyết đi buôn lọng ,

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng . (  Chúc Tết  - Trần Tế  Xương)

Chỉ mong sao không có vị nào phải phủ áo mũ bằng giấy lòe loẹt ...

 Thứ bảy  ngày 28 / 1 – Mùng Một Tết Đinh Dậu  -  Mc  4 , 35 – 41Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su tỏ uy quyền và các mãnh lực tự nhiên phải vâng phục Người ...

  • Chúa Giê-su khiển trách lòng yếu tin của các môn đệ ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Người thức dậy  , ngăm đe gió , và truyền cho biển : “ Im đi ! Câm đi !” Gió liền tắt , và biển lặng như tờ .” ( c . 39)

  • “ Rồi Người bảo các ông : “ Sao nhát thế ? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao ? “  ( c .  40)

Vị khách mời trong chương trình về tình hình thế giới của   VTV 1 , khi được người dẫn chương trình hỏi về mong ước chung chung của mọi người năm 2017 là gì , thì ông đã lấy lại ý của ông Tân Tổng Thư Ký LHQ để bảo rằng : hòa bình ... Ước mong có hòa bình để thế giới được yên ổn ...Đấy cũng là ước mong của mỗi chúng ta trong từng ngày sống ... Ngày đầu năm  Đinh Dậu hôm nay , chúng ta tha thiết cầu nguyện để có lại bầu khí  an bình trong cuộc sống của mỗi người , được nghe tiếng gà gáy sang canh từng đêm ... hầu có được sự tỉnh thức cả về mặt Đạo lẫn Đời : tiếng gà gáy nhắc nhở Phê-rô trong sân dinh thượng tế cũng như tiếng “ kê minh ” trong đời sống gia đình cho nhau và vì nhau ...

Nữ viết kê minh ( I) Nữ viết kê minh ( 2)

Nữ viết kê minh . Dực ngôn gia ( ky) chỉ ,

Sĩ viết muội đán . Dữ tử nga ( nghi)  chi .

Tử hương thị dạ , Nghi ngôn ấm tửu ,

Minh tinh hữu lạn . Dữ tử giai lỗng ( lão)

Tương ngào tương tường , Cầm sắt tại ngự

Dực phù dữ nhạn Mạc bất tĩnh hẩu  ( hảo)

Ông Nguyễn Văn Thọ dịch

Nàng rằng : gà đã gáy ran . Được mòng chàng hãy đưa em ,

Chàng rằng : đêm đã gần tàn còn chi . Em nấu , em nướng , em đem dâng chàng .

Chàng ơi ! Chàng hãy dậy đi , Đôi ta chuốc chén hân hoan ,

Ngó trời xem có thấy vì sao mai . Trăm năm em muốn vẹn toàn tình ta .

Hãy đi quanh quất , chàng ơi ! Đôi ta cầm sắt hiệp hòa ,

Hãy đi bắn lấy một đôi chim mòng . Đôi ta thắm thiết , tình ta êm đềm .


 

Mong ước và cầu chúc ...

Rừng của chúng ta không còn bao nhiêu nữa ... Biển của chúng ta cũng chịu nhiều biến động ... Thế nhưng chắc chắn một điều : nếu  muốn , chúng ta vẫn có thể giữ cho nhau cảnh đời “ chàng ơi , dậy sớm... đi kiếm chút đỉnh lương thực mỗi  ngày để em nấu , em nướng ... và chúng ta  cùng nhau nâng ly đời bình an và thanh thản “ ...


 

Lm Giuse  Ngô Mạnh Điệp .

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!