Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
Bài Viết Của
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
TÂM TƯỞNG CỦA PHONG TRÀO CURSILLO
TÓM LƯỢC LỊCH SỬ PHONG TRÀO CURSILLO
HẬU CURSILLO
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BAN ĐIỀU HÀNH PHONG TRÀO CURSILLO CẤP GIÁO PHẬN HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ?
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SAO MAI-THẠNH AN - NẮM BẮT CƠ HỘI ĐÔNG DU
SÁCH LƯỢC CỦA PHONG TRÀO CURSILLO.
BÁC ÁI - ẤM ÁP TÌNH NGƯỜI!
GIÁ TRỊ CỦA SỰ HIỀN LÀNH TRONG CUỘC SỐNG.
CHIA SẺ ĐÁP ỨNG: HẠT CẢI ĐANG NẢY MÂM (Hành đạo trong môi trường mình sống)
BÌNH AN THỂ XÁC, BÌNH AN TÂM HỒN & BÌNH AN CỦA CHÚA!
TƯỞNG NHỚ CHA CỐ HIỆU TRƯỞNG, PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN THƯỢNG UYỂN:
CHA ƠI!
ĐẶC SỦNG CỦA PHONG TRÀO CURSILLO.
MỘT TẤM LÒNG!
MÔI TRƯỜNG SỐNG, NHỮNG THÁCH ĐỐ, TÌM NGUYÊN NHÂN, VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC
NƯƠNG BÓNG MẸ! MƯỜI HAI NHÂN ĐỨC.
ĐỘNG LỰC CHO NHỮNG HI SINH.
CỘT TRỤ ĐỨC TIN NƠI GIA ĐÌNH
TÓM LƯỢC: MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH YẾU TRONG PHONG TRÀO CURSILLO.
TÌM VỀ CỘI NGUỒN TỔ TIÊN
TRÁCH NHIỆM & LƯƠNG TÂM TRONG NGHỀ NGHIỆP
NGÀY NAY HỌC TẬP NGÀY MAI GIÚP ĐỜI
LÒNG CHUNG THỦY
SÁCH LƯỢC (Kế hoạch) TIỀN CURSILLO TRONG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
GIÁO DỤC CON CÁI: CHUYỆN CƯỜI RA NƯỚC MẮT
ANH PHẢI SỐNG
HỒN QUÊ
Mùa Xuân Tình Yêu
LƯƠNG THỰC VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
TỪ NIỀM TIN ĐẾN NIỀM VUI.
TIỀN CURSILLO, (MỘT ĐÁP ỨNG MỤC VỤ CHO GIÁO HỘI)
DI DÂN, CƠ HỘI LỚN, THÁCH THỨC KHÔNG NHỎ!
ĐÓN MỪNG GIÁNG SINH 2017
TÂM TÌNH CẢM TẠ TRI ÂN SAU ĐẠI HỘI ULTREYA KỶ NIỆM 50 NĂM PHONG TRÀO CURSILLO HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM
TÌM CÁCH TRỖI DẬY SAU VẤP NGÃ, THẤT BẠI.
“HỒNG ÂN THIÊN CHÚA BAO LA MUÔN ĐỜI CON SẼ NGỢI CA DANH NGƯỜI”
SỐNG CHUNG
Cha tôi
CHUNG THỦY
TỔ CHỨC CÔNG VIỆC TRONG GIA ĐÌNH
MỘT TẤM LÒNG!

 

Vấn đề nạo phá thai thật nhức nhối trong  xã hội Việt Nam hôm nay, nhất là đối với những ai còn thao thức với quyền sống của con người. Vấn đề nay, tôi đã có dịp đề cập nhiều lần trong các bài viết trước đây như: Gia đình nền tảng của xã hội; chung thủy; hy sinh yếu tố giữ gìn hạnh phúc gia đinh; mẹ nguồn yêu thương vô bờ, động lực cho những hy sinh. Gần đây, tôi đã trình bày vấn đề đó trong bài: “Môi trường sống; những thách đó; tìm nguyên nhân; hướng khắc phục”. Bài đã có trên các trang mạng: thanhlinh. Net, conggiaovietnam. Conggiao info, giáo phận Cần Thơ… Bài viết có các số liệu chi tiết cụ thể, căn cứ vào các thông tin có thẩm quyền trong và ngoài nước.

Hôm nay, tôi chỉ xin nêu một trường hợp cụ thể về một người, hiện hàng ngày đang làm công việc gom thai nhi từ nhiều nơi về để chôn cất; và nghĩa trang thai nhi của giáo xứ Tân Long, thuộc giáo hạt Tân Hiệp, giáo phận Long Xuyên, địa bàn của kinh 2 A, xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.

