Đón chào năm mới, năm 2021.
Những ngày tháng cuối cùng của năm 2020, năm
Canh Tý đang dần qua đi. Khắp nơi trên mọi nẻo đường quê hương với bao sắc hoa
vàng tươi của mai, của cúc, vạn thọ loài hoa đặc trưng của phương Nam, và hồng
thắm của đào, hồng, lay ơn phương Bắc cùng bao loài hoa khác như thủy tiên,
lan, thược dược đang khoe sắc để đón chào năm mới, năm 2021, năm con trâu, Tân Sửu. Từ bao đời nay, cái trật
tự diệu kỳ đến ngỡ ngàng,
mà quen thuộc của trời đất, bốn mùa Xuân- Hạ-Thu- Đông vẫn diễn ra là thế! Lạ
lùng và mừng vui biết bao, khi nhân loại được đón chào một năm mới, với niềm hy
vọng: bình an đến muôn nhà, muôn người, khắp nơi trên quê hương dấu yêu.
Hòa với niềm vui đón xuân, đón năm mới Dương
lịch và Âm lịch, ta còn đón chờ mùa Giáng Sinh năm 2020 của nhân loại đang đến
gần, với tiết trời mùa Xuân đang còn se lạnh trong tiết Đông, muôn cánh thiệp
xuân hồng của bao người được gởi đi muôn phương để chúc mừng, để vấn an; và người
người đều mừng rỡ chúc mừng nhau bao điều tốt đẹp! Người ta chúc nhau trường thọ,
sức khỏe, may mắn, phát đạt, thịnh vượng, như ý, đông con nhiều cháu…Và trên hết, là chúc nhau
sức khỏe, bình an và hạnh
phúc…Đặc biết, mong ước năm mới nạn dịch Covid-19 sẽ qua đi, để mọi sinh hoạt
trong cuộc sống của nhân loại được trở lại bình thường, bình an.
Bình an đúng là yếu tố căn bản để có hạnh phúc cho con người.
Vậy bình an là gì? Bình
an hay còn được gọi là bình yên là: “yên lành, không gặp điều gì tai hại, rủi
ro” (Theo tự điển tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học). Ta thấy có
nhiều góc nhìn về bình an như: bình an thể xác là không bị hoạn nạn, bệnh tật yếu
đau; bình an trong giao thông là đi lại không xẩy ra tai nạn. Cầu bình an cho mỗi
người là mong người đó được mạnh khỏe đến tuổi già, theo qui luật tự nhiên:
“Sinh lão, bệnh, tử”, và còn cầu cho nhau các nhu cầu khẩn thiết trong đời sống
của con người như: cơm ăn, áo mặc, nước uống, được đầy đủ không phải “ăn bữa
trước chạy bữa sau”, có nhà cửa khang trang để ở, có việc làm ổn định, cầu
được có đời sống xứng là con người.
Ngoài
bình an thể xác, người ta còn chúc bình an trong tâm hồn. Con người, không phải
chỉ có thân xác, năm bảy chục kilôgram,
chết là hết, mà còn có phần quan trọng là tinh thần, ta thường
gọi là tâm hồn con người, được hiểu là bao gồm các khả năng tinh thần như lý
trí, tính cách, cảm giác, ý thức, nhận thức, tình yêu, niềm tin... Tâm
hồn bình an là tâm hồn hiền hòa, an vui, khiêm tốn; chấp nhận thực tại trong ý
hướng cầu tiến vươn lên; không kiêu căng ngạo mạn; không đố kị ghen tương; không
hận thù oán ghét...Vậy, bình
an trong tâm hồn là yếu tố không thể thiếu để có bình an và hạnh phúc cho con
người.
Một vài quan điểm về bình an.
Theo
Phật giáo: vạn vật là vô thường. Nhiều người trong chúng ta cố giữ mọi thứ bất
di bất dịch. Điều này đi ngược với năng lực tự mhiên của vũ trụ. Như thế khó có
bình an. Đức Phật dạy ta cần giữ năm điều để có bình an:
-
Lo lắng là vô ích;
-
Nhìn thực tại như nó đang là;
-
Chấp nhận thay đổi một cách tích cực;
-
Không chạy theo cảm xúc;
-
Thiền là con đường làm ta vơi đi đau khổ.
(Trích Phật Giáo và người trẻ 25/11/2019)
Câu chuyện hai bức tranh.
