Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Mục Tử Nhân Lành đến để chúng ta được sống
“Anh em đến mà ăn!” (Làm sáng tỏ mầu nhiệm của thức ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu)
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
CHĂM SÓC GIA NGHIỆP CỦA THIÊN CHÚA


Câu chuyện dụ ngôn quan trọng này hoàn thành câu chuyện dụ ngôn tuần trước. Dụ ngôn về hai người con cho thấy sự ngoan cố của dân Israel; còn câu chuyện dụ ngôn tuần này, nói về những tá điền độc ác, tập trung vào hình phạt sắp xảy ra. 

Chúa Giêsu so sánh dân Israel với một vườn nho được tuyển chọn, có hàng rào đặc biệt, có tháp canh, có người canh gác để trông chừng bọn trộm và lũ thú hoang: “Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh” (Mt 21: 33). Thiên Chúa đã không tiếc công sức để trồng trọt và tô điểm vườn nho của Ngài. Vườn nho do các tá điền quản lý; chủ nhà là Thiên Chúa, và vườn nho là dân Israel như tiên tri Isaia kể: “Bạn thân tôi có một vườn nho trên sườn đồi mầu mỡ. Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, giống nho quý đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho. Anh những mong nó sinh trái tốt,… Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm?” (5:1-2, 4) hoặc như tiên tri Giêrêmia khẳng định: “Còn Ta, Ta đã trồng ngươi như cây nho hảo hạng, cây nho thuần chủng” (2:21). 

Những người tá điền được Thiên Chúa giao cho việc chăm sóc dân Ngài là các thượng tế, kinh sư và kỳ lão. Sự vắng mặt của người chủ cho thấy rõ ràng rằng Thiên Chúa thực sự đã giao phó Israel cho những người lãnh đạo của họ; do đó Ngài yêu cầu họ phải chịu trách nhiệm và trả lẽ về vườn nho mầu mỡ, tươi tốt mà họ đã được giao cho. 

Người chủ thỉnh thoảng sai đầy tớ đi thu hoa lợi: đây là sứ mệnh của các nhà tiên tri, nhưng số phận của các tiên tri đầy những hy sinh đau khổ, những trái ý, những thập giá trong cuộc đời thi hành sứ vụ của mình. Giêrêmia là một nhân chứng: “Suốt ngày con đã nên trò cười cho thiên hạ, để họ nhạo báng con… Con nghe biết bao người vu cáo: Kìa, lão 'Tứ phía kinh hoàng!', hãy tố cáo, hãy tố cáo nó đi!" Tất cả những bạn bè thân thích đều rình xem con vấp ngã. Họ nói : "Biết đâu nó chẳng mắc lừa, rồi chúng ta sẽ thắng và trả thù được nó!” (Gr 20, 7-18). Thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Hípri cũng cho thấy: “Có những người phải chịu nhạo cười và roi vọt, hơn nữa còn bị xiềng xích và bỏ tù; họ bị ném đá, bị cưa đôi, bị chết vì gươm; họ phải lưu lạc, mặc áo da cừu da dê, chịu thiếu thốn, bị áp bức và hành hạ” (Hípri 11: 36-37). Lần thứ hai người chủ sai một số đầy tớ đến thu hoa lợi thì họ cũng chịu chung số phận như người trước. Chúa Giêsu ám chỉ cách các tiên tri của Thiên Chúa bị các vua và tư tế Israel đối xử tệ bạc: “Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy” (Mt 21: 34-36). 

Cuối cùng, Thiên Chúa sai Con của Ngài đến với họ vì nghĩ rằng họ sẽ kính trọng Con của Ngài hơn: “Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: Chúng sẽ nể con ta” (Mt 21: 37). Ở đây có sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và các tiên tri, vốn chỉ là những người là tôi tớ, chứ không phải “Người Con”. Dụ ngôn cho thấy quyền làm con duy nhất, siêu việt, diễn tả thiên tính của Chúa Giêsu Kitô. 

Mục đích thâm độc của bọn tá điền là giết chết Người Con, cũng là người thừa kế, để đoạt lấy gia tài: “Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: "Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!” (Mt 21:38). Đây là sự điên rồ của những người lãnh đạo vì họ mong muốn trở thành chủ nhân độc tôn của Israel, dân của Chúa, bằng cách giết chết Chúa Giêsu: “Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi” (Mt 21:39). 12:14; 26:4). Điều này ám chỉ việc Chúa Giêsu bị đóng đinh, bên ngoài tường thành Giêrusalem. 

Tham vọng của họ khiến họ mù quáng trước sự trừng phạt đang chờ đợi họ. Chúa Giêsu tiên tri về hình phạt mà Thiên Chúa sẽ giáng xuống những kẻ làm ác: Ngài sẽ xử tử chúng và cho người khác thuê vườn nho: “Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?" Họ đáp: "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông” (Mt 21: 40-41). Đây là một lời tiên tri rất có ý nghĩa: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta” (Mt 21: 42). Sau này Thánh Phêrô nhắc lại điều này trước Tòa Công Luận: “Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường” (Cv 4:11) và: “Anh em hãy tiến lại gần Chúa Kitô, viên đá sống động bị người ta loại bỏ, nhưng đã được Thiên Chúa chọn lựa và coi là quý giá” (1 Pr 2:4). 