Một tấm lòng! 

Cô trần Thị Hương sinh năm 1972, đã can ngăn được 9 người mẹ muốn trút bỏ đứa con đang thành hình trong bụng mình, khi thai nhi được từ 1 tháng đến sáu tháng. Để thực hiện được điều đó, cô Hương đã phải vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, từ bản thân, gia đình, làng xóm, rồi đến xã hội, chính quyền… Một trong những khó khăn ban đầu là cô phải lo liệu, cung cấp cho các người mẹ nơi ăn, chốn ở trong lúc chờ tới ngày “Mãn nguyệt khai hoa”.

Gia đình cô vốn không thuộc loại khá giả, nhà cửa không rộng rãi, vả lại, các bà mẹ kia lại muốn ở nơi kín đáo, tránh tiếp xúc với mọi người. Chính vì thế, cô phải tìm cách thuê những căn nhà, hoặc phòng ở những nơi xa vắng.

Thế rồi, với một tấm lòng bao dung rộng lượng, cùng sự cố gắng vượt bực, mọi việc dù khó khăn bao nhiêu, nhất là về tiền bạc rồi cũng dần qua được. Chín người mẹ kia đã sanh nở “Mẹ tròn con vuông”. Cháu bé nhất, ngày tôi, cùng đoàn Hội Nhà Văn thành phố Cần Thơ thăm chị, ngày 22 tháng 06 năm 2019 vào lúc khoảng 13 giờ 30 chiều, mới được 29 ngày tuổi. Có một điều là lạ, dù mới 29 ngày tuổi, cháu đã biết mỉm cười, mở mắt nhìn mấy anh em chúng tôi, khi đang hỏi han chị Hương, mẹ nuôi của cháu bồng cháu trên tay. Cháu bé thật xinh sắn, đáng yêu biết bao! Còn cháu lớn nhất chị Hương cho biết được 8 tuổi, cháu đi học chưa về. 

Trong căn nhà nhỏ, rộng khoảng 4 mét sâu hơn 10 mét, ở mé quốc lộ 80, cách thị trấn Tân Hiệp về phía Rạch Giá khoảng 6 km, ngay đầu kinh Rọc Bạc Ke (số 6), phía mé bờ sông bấp bênh thường bị đe giải tỏa, trong những ngày cuối tháng 6, trời lúc nắng lúc mưa, chúng tôi chứng kiến phía trong căn nhà hướng mé sông có 6 chiếc võng đang du đưa, mỗi cháu mồ côi nằm trên một chiếc võng. Khung cảnh trong căn nhà, nói lên sự hy sinh đùm bọc, che chở đầy yêu thương của chị Hương với các cháu; một cảnh tượng khó ai có thể không mủi lòng… khi nhìn thấy.

Lòng tôi tự hỏi: Tương lai của các cháu sẽ ra sao? Một tia hy vọng trong tôi lóe lên khi nhớ đến câu chuyện cậu bé mồ côi, muôn vàn may mắn, có một không hai: Tiến sĩ Philipp Roesler sinh ngày 24/2/1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên, nay là tỉnh Sóc Trăng, không rõ cha mẹ và họ tên gốc. Cậu bé được nuôi trong một viện mồ côi của Công Giáo, do các nữ tu dòng Chúa Quan Phòng Portieur coi sóc. Cha nuôi sau này là một người lính trong quân đội Đức, nhận nuôi lúc cậu mới 9 tháng tuổi. Philipp Roesler được trở thành công dân Đức học hành rất giỏi, đậu Tiến Sỹ y khoa, và đã đảm trách chức vụ bộ trưởng bộ y tế Đức năm 2009; và phó thủ tướng trẻ nhất nước Đức năm (2011-1013)… Ông đã nhiều lần về Việt Nam làm việc với vai trò Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Ông có ghé về Sóc Trăng, thăm nhà dòng nơi cưu mang và là nơi “chôn nhau cắt rốn” của ông trước đây…Tôi đang miên man nghĩ thì:

Chị Hương vừa nói vừa muốn rơi nước mắt với chúng tôi: 

Những người mẹ kia sau khi  sanh con, họ đã bỏ đi khắp nơi hết, chưa có người nào, một lần trở về thăm lại đứa con họ, dù đã cưu mang 9 tháng trời”. 