Xưa, có một ông vua tổ chức một
cuộc thi tìm người vẽ bức tranh bình yên đúng và đẹp nhất. Nhiều họa sĩ đã tham
gia. Nhà vua xem xét tất cả các bức tranh, và chọn ra hai bức ông thích nhất.
Bức tranh
thứ nhất vẽ một hồ nước tĩnh lặng, có thể thấy bóng những ngọn núi cao soi bóng dưới hồ.
Bức tranh
thứ hai cũng vẽ cảnh núi, nhưng nó mấp mô và trần trụi. Bên trên là bầu trời u
ám, vần vũ như sắp có mưa bão, sấm chớp. Phía dưới một ngọn núi là thác nước đổ
xuống ào ào. Nhưng khi nhà vua nhìn kỹ, ông thấy bên cạnh thác nước là một bụi
cây nhỏ nằm trong một kẽ đá. Trong bụi cây, một con chim bố đang canh tổ. Giữa
thác nước đang gào thét, chim mẹ nằm yên bình trong tổ.
Bạn sẽ
chọn bức tranh nào?
Nhà vua
đã chọn bức tranh thứ hai và nói: “Bởi vì bình an không có nghĩa là bạn ở
một nơi không có tiếng ồn, không gặp rắc rối, không phải làm việc vất vả. Bình
yên là khi sống giữa tất cả những thứ đó, bạn vẫn cảm thấy bình an trong tim.
Đó mới là bình an thực sự”
Bình yên
thực sự ở trong tim bạn. Nguồn: (Sưu Tầm).
Bữa
cơm cá kho, canh cua rốc.
Trong
những năm tháng trọ học, thuở là sinh viên tại Đại học Cần Thơ, tôi lấy làm lạ
trong những bữa cơm chỉ có cá kho và rau muống luộc, cùng bát nước rau muống với
quả cà chua; hay cá kho và tô canh cua rau đay, thế mà bác Tuấn chủ nhà, nơi
tôi trọ học vẫn bình an vui vẻ, thường vỗ đùi một cái rồi nói tuyệt quá! Thú thực,
hồi đó tôi chưa hiểu, cứ nghĩ rằng phải mâm cao cỗ đầy cỡ thịt bò bít tết, có
bào ngư, có tôm cua… thì mới khen là tuyệt quá! Mãi sau nay, tôi hiểu là bác Tuấn
muốn tạo bình an cho cả nhà cùng vui, cùng chấp nhận thực tại để vươn lên. Con
cái bác sau này đều tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định. Ngoài ra, tuổi già
như bác ăn rau cá, canh
cua rốc là tốt cho sức khỏe, theo sách dinh dưỡng khoa
học thời nay. Ngoài hai loại bình an ta vừa tìm hiểu trên đây, người Công giáo
còn tin tưởng và mong đợi một loại bình an siêu việt. Đó là:
Bình an của Chúa.
Một
loại bình an đặc biệt siêu việt, mà người Công giáo hằng mong đón là “Bình
An của Chúa”. Bình an Đức Giêsu ban tặng không dừng lại ở mặt thể
xác, mà đi xa hơn nữa là thứ bình an sâu thẳm trong tâm hồn con người. Bình an
này, hướng người ta về cuộc sống viên mãn bất tử trong cõi vĩnh
hằng. Đó là Nước Thiên Chúa. Bình an đó chính Chúa đã hứa ban: “Thầy để lại
bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (Ga14, 27-31).
Bình an Chúa ban qui hướng về Quê trời: “Anh em đừng tích lũy cho mình kho
tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, nơi kẻ trôm khoét vách và lấy đi. Nhưng
hãy tích lũy cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát,
nơi trộm cắp không đào ngạch lấy đi được” (Mt 6, 19-21).
