Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Huệ Minh
Bài Viết Của
Huệ Minh
ĐẠO DIỄN “BÊN TRONG VỎ KÉN VÀNG” VÀ ...
NHỎ BÉ THÔI! NHỎ BÉ THÔI!
NGHE VÀ LỜ !
ĂN CHAY TRỌN NGHĨA
HÃY ĐỂ CHO LỜI CHÚA SINH HOA KẾT QUẢ
XIN CHO CON MÃI MÃI LÀ VAI PHỤ
NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN
ĐỪNG THƯƠNG MẠI HÓA
CÁCH NHÌN VÀ CHỌN LỰA CỦA THIÊN CHÚA
LOAN BÁO TIN MỪNG NHƯ CHA THÁNH ĐAMINH
ĐỪNG NẢN VỚI KHUYẾT ĐIỂM, HÃY ĐỨNG DẬY NHƯ GIACÔBÊ
BÀI HỌC SUỐT ĐỜI CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
ĐỪNG TỰ MÃN ĐỂ SÁM HỐI
DỨT KHOÁT
HÃY KIÊN VỮNG NHƯ HAI VỊ TÔNG ĐỒ
NGÀI LỚN LÊN CÒN TÔI NHỎ LẠI (LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ)
ĐỪNG PHÔ TRƯƠNG & GIẢ TẠO
NIỀM VUI THĂM VIẾNG
ĐÓN TIẾP CHÚA QUA THA NHÂN
HÃY LÀ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH
ĐỪNG XÔI THỊT VỚI CHÚA NỮA
GẶP CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG
YÊU NHU THẦY ĐÃ YÊU
VÀO THÀNH ĐỂ HOÀN TẤT ƠN GỌI ĐỜI MÌNH (Chúa Nhật Lễ Lá - KÍNH NHỚ CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA)
CHẦU THÁNH THỂ THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2019
ĐỨNG DẬY VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
THÁNH GIUSE, BẠN THANH KHIẾT ĐỨC MARIA
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
ĐỪNG ĐẠP ĐỔ NGƯỜI KHÁC
THẦY LÀ AI ?
TRAO VÀO TAY CHÚA CÔNG VIỆC CỦA MÌNH
LOẠI BỎ THÁI ĐỘ KHINH THƯỜNG
NHẬN RA GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI KHÁC
NGƯỜI HÙNG PHAOLÔ
NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA
ĐỪNG DÙNG QUYỀN LỰC MÀ THỐNG TRỊ
HÃY TỎA CHIẾU ĐỜI MÌNH
ĐÓN NHẬN ĐAU KHỔ
LỜI MỜI GỌI SÁM HỐI CỦA GIOAN
GIÊSU – VUA TÌNH YÊU
SẠCH CẢ BÊN TRONG LẪN BÊN NGOÀI

Thứ Tư trong tuần thứ Năm Mùa Quanh Năm

1 V 10:1-10; Tv 37:5-6,30-31,39-40; Mc 7:14-23

Đạo Do Thái có nhiều luật lệ chi li về việc làm sạch, nằm trong 613 khoản luật buộc, đó là rửa sạch chén đĩa, đồ dùng, rửa tay trước khi ăn… Đây là luật buộc, và là những nghi thức tôn giáo của người Do Thái. Họ rất coi trọng những điều luật này, ai không tuân giữ sẽ bị coi là tội lỗi.

Người Do thái qui định một số thức ăn không được phép dùng, ban đầu có thể là do yếu tố vệ sinh, y học, nhưng về sau họ đánh giá theo một góc độ khác. Chẳng hạn người Do thái không ăn máu và những thú vật bị chết ngạt, vì họ cho rằng máu tượng trưng cho sự sống, mà sự sống là độc quyền của Thiên Chúa, do đó con người không được phép đụng tới. Quan niệm này tiếp tục tồn tại trong Giáo Hội Kitô tiên khởi và các tín hữu gốc ngoại giáo được yêu cầu nhượng bộ các Kitô hữu gốc Do thái ở điểm này.

Luật sạch và ô uế của các luật sĩ và biệt phái Do Thái dễ làm cho người ta bị rơi vào đời sống giả hình, vụ hình thức bên ngoài. Chúa Giêsu lên án gắt gao thói vụ luật đó. Chẳng những nó không thể thanh tẩy tâm hồn mà còn làm cho con người ra cứng cỏi và ảo tưởng mình đã là công chính chỉ dựa vào hình thức bề ngoài. 

Tâm của những người Pharisêu chính là tâm ác gian tà, vì thế họ luôn đối đầu với Đức Giêsu. Sự đối đầu của họ với Ngài chính là cuộc đối đầu về: lòng đạo đức đích thực và thái độ giả hình; giữa lương tâm và vụ hình thức; giữa công bằng và bất công; giữa lòng bác ái và sự ích kỷ.

Đức Giêsu thì coi trọng tình huynh đệ, người Pharisêu thì coi trọng hình thức; Đức Giêsu thì nhấn mạnh và tập trung vào chiều sâu nội tâm, trong khi họ lại coi trọng bề ngoài không khác gì cái máy! Đức Giêsu thì coi trọng con người, đặt con người vào trung tâm sứ vụ, còn những người Pharisêu thì coi trọng luật lệ, hình thức, đến nỗi khiến họ trở thành nô lệ cho luật.

