Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Bài Viết Của
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Hạt cải, Men bánh
Trái Tim tôn giáo.
Cùng Mẹ với Lời Kinh Lạy Cha
Lòng nhiệt thành
Khiêm nhường để thành công
Mộ trống.
Có những thập giá đời
Tử Nạn
Như hạt lúa chết đi
Đui mù
Thanh tẩy Đền Thờ
Thánh Giuse, con đường nên Thánh.
Biến hình trên núi.
Hoang Mạc
Điều nào dễ hơn?
Tro bụi một hành trình.
Lãng Tử
Mùa Xuân Cứu Độ
Cây Giáng Sinh
Đấng đến sau
Ban mai
Lận đận
Kịch bản Giáng Sinh 2011: Trẻ em cần được sinh ra
Nỗi Nhớ
Bệnh sĩ
Soi mình
Hạt kinh trong đời
Thầy không thể như thế
Cáo Phó: Bà Cố Maria Trần Thị Khánh
Niềm tin bị thử thách
Bánh còn dư
Bán hết của cải
Cúi đầu khiêm cung
Dụ ngôn
Bén rễ trong Chúa Kitô
Cám Ơn
Thật và không thật
Về Trời
Emmaus
Tibêria
KỊCH BẢN GIÁNG SINH 2011: TRẺ EM CẦN ĐƯỢC SINH RA

 

1. Mở: Đời gọi cuộc vui.
Múa khúc nhạc trẻ (loại nhạc trẻ hiện đại)

Dẫn Nhập: Cuộc tình nào cũng bắt đầu từ niềm vui háo hức, dệt những mộng ước đẹp. Nhưng để một đứa con sinh ra, người ta suy nghĩ: Tuổi trẻ vui theo cách không kể tương lai, bồng bột trong suy nghĩ. Tuổi trưởng thành đắn đo, một đứa con sinh ra là một gánh nặng trách nhiệm. Tuổi trung niên, một đứa con một sự phiền toái. Có rất nhiều lý do những đứa con chẳng bao giờ được sinh ra.
Nhưng sứ điệp của Chúa: Hãy cho Chúa được sinh ra, dù là ở giữa chiếc lều tả tơi, vì Người đã đến “cắm lều giữa chúng ta).
 

2. Truyền tin:

“Này đây một trinh nữ thụ thai”

Người nữ: (hớt hải báo tin cho người nam) Anh ơi, em dính thai rồi.
Người nam: hả? Chết rồi, chết rồi! Mà sao biết?
Người nữ: Dùng que thử, triệu chứng khác thường trong cơ thể em. Bây giờ tính sao hả anh?
Người nam: Đi điều hòa kinh nguyệt chứ sao? Làm sao mà sinh được, mình chưa làm đám cưới mà cũng chẳng có tiền làm đám cưới.
Người nữ: Làm sao bây giờ?
Người nam: Ngày mai đi phá chứ sao?
Người nữ: ai dẫn em đi, em sợ lắm, em không đi một mình đâu.
Người nam: Nói mẹ em dẫn đi.
Người nữ: mẹ em biết được chắc chết quá anh ơi.
Người nam: để mai anh và em đến gặp mẹ xin bà giúp chứ sao?
Người nữ: Vậy đi.

Hôm sau:
Người nam: Cháu chào bác ạ.
Bà mẹ: chào cháu, hôm nay con bé thấy xanh xao lắm.
Người nam: vậy hả bác, chắc bệnh gì đó.
Người nữ: (trong nhà bước ra, sợ hãi, run rẩy)
Bà mẹ: Sao có gì mà xanh mét thế kia! Cả thằng này cũng vậy, có chuyện gì hả?
Người nam: Chúng cháu lỡ dính bầu, bác ạ.
Bà mẹ: hả, anh chị ở với nhau dính bầu mang về đây bêu xấu bố mẹ hả. Danh giá nhà này chưa có ai làm mất như anh chị. Anh chị tính làm bố mẹ bẽ mặt hả. (Xấn tới đứa con gái của bà) Bụng to thế này mà mặc áo cưới hả, khoe cho cả làng xóm biết “ăn cơm trước kẻng hả?”
Người nam: Chúng cháu dự tính phá.
Bà mẹ: hay quá ha, mặc kệ anh chị. Đi mà giải quyết lấy.