Để được bình an nơi Nước Hằng Sống của Chúa, đòi hỏi con người có tự do, có lý trí và
lương tâm, đã được Chúa dựng nên giống hình ảnh của Người phải học
hỏi, tìm hiểu để nhận ra ý của Chúa, qua dấu chỉ của thời đại; và sống ngay lành, với Đức Tin vững vàng; Đức Cậy sắt son; Đức Mến nồng cháy…
Đức Tin trong đạo Công giáo là xác tín vào sự hiện hữu của
Thiên Chúa tình yêu, đầy quyền năng, Đấng tạo dựng vũ trụ muôn loài, với một trật tự vô cùng kỳ diệu lạ lùng,
mà nhân loại ngày càng khám pha ra rõ hơn, nhưng mãi mãi không bao giờ hiểu hết
sự huyền bí của vũ trụ muôn loài; tin
vào ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, con của Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã vì yêu nhân loại, mà chết vì tội lỗi của nhân loại,
Người đã sống lại; tin vào
Hội thánh thánh
thiện, công giáo và tông truyền; tin xác loài người sẽ sống lại. (Kinh Tin
Kính).
Khi có đủ ba nhân đức đối thần Tin, Cậy, Mến, cùng với ơn
của Chúa qua lời cầu nguyên,
ta thực thi trọn vẹn 10 giới răn của Chúa:
Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người
trên hết mọi sự;
Thư hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ;
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật;
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ;
Thứ năm: Chớ giết người;
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục;
Thứ bảy: Chớ lấy của người;
Thứ tám: Chớ làm chứng dối;
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người;
Thứ mười: Chớ tham của người. Mười điều răn ấy tóm về hai
này mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự sau lại yêu
người như mình ta vậy. Amen.
Ngoài ra, cần thể hiện qua việc cho đi trong 14 Mối phúc trong đạo Công giáo:
Thương người có mười bốn mối.
Thương xác bảy mối:
Thứ nhất:
Cho kẻ đói ăn
Thứ hai: Cho
kẻ khát uống
Thứ ba: Cho
kẻ rách rưới ăn mặc
Thứ bốn:
Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc
Thứ năm: Cho
khách đỗ nhà
Thứ sáu:
Chuộc kẻ làm tôi
Thứ bảy:
Chôn xác kẻ chết
Thương linh hồn bảy mối:
Thứ nhất: Lấy lời lành mà khuyên người
Thứ hai: Mở dạy kẻ mê muội
Thứ ba: Yên ủi kẻ âu lo
Thứ bốn: Răn bảo kẻ có tội
Thứ năm: Tha kẻ dể ta
Thứ sáu: Nhịn kẻ mất lòng ta
Thứ bảy: Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Khi
thực hiện như thế, ta sẽ có sự bình an trong tâm hồn. Bình an ngay trong phong ba bão táp của cuộc đời, với muôn vàn khó khăn thử thách; bình an ngay khi mạng sống
của ta bị đe dọa sẽ bị chấm
dứt. Mẫu gương
anh dũng của 11 vị Tông đồ tiên khởi
ở thế kỷ thứ I,
khi ung dung, tự tại tiến
ra pháp trường, không phải là hình ảnh sợ hãi, lo lắng, mất bình an của kẻ tội
lỗi bị tử hình. Mà đó là hình ảnh, anh dũng bình an trong tâm hồn, khi các vị, nhờ lòng tin
biết rõ chỉ còn trong giây lát là được về nước hàng sống bên Chúa. Lịch sử, một
đền thánh Phêrô uy nghi biểu lộ cho tình yêu, niềm tin, niềm
hy vọng, niềm vinh hạnh cho Giáo
hội, cho con cháu mãi sáng ngời; trong lúc triều đại huy hàng của bạo chúa Hero
một thời nay còn đâu, ngoài sự oán than, nguyền rủa
của hậu thế, cùng sự phê phán của lịch sử nhân loại!
Tiếp nối truyền thống đức tin khắp nơi trên thế giới, cũng
như với hơn một trăm ngàn các
vị tử đạo Việt Nam dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cũng ung dung,
tự tại và thật bình an khi tiến
ra pháp trường để chịu chết vì niềm tin vào đạo Chúa. 117 vị đã chọn
cho mình sự “bình an của Chúa” nên các ngài đã được phong thánh, tấm gương sáng ngời về
niềm tin cho hậu thế, đặc biệt
là con cháu mai ngày. Người Công giáo chúc mừng nhau mỗi lần gặp gỡ, nhất là
vào dịp năm mới:
“Cầu chúc xác hồn
bình an” có lẽ là như thế.
Lạy
Chúa! Xin ban cho nhân loại một năm mới bình an cả thể xác và tâm hồn, để cùng
được đón nhận bình an vĩnh hằng của Chúa ban cho mai ngày.
Inhaxio Đặng Phúc Minh