Chúa Giêsu khẳng định: "Những gì từ con người ta xuất ra, đó là cái làm cho người ta ra ô uế" (Mc 7,15b). Các luật sĩ, biệt phái đề cao việc thanh sạch phần xác hơn cả sự thanh sạch tâm hồn. Họ cho rằng tay bẩn, chén dĩa bẩn làm cho con người ra ô uế, trong khi lại coi nhẹ cõi lòng, nơi chất chứa biết bao sự xấu xa, tội lỗi.

Lòng độc dữ của con người là nguyên nhân phát sinh mọi thứ tội ác và nỗi khổ của con người. Nói cách khác, thay vì làm khởi sắc linh hồn là hình ảnh của Thiên Chúa, con người bóp méo bôi nhọ hình ảnh cao quý đó bằng các ý hướng xấu xa bên trong mình. Thiên Chúa là Đấng thấu suốt bên trong, Đấng thích tâm hồn đơn thành hơn của lễ, Ngài đòi buộc mọi người nhìn tận sâu thẳm tâm hồn để nhận diện chính mình để Ngài biến đổi con người chúng ta từ bên trong. Ngài thay đổi cuộc đời của Phê-rô bằng cái nhìn thấu suốt, khiến Phê-rô hối hận và trở lại với Chúa; làm biến đổi Gia-kêu tận bên trong khiến Gia-kêu dám từ bỏ cuộc sống tội lỗi để trở nên người lành thánh. Nếu mọi điều xấu xa xuất phát từ lòng người, thì con người cũng cần được Thiên Chúa biến đổi từ bên trong.

Chúa Giêsu muốn hướng người Do Thái đến sự thanh sạch bên trong tâm hồn hơn “luật sạch sẽ bên ngoài” của họ: “Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu, ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng” (Mc 7,21-22).

Như vậy, con người nên tốt lành, thánh thiện hoặc xấu xa, tội lỗi đều bắt nguồn từ cõi lòng của con người, từ thái độ sống của con người có ý thức và tự do hay không, từ lòng yêu mến Chúa đích thực và yêu thương tha nhân cách chân thành hay giả dối, hình thức bề ngoài.

Có một lần Phêrô đã phản ứng như mọi người Do thái. Trong một thị kiến, Phêrô được lệnh phải giết và ăn các thú vật nằm trên tấm khăn lớn từ trời buông xuống, nhưng Phêrô lập tức từ chối vì cho đó là thức ăn dơ. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã sửa sai quan niệm của ông: những gì Thiên Chúa tuyên bố là thanh sạch, thì con người chớ gọi là ô uế.

Thật ra, thị kiến này chỉ có ý nghĩa tượng trưng: Phêrô được lệnh phải tiếp đón lương dân vào Giáo Hội, những người mà Do thái giáo cho là nhơ uế. Như vậy, khi trả lời cho câu hỏi về vấn đề sạch, dơ ở đây, Chúa Giêsu muốn nói rằng người ta không thể đánh giá người khác dựa trên mầu da, chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, giai cấp, vì tất cả những điều ấy chỉ là những hình thức phụ thuộc; mỗi người sẽ bị Thiên Chúa đánh giá dựa vào tâm địa tốt hay xấu của mình và những hành vi xuất tự tâm địa ấy.

Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy chính cõi lòng người mới là cội rễ của việc lành hay việc dữ. Đồng ý con người bị ảnh hưởng không gian, thời gian, hoàn cảnh chi phối. Nhưng thật ra thiện căn ở tại lòng ta. Cũng chính từ cõi lòng này mà sinh ra 12 nết xấu mà Tin Mừng kể ra: dâm bôn, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, giảo quyệt, phóng đãng, ghen tỵ, gièm pha, kiêu hãnh, bất lương. Đó là 12 tội chính mà Kinh Thánh nêu lên còn biết bao ác quả kéo theo nữa. Cho nên một câu nói quá đi rằng: “Không gì xấu xa bằng lòng người” cũng chưa hẳn là sai.

Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ có người khác mới xấu còn mình thì tốt nhất. Thật ra, cái xấu nơi người khác thì cũng đủ xác định cái xấu bởi chính mình, nếu ở trong cùng một hoàn cảnh có khi ta còn xấu hơn hoặc xấu nhất. Thấy người khác ham muốn thì mình cũng có thể và có được chứ. Thấy người khác ích kỷ thì nhớ rằng mình cũng chẳng hơn gì họ.

Nói như thế không phải để dung dưỡng tội ác đâu. Nhưng để chúng ta nhận ra chân lý này là thông cảm với người anh em chúng ta đang ở trong đàng tội mà cố gắng lôi kéo họ ra khỏi đó. Làm như vậy thay vì lên án họ, buộc tội họ, thay vì nhận họ xuống bùn đen, thì chúng ta lại được phúc đưa họ lên và về với chân lý hằng sống là Chúa Kitô.

Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người tự vấn: Tôi có một đời sống công chính, thánh thiện, bác ái, yêu thương hay không? Tôi sống đạo theo hình thức bên ngoài hay sống đạo với một tâm hồn chân thành? Tôi có tâm hồn trong sạch hay còn nhiều vấn vương tội lỗi?

Tác giả: Huệ Minh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!