Viên đá sống động ấy là Chúa Giêsu, nhưng các kiến trúc sư của dân Israel, những người lãnh đạo và cai trị người dân, đã chọn cách không sử dụng viên đá đó trong công trình. Vì sự bất trung của họ, Vương quốc của Thiên Chúa sẽ được trao vào tay một dân tộc khác, Dân Thánh – Hội Thánh, những người sẽ dâng cho Thiên Chúa hoa trái Nước Trời, nghĩa là đón nhận và kết hợp với Người Con và tạo thành một dân mới chung quanh Người Con ấy là Chúa Kitô Giêsu, như Thánh Phaolô nói với tín hữu Philíphê trong bài đọc thứ hai: “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Chúa Kitô Giêsu” (4:6-7). 

Để xây dựng tòa nhà được vững chắc, cần phải dựa vào Viên Đá - Kitô Giêsu này, đừng bao giờ vất bỏ viên đá đó kẻo rồi: “Ai ngã xuống đá này, kẻ ấy sẽ tan xương; đá này rơi trúng ai, sẽ làm người ấy nát thịt” (Mt 21: 44). Những kẻ này là những người lãnh đạo và cai trị dân Do Thái thời Chúa Giêsu và tiếp đó là những kẻ coi Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài như thù địch; rồi ra họ sẽ cay đắng ngộ ra rằng: “Ngài sẽ là nơi thánh; đối với cả Israel và Giuđa, Ngài sẽ là hòn đá gây vấp ngã và là tảng đá khiến họ sa ngã” (Is 8:14-15). 

Có lẽ đây là một trong những dụ ngôn có lời lẽ cứng cỏi nhất của Chúa Giêsu. Đây không phải là dụ ngôn về sự tha thứ và tình yêu mà là về thực trạng đức tin của chúng ta. Ngài kêu gọi chúng ta sinh hoa trái cho vương quốc của Thiên Chúa nếu không vương quốc đó sẽ bị lấy đi khỏi chúng ta, giống như bị lấy đi khỏi những người tá điền vườn nho. Tôi có thực sự sợ hãi khi nghĩ đến điều này không? Kitô hữu mọi thời đại nên xem dụ ngôn này như lời cảnh báo và khích lệ họ trung thành xây dựng cuộc sống của mình trên “đá tảng góc tường” là Chúa Kitô và đảm bảo rằng họ không rơi vào sự vô tín như các thượng tế, kinh sư và kỳ lão Do Thái thời Chúa Giêsu.

Chúng ta được mời gọi trung thành và làm việc cần mẫn trong vườn nho của Thiên Chúa. Dụ ngôn này là lời nhắc nhở đừng bao giờ trở thành một người Công giáo hữu danh vô thực. Có lẽ tất cả chúng ta đều đã từng nghĩ rằng mình không cần phải đến nhà thờ, không cần phải tìm hiểu Lời Chúa, không cần phải hồi tâm cầu nguyện, hoán cải, không cần phải thực thi tình thương đối với những người chung quanh hoặc không nhất thiết phải khoan dung những kẻ đã làm hại mình... Suy nghĩ như vậy có thể khiến chúng ta lạc xa khỏi Thiên Chúa và xa cách anh chị em nơi chúng ta đang sống, đang làm việc. Đôi khi chúng ta cần được nhắc nhở về những nguy cơ sẽ xảy ra khi chúng ta không cảnh giác, không xét mình, không tự vấn lương tâm, cứ mải sống trong lợi lộc, danh tiếng, thú vui mà quên mất rằng trong trần thế này tôi chỉ là tá điền có trách nhiệm làm cho gia sản của Thiên Chúa sinh hoa mầu tốt tươi. Hãy để Tin mừng này thắp lên ngọn lửa chiếu sáng vào những vô minh trong tâm trí thực dụng và có khuynh hướng duy vật của chúng ta, nhiều khi đến độ bất chấp mọi chuẩn mực đạo lý, như những tá điền trong dụ ngôn sẵn sàng giết chết Người Con của Ông Chủ để chiếm đoạt của cải về tay mình. Chúng ta chẳng bao giờ dám giết Chúa Giêsu công khai như các thượng tế, kinh sư, kỳ lão của dân Do thái thuở xưa, nhưng chúng ta, bằng cách sống vụ lợi, ích kỷ cá nhân, có lẽ không ít lần đã bóp nghẹt Lời Chúa, chối từ và không để cho Lời ấy vang lên và chất vấn lòng dạ mờ tối đầy toan tính, tranh giành mọi thứ cho cái tôi riêng mình?

Tôi có coi dụ ngôn này như lời cảnh báo và nhắc nhở tôi như tiên tri Isaia nói trong bài đọc thứ nhất không: “Tôi những mong trái tốt, sao nó sinh nho dại? Vậy bây giờ tôi cho các người biết tôi đối xử thế nào với vườn nho của tôi: hàng giậu thì chặt phá cho vườn bị tan hoang, bờ tường thì đập đổ cho vườn bị giày xéo. Tôi sẽ biến thửa vườn thành mảnh đất hoang vu, không tỉa cành nhổ cỏ, gai góc mọc um tùm; sẽ truyền lệnh cho mây đừng đổ mưa tưới xuống” (Is 5: 4-6)?  Đây là điều đã xảy ra: thành phố Giêrusalem bị người La Mã phá hủy hoàn toàn vào năm 70 sau Công Nguyên, đúng như Chúa Giêsu đã cảnh báo trước: “Anh em nhìn thấy tất cả những cái đó, phải không? Thầy bảo thật anh em: tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ” (Mt 24: 2).

Để tránh được thảm trạng này, nghe và làm theo lời khuyên nhủ của Thánh Phaolô dành cho tín hữu Philíphê là việc cần thiết: “Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý. Những gì anh em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em” (Pl 4:8-9).

Phêrô Phạm Văn Trung.

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!