Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Bài Viết Của
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Hạt cải, Men bánh
Trái Tim tôn giáo.
Cùng Mẹ với Lời Kinh Lạy Cha
Lòng nhiệt thành
Khiêm nhường để thành công
Mộ trống.
Có những thập giá đời
Tử Nạn
Như hạt lúa chết đi
Đui mù
Thanh tẩy Đền Thờ
Thánh Giuse, con đường nên Thánh.
Biến hình trên núi.
Hoang Mạc
Điều nào dễ hơn?
Tro bụi một hành trình.
Lãng Tử
Mùa Xuân Cứu Độ
Cây Giáng Sinh
Đấng đến sau
Ban mai
Lận đận
Kịch bản Giáng Sinh 2011: Trẻ em cần được sinh ra
Nỗi Nhớ
Bệnh sĩ
Soi mình
Hạt kinh trong đời
Thầy không thể như thế
Cáo Phó: Bà Cố Maria Trần Thị Khánh
Niềm tin bị thử thách
Bánh còn dư
Bán hết của cải
Cúi đầu khiêm cung
Dụ ngôn
Bén rễ trong Chúa Kitô
Cám Ơn
Thật và không thật
Về Trời
Emmaus
Tibêria
TÌNH YÊU DỰA TRÊN THA THỨ

Giữa tình yêu và tha thứ luôn có mối liên hệ với nhau mật thiết. Tình yêu tuyệt đối là tình yêu tha thứ tất cả. Tha thứ là biểu lộ của tình yêu, chính vì thế tha thứ là một cần thiết để tình yêu tồn tại.

Theo Thánh phaolô, “Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cor 13, 7),  tại sao tha thứ lại quan trọng đến vậy khi Thánh Phaolô đặt lên hàng đầu trong đức mến.

Tha thứ mang lại bình an nội tâm. Người tha  thứ sẵn sàng tha thứ là người không nuôi ón hận, giận hờn gì trong tâm khảm của mình. Gạt mọi phiền muộn là để tâm hồn không bị xáo động bởi những ý nghĩ nuôi giận. Người sẵn sàng tha thứ thường không chờ đợi nơi người mắc lỗi với mình lời xin lỗi. Chờ đợi như thế khiến lòng vẫn bất an vì mình chưa sẵn lòng tha thứ. Tha thứ trước cả những lời xin lỗi là tình yêu đi bước trước mà Thiên Chúa thực hiện nơi con người: "Hãy đến đây, ta cùng nhau tranh luận! Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông”  (Is 1, 18). Tha thứ là quà tặng ban sẵn cho người khác, nên Chúa Giêsu cũng nói với Phêrô: “Tha thứ đến bảy mươi lần bảy”  (Mt 18, 35). Mang sẵn lòng tha thứ nên cuộc sống sẽ bao dung hơn, vị tha hơn và chính mình là người hưởng hiệu quả đầu tiên của việc tha thứ.

Tha thứ là một hành vi thông cảm. Con người vốn dĩ là một con người đầy yếu đuối bất toàn, thông cảm với sự bất toàn của người khác là cùng biết chấp nhận thiếu sót nơi chính mình. Con người tự bản chất là yếu đuối dễ dàng gây xung đột với người khác, như từ ngữ Việt Nam chỉ ra “chung đụng”, có chung là có đụng. Mỗi khi đụng độ là mỗi khi tự nhận ra nơi mình những yếu kém, chính vì mình yếu kém nên mới có đụng, nên nhận ra yếu đuối của mình cũng là một điều cần thiết để có tấm lòng bao dung. Sống là cần có một bao dung thông cảm, con người thông cảm với nhau mới dễ dàng giúp nhau nên hoàn thiện, bởi con người luôn sống với người khác, không ai là một ốc đảo. Chính vì thế, Thánh Phaolô mời gọi đức mến đón nhận tất cả, chịu đựng tất cả. Tình yêu biểu lộ trong việc tha thứ là tình yêu cho đi chính mình.