Múa bài: (Hồn thai nhi – Phạm vĩnh Sơn)
 

3. Kê khai sổ bộ.
Người nữ: Rón rén đến bàn hướng dẫn.
Cô điều dưỡng tiếp nhận bệnh: (không kịp ngẩng đầu lên, nói nhanh) : “Nuôi hay bỏ? Nuôi đi thẳng rẽ trái. Bỏ đi ngược ra ngoài cổng, qua phía bên kia đường”.
Người nữ: (bắt đầu rơm rớm nước mắt, vội vã đi ra ngoài cổng băng qua đường trong tiếng chào mời của “cò”. Tiếng loa phát thanh cảnh báo không nên nghe lời mời mọc của các “cò” vẫn liên tục vang lên).
Dẫn: (Đầu giờ chiều một ngày cuối tháng 5, tại khu vực “bỏ”, khoa Kế hoạch hóa gia đình bệnh viện Từ Dũ, bệnh nhân đông hơn hẳn khu vực “nuôi”. Trên bậc thang lên xuống, lác đác vài cặp nam nữ đứng thầm thì trong nước mắt. Các cô gái khác, phần lớn nằm trong độ tuổi từ 16 đến 25 ngồi trước phòng khám, tay cầm số chờ đến lượt mình. Mới hơn 2 giờ chiều, bảng hiển thị số thứ tự đã lên tới số 932 và còn hơn 30 người vẫn đang ngồi đợi ngoài hành lang rộng chừng 3 mét, dài hơn 50 mét.)
Người nữ: ngồi chờ và nghe những câu chuyện chung quanh:
Bác sỹ: Thai lớn mà còn bỏ hả.
Người đi phá: Xin bác sỹ thương, cháu lỡ dại.
Bác sỹ: Ăn chơi vô tội vạ và (thở dài cùng tiếng nấc của cô gái)
Cùng lúc đó, một nhóm gồm 4 em ở độ tuổi 16, 3 nam 1 nữ đang hồn nhiên ngồi đùa giỡn. Nghe đọc tên, cô bé mặc váy ngắn đến mức không thể ngắn hơn, áo hai dây ôm sát người, mái tóc dài màu đỏ với cặp kính râm che nửa khuôn mặt, cầm số đứng lên. Em không quên đưa tay vuốt ve bạn trai ngồi bên cạnh trước khi bước vào phòng khám. Sau 5 phút, em bước ra, khuôn mặt tươi cười mừng rỡ với các bạn: “Lại 4 tuần uống thuốc. Lần trước bốn trăm không biết giờ tăng lên bao nhiêu. Anh đưa em một triệu đi, cuối tháng, ông bà bô chi tiền tiêu vặt, em bù”, nói xong, cô bé nghênh nganh đi trong ánh nhìn bỡ ngỡ của mọi người.
Còn phía bên kia hành lang của lầu 1 bệnh viện, một căn phòng lớn gồm khoảng 20 nữ đang nằm thiếp đi sau khi phá thai bằng phương pháp nạo hút. Bên ngoài, hơn 10 cô gái khác đã thay sẵn trang phục bệnh nhân ngồi chờ. Thấp thoáng hiện trong số đó, có những gương mặt non nớt, trắng bệch.
Những ánh mắt nhìn sợ hãi, những khuôn mặt tối sầm và xám xịt hơn khi tiếng dụng cụ leng keng, tiếng la, tiếng rên rỉ vang trong phòng mổ.
Người nữ: sợ hãi... không phá, cùng nhiều bệnh nhân tuổi teen cúi đầu lẳng lặng ra về.
 

4. Báo mộng.
Nền nhạc: Don’t Throw Away Your Miracle !
Hoặc bài ( sao nỡ bỏ con) Nguyễn Lễ
“Dẫu con là đứa trẻ chẳng được mong,
Thì xin mẹ hãy cho con được sống,
Được ngắm nhìn ánh nhật quang sáng rực,
Được chìm ngập trong vàng giãi trăng thanh.
Dẫu con là một bào thai dị tật,
Xin mẹ thương đừng chối bỏ con đi,
Cho nhân gian hôm nay còn đong đếm,
Lượng tình thương trắc ẩn của con người.
Dẫu con là đứa con ngoài giá thú,
Thì mẹ ơi, quyền sống cũng như ai,
Quyền ước ao lên tiếng khóc chào đời,
Quyền ước nghe một lời ru ngắn ngủi.
Dẫu con là một đứa trẻ thừa dư,
Vẫn là con máu thịt của mẹ mà.
Cũng ước mong một vòng tay ấm áp,
Cũng mong giòng vị ngọt của sữa thơm.
Dẫu con là một đứa trẻ không cha,
Mẹ ơi, mẹ, con thiết tha được sống,
Dù cuộc sống có chênh vênh khấp khểnh,
Vẫn còn hơn là mất đi lặng lẽ.
Dẫu con là hậu quả của tình say,
Hồn xác con cũng không là u bướu,
Mẹ không thương sao nỡ đem cắt bỏ,
Nỗi oan này con còn biết kêu ai ?
Dẫu con là thai nữ cũng có sao
Mẹ cha ơi, sao đành tâm vứt bỏ ?
Chẳng lẽ con mất đi quyền bình đẳng
Của con người mà Chúa đã trao ban ?
Dẫu có con, mẹ phải lo sinh mạng,
Mẹ biết lo, con cũng thế, mẹ ơi,
Tình chân chính phải hy sinh mạng sống
Tấm chân tình con sẽ mãi không quên.
Dẫu con là một bào thai tai họa,
Thì mẹ ơi, đâu phải lỗi do con !
Xin đừng giết con đi mà tội nghiệp,
Con của mẹ còn bé lắm, mẹ ơi !
Mẹ ơi, mẹ, con van xin được sống,
Được làm người để gọi tiếng mẹ ơi.”
(Đaminh Phan Văn Dũng, noel 2010 trên trang Web: baovesusong-chongphathai)
 

