01/01/2020
Thứ
Tư Mùa Giáng Sinh
ĐỨC
MARIA, MẸ THIÊN CHÚA
(Ds
6 ,22 - 27; Gl 4, 4 - 7; Lc 2, 16 - 21)
Tước
hiệu Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa đã trở thành quen thuộc và cốt lõi của niềm tin
Kitô Giáo. Tuy nhiên, qua tước hiệu này, nhiều người cho rằng đây là một điều
ngược ngạo, phạm thượng, lộng ngôn, bởi vì dựa trên suy tư của con người, một
thụ tạo thì không thể trở thành mẹ của Đấng tạo thành được! Hơn nữa, xét theo
góc độ tự nhiên, Mẹ chỉ sinh ra Đức Giêsu về mặt nhân tính, còn Thiên Tính thì
Đức Giêsu là Ngôi Lời, có từ đời đời. Mặt khác, Mẹ cũng không sinh ra Thiên
Chúa Ba Ngôi!
Với
đoạn Tin Mừng trên đưa chúng ta về với người mẹ vừa mới sinh con là chính Đức
Maria sinh ra Chúa Giêsu. Đó là lý do Giáo hội cử hành lễ Đức Maria là Mẹ Thiên
Chúa sau lễ Chúa Giêsu giáng sinh tám ngày, để mời gọi con cái mình tỏ lòng
kính trọng và biết ơn Đức Maria, đồng thời tuyên xưng Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, Con
Thiên Chúa, vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.
Chúa
Kitô, Con Thiên Chúa, Vua Thái Bình (Is 9, 5) sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, Nữ
Vương Hòa Bình. Vì thế, ngày đầu năm, Giáo hội khấn xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa
cho thế giới được hòa bình.
Ngôi
Lời đã làm người, có hồn có xác. Thánh Công đồng Nicêa dạy, chính Con duy nhất
của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa Cha, nhờ Người mà
muôn vật được tạo thành, và tất cả tồn tại trong Người, vì loài người chúng ta
và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, nhập thể, làm người, chịu
chết, đã sống lại, và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét; Công đồng
tuyên phán: chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa
Cha, giống Chúa Cha. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi sánh
sáng, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha…
Nên Đức Maria vừa được gọi là Mẹ Chúa Kitô, và Mẹ Thiên Chúa nữa.
Như
thánh Ignatiô thành Antiokia (+ 110) là người đầu tiên nêu tên Đức Maria sau
các sách Tin Mừng và viết : “Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã được Đức
Maria cưu mang trong lòng theo nhiệm cục cứu độ” và “ Đức Giêsu cũng được
sinh ra bởi Đức Maria và bởi Thiên Chúa”. Thánh Grégoire de Nazianze (330 –
390) khẳng định: “Đức Kitô sinh bởi một Trinh Nữ, người nữ ấy là