Tha thứ là một hành vi hy sinh.  Trong tình yêu bao giờ cũng có hy sinh. Hy sinh tự nó là một hành vi tiêu hủy cái tôi của mình. Cái tôi càng lớn tính hy sinh càng ít. Chết đi cho người mình yêu là chết đi cái tôi trong mình để sống cho người khác. Nơi Chúa Giêsu khi mang thân phận con người Ngài cũng đã sống mầu nhiệm tự hủy ấy qua việc: “Con tự thánh hiến Con, để họ cũng được hiến thánh trong chân lý” (Ga 17, 19). Hy sinh bản thân không dừng lại ở sức chịu đựng, nhẫn nại mà hướng tới hành vi thánh hiến. Chấp nhận cuộc đời mình để trở thành hiến lễ cho tình yêu. Không có chiều kích mở ra trong thánh hiến, con người sẽ không thể hy sinh, điều này con người được nhận lấy từ hy sinh của bố mẹ một cách cụ thể từ khi mang thai đến khi chết đi. Bố mẹ luôn hy sinh để mong con trở nên con người tốt hơn, đó là động lực của hy sinh. Trong tha thứ cũng vậy, hy sinh chết đi cho cái tôi của mình để tình yêu trở nên nguồn sống cho người được thứ tha.

Cần có thứ tha để được tha thứ. Ai trong chúng ta cũng mắc nợ với nhau, là những người mang nợ những món nợ khó trả. Trong Kinh Lạy cha, Chúa Giêsu dạy cầu xin: “tha nợ chúng con như chúng con tha cho kẻ có nợ với chúng con”. Món nợ mà chúng ta mang là nợ cả một sự sống đời đời mà Chúa Giêsu đã đổ máu để chuộc lỗi chúng ta. Như vậy lời Kinh lạy Cha là một cầu xin thiết thực, vì cần cầu xin mới có thể tha nợ cho người khác một cách không giới hạn. Rất khó để tha thứ cho người khác vì trong tội lỗi của chúng ta, con người thường bị dìm sâu trong tội lỗi của mình. Tha thứ là dịp vươn lên thắng lấn át tội lỗi, để ra khỏi tội lỗi mà sống trong ân tình.

Lạy Chúa! Hòa bình chỉ xây dựng thiết thực trên tha thứ, khi chúng con chưa thể cải thiện được nhiều về tình trạng hỗn loạn bởi chiến tranh, hận thù. Xin cho chúng con biết sống điều cơ bản mà mỗi người chúng con có thể là tha thứ cho nhau, để ít ra môi trường sống nhỏ hẹp của chúng con dễ sống hơn, yêu thương hơn.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

                              

Kinh Nghiệm

Nhà tỷ phú người Mỹ bỏ ra hai muơi triệu Đô la để thực hiện chuyến du lịch mặt trăng đầu tiên. Ông đã không sợ mất mạng vì tin vào ngành khoa học không gian phát triển, ít có rủi ro xảy ra, dường như mọi tình huống đã được tính toán kỹ lưỡng. Sau những tháng làm quen với môi trường không gian tại mặt đất, ông được chở trên chiếc phi thuyền cùng với những phi hành gia. Cuộc đi đối với ông là thú vị, mở ra một chân trời mới sau khi ông trở về trái đất an toàn.

Chúng ta không đủ giàu để có thể thực hiện chuyến du lịch vũ trụ như vậy, nhưng hằng ngày, chúng ta vẫn tiếp xúc với những nguy hiểm chết người chung quanh ta. Một cái bếp ga có thể phát nổ gây thương vong, một chiếc xe máy có thể bị quỵ giữa đường, một chuyến máy bay có thể kẹt máy giữa đường bay…Những nguy hiểm chết người đó đã được các nhà chế tạo hình dung ra và làm cho nguy cơ trở thành tối thiểu nhất. Chúng ta tin vào khoa học để kỹ thuật để đời sống trở nên thuận tiện dễ dàng. Chúng ta tin vào khoa học nên không còn lo sợ với nhiều hiểm nguy.

Tin thì không sợ, thế nhưng xét ở mặt đức tin, chúng ta vẫn lo sợ nhiều điều. Cái sợ hãi đó là phản hồi niềm tin của chúng ta vào Chúa. Vì chưa tin Chúa cách chắc chắn nên niềm tin bị lung lay, chưa kinh nghiệm nhiều về Chúa nên còn sợ hãi. Như Phêrô đi trên mặt biển đến với Chúa, tay trong tay vẫn sợ khi bão tố đến. Niềm tin chưa kinh nghiệm đủ về Chúa nên còn sợ. Ông sợ nhưng Chúa bảo ông Hãy vững tin.

Hãy vững tin là kinh nghiệm với Chúa Giêsu trong hoàn cảnh cuộc đời của mình. Người tin tưởng là người dám phó thác để Thiên Chúa làm việc nơi chính mình nên không hề lo sợ bất trắc.

TKH

Tác giả: Lm. Jos Hoàng Kim Toan

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!