Trước đây mấy tháng, tôi cũng đã đưa một số bạn hữu đến thăm chị Hương. Chị Hương còn cho chúng tôi biết, khoảng 8 năm về trước, năm 2001, chị vốn là người nhanh nhẹn, sẵn sàng giúp đỡ bạn hữu, nên chị em thường nhờ chị đưa người đi sanh. Trong một lần chị không bao giờ quên được trong đời, và cũng chính từ đó, chị đã tự nguyện làm một công việc, mà thiên hạ gọi là “Bao đồng”, hay “Hương khùng”, người thương và thông cảm hơn thì gọi là “Hương thai nhi”.

Lần đó, trong lúc chờ người chị em sanh, chị đã chứng kiến một ca phá thai, phải gọi là dã man vô nhân đạo vào bậc nhất, lần đầu chị biết. Cháu bé trong bụng đã được hơn bảy tháng tuổi. Bình thường, nếu sanh non, hoặc mổ bắt thai, cháu bé vẫn được nuôi sống. Ở đây, với thủ thuật chuyên môn của người nạo phá thai, họ đã chính và cho người mẹ uống thuốc. Cháu bé trong bụng bị tác động, không thể nằm yên trong cung lòng mẹ được nữa, phải tìm cách dẫy dụa chui ra khỏi bụng mẹ để rồi thuốc kịp ngắm, cháu sẽ chết đi. Chị não lòng khi nghe tiếng khóc óe óe của cháu bé rồi lặng yên, bé chết. Chị kể tiếp, thật dã man khi họ kiếm ít tờ báo bọc cháu bé lại, và bỏ xác cháu bé vào thùng rác. Lòng bảo lòng phải quyết đưa cháu về chôn. Thế rồi, khi lúc vắng người và tối trời, chị đã lấy xác cháu rồi bọc trong một chiếc khăn và mang về. Khi về nhà chị bị chồng con la rầy, chống đối. Sau một lúc phân trần chồng và các con đều thuận. Xác cháu bé được chôn tại phần đất nhà ở đầu kinh 2, diện tích thửa đất của chị khoảng 400 mét vuông. 

Kể từ lúc được thấy tận mắt, một cảnh tượng phá thai khủng khiếp vô nhân đạo, thì một sức mạnh, một động lực vô hình nào đã thôi thúc chị lặn lôi đến các bệnh viện, phòng khám cách nhà chị từ mấy chục km, có khi cả gần 100 km chỉ với chiếc xe Honda cũ, để làm một công việc “bao đồng” là gom thai nhi, dù có biết bao người khuyên can, thậm chí de dọa chị. Thường thì chị đi vào lúc 3 hoặc 4 giờ sáng và về nhà khoảng 8 đến 9 giờ trưa cùng ngay. Thai nhi gom được chị để trong một ngăn tủ lạnh, trước đây là một thùng đá. Nhưng khi được các bệnh viện và trạm báo có thai nhi cần phải lấy ngay, thì bất cứ giờ nào trong ngày chị đều đi ngay, không trì hoãn. Chị sợ họ phi tang mất. Có những lần chị phải chui vào ống cống để gom nhặt thai nhi, rất khó nhọc và hiểm nguy.

Sau mấy năm với công việc gom và chôn thai nhi, cùng chịu mang tiếng là “Hương Khùng” cùng bao điều khó khắn từ phía người ác cảm, tố cáo chị. Chị đã bị nhà nước mời cả thảy là 41 lần, và chị đã hơn 20 lần phải cầm chiếc xe Honda cùi để lấy chút tiền còm đi gom thai nhi. Chị đã vượt qua tất cả.

Nhưng rồi, thửa đất 400 mét vuông của nhà chị đã chôn kín, dù mỗi phần mộ thật nhỏ. Số thai nhi đã lên đến 5061 cháu.  Biết làm sao đây?

Nghĩa trang thai nhi ra đời.

Vào năm 2016 giáo xứ Tân Long lúc này có Ban Hành Giáo mới. Đứng đầu là ông Nguyễn Cao Hồng, chánh trương, cùng 5 vị nữa cùng giúp việc cho cha xứ Đaminh Nguyễn Văn Mạnh. Cha Mạnh, một cha xứ còn rất trẻ, nhiệt tình, năng nổ, ngoài chu toàn công việc mục vụ của giáo xứ, cha còn chú tâm nhiều đến vấn đề xã hội. Cha thao thức dựng xây một xứ đạo xanh, sạch, đẹp, cụ thể là dòng sống không có rác rưởi. Ngài rất quan tâm đến vấn đề thai nhi.