5. Thức Tỉnh:
Người nữ: (nức nở, hối hận) con ơi! con ơi! Tha lỗi cho mẹ!, con sẽ sống, con sẽ sống.
Ba mẹ chạy qua bên phòng con gái.
Mẹ: có gì vậy con!
Người nữ: con sợ qúa mẹ ơi, một giấc mơ, đứa bé trong bụng con kêu gào khóc lóc van xin con cho nó sống. Mẹ ơ, dù thế nào đứa con của con phải sống.
Bà Mẹ: Mẹ cũng có một giấc mơ hôm nọ, mẹ nghe iếng khóc của đứa bé, nó khoc như chưa từng nghe đứa con nào khóc như vậy. Hôm nay mẹ mới hiểu ra, đó là tiếng khóc của đứa cháu ngoại. Cháu sẽ sống. Tha lỗi cho bà, tha lỗi cho mẹ.
Người nữ: Để con sẽ báo với chồng con, quyết định giữ cháu bé.
Gọi điện thoại.
Người nữ: Anh đó hả? Anh qua nhà em gấp, có chuyện gấp lắm anh.
Người nam: Anh qua liền, 10 phút.
Người nam: Chào hai bác. Sao vậy em?
Người nữ: mẹ và em đã quyết định giữ đứa bé, còn anh.
Người nam: Dạ vâng, hai bác và em đã đón nhận, con cũng đón nhận. Cháu bé sẽ được sinh ra và chúng cháu sẽ làm lễ cưới.
Người nữ: Thật hả anh.
Người nam: Thật, từ ngày quyết định loại bỏ cháu bé, anh đã thức nhiều đêm, có điều gì đó không ổn, chập chờn nghe tiếng gào khóc của đứa bé. Anh đã cầu nguyện, đã chạy đến với Đức Mẹ để cầu xin.
(Người nam âu yếm người nữ): Lúc em gọi anh, anh đã linh tính điều tốt lành. Chúa nhận lời anh. Chúa tha lỗi cho anh và em, Chúa đón nhận lỗi lầm của chúng ta và ban lại cho chúng ta cháu bé.
(quay sang hai bác bên gia đình vợ): Cháu cũng xin lỗi hai bác, cháu đã nông nổi đã làm phiền lòng hai bác, có lỗi với Chúa. Cháu chỉ ước mong được xin hai bác tha thứ lỗi lầm.
Bác trai: Cháu à, trong chuyện này, hai bác cũng đã có lỗi, bác cũng không xử sự như người công giáo ngay lúc đầu để tránh những giờ phút hãi hùng, đau thương, dằn vặt. Bác cũng có lỗi, hai bác cũng xin cháu thứ lỗi. Ngày mai hai bác mời gia đình cháu cùng vào cha, vừa xưng tội và vừa chuẩn bị hôn phối cho hai đứa.
Người nam: Vâng, ba mẹ cháu cũng đã sẵn sàng.
Múa hát: (Lời người con chưa ra đời)
 

6. Sinh hạ:
Dẫn: Thiên Chúa thực hiện tái tạo công trình của Người từ những gì con người đã vất bỏ, con người cần được sinh ra, dù người con ấy là ai, ở hoàn cảnh nào hay tình trạng nào. Những đứa trẻ cần được lớn lên trong an bình. Những tấm lòng thành hãy cho Chúa một túp lều, để người được sinh ra. Từ sa mạc của trần gian Thiên Chúa mở lối, đó là sứ điệp an ủi biết bao con người đau khổ của trần thế này tìm thấy hy vọng, cho thế giới đang tang thương này thắp sáng một niềm tin khôi phục, “sa mạc trở thành vườn cây ăn trái và vườn cây ăn trái trở thành những khu rừng” (Is 32, 15).
Nhạc mừng Giáng sinh – Thiên thần múa hát.
 

L.m Giuse Hoàng Kim Toan.

Tác giả: Lm. Jos Hoàng Kim Toan

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!