Chính những thao thức của cha xứ, cùng với nhiệt tình của Ban Hành Giáo mới mà nghĩa trang thai nhi được ra đời. Khởi đầu cho nghĩa trang thai nhi là vào năm 2016 với ngôi mộ đầu tiên là 5061 thai nhi. Toàn thể thai nhi chôn trong đất của chị Hương được chuyển về đây.

Việc tổ chức gom thai nhi, lưu giữ và chôn trong nghĩa trang cất rất vệ sinh và khoa học. Trước tiên, cha và Ban Hành Giáo mời gọi một số người, trong và ngoài giáo xứ đã tình nguyện gom thai nhi từ nhiều năm trước, nay xin tiếp tục gom và mang thai nhi về giáo xứ trong ngày, để kịp vệ sinh sạch sẽ, sau đó đưa thai nhi vào phòng bảo quản. Khi số thai nhi đủ số lượng qui định, sẽ được đưa vào một chiếc quách, và đưa vào nghĩa trang thai nhi để chôn cất. Mỗi phần mô thai nhi có thể chôn nhiều quách. Phần mộ thai nhi được chôn cất thẳng hàng thứ tự từ số 1 đến số mới nhất là 52… Trên mỗi bia mộ bằng đá granit có ghi số thai nhi. Số thai nhi không đều nhau ở mỗi phần mộ, ít nhất cũng gần 1000 thai nhi và nhiều nhất là 5061 thai nhi. Công việc chôn cất thai nhi của giáo xứ Tân Long mới chưa được 5 năm, mà số thai nhi đã lên đến hơn 50.000 thai nhi. Khi gõ trên Google, tôi thấy nhiều nghĩa trang thai nhi đã lên đến trên 120.000 như nghiã trang Hà Nội. Thật khủng khiếp!

Việc thực hiện nghĩa trang nơi giáo xứ Tân Long, một việc làm nhân đạo và đầy ý nghĩa đang được nhiều người, nhiều tập thể không kể lương giáo đan tay góp sức. Cha Mạnh và ông chánh Hồng cùng cho chúng tôi biết: Một cơ sở mộc bên anh em Phật Giáo tại thành phố Hồ Chí Minh xin ẩn danh, đã góp phần quách để chôn các thai nhi. Mỗi lần báo đến cơ sở, là anh em tự động chở tới nơi cả một hai trăm chiếc quách.

Chúng tôi còn được biết qua ông chánh Nguyễn Văn Chấn và anh Trần Phú Cường, người chịu trách nhiệm bảo vệ sự sống của giáo xứ biết để xây một phần mộ thai nhi hoàn chỉnh cần khoảng 5.500.000 đ, trong đó phần xây huyệt hết 3 triệu, phần bia mộ bằng đá granit hết 2 triệu rưỡi. Đã có nhiều giáo dân trong và ngoài xứ, ân nhân xa gần góp sức 1 hoặc 2 phần mộ. Trong xã hội vẫn còn nhiều tấm lòng sẵn sàng chia sẻ với những việc làm chính đáng, không phân biệt lương giáo, đạo đời. Điều đó thật quí lám thay.

Ngày 22 tháng 06 năm 2019, tôi hướng dẫn đoàn Hội nhà Văn thành phố Cần Thơ về thăm nghĩa trang thai nhi của giáo xứ Tân Long, và cùng ghé thăm cô Hương với mục đích để các anh chị trong Hội nhà Văn thấy tận mắt thực trang đau buồn, nạn phá tai của quê hương ta. Tôi hy vọng với lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút, các anh chị sẽ phản ảnh thảm họa này trên các trang viết ở nhiều thể loại: thơ, bút ký, truyện ngắn, tản văn, chính luận… hầu quyền sống của thai nhi được tôn trọng. Tôi chỉ xin làm chiếc cầu nối hai bờ…

Thật vui, sau chuyến đi, các anh chị trong Hội nhà Văn đã kịp thời phản ảnh qua thơ văn, bút ký, những thông tin, nhanh nhất và gần nhất là trên facebook như: “Nơi yên nghỉ của những thiên thần bé nhỏ” (Bút ký của nhà Văn Đặng Hoàng Thám); “Sao mẹ chưa đăt tên con” Bút ký của nhà văn Nguyễn Trung Nguyên, phó chủ tịch Hội  nhà Văn TP Cần Thơ); “Em bất tử vì vô sinh hữu tư” (thơ của Ngu Lão Nhân và Kim Hai Phạm Thị); “Một Tấm Lòng” (Đặng Phúc Minh)

Ước mong chiếc cầu nối của tôi tròn nhiệm vụ.,.

Tác giả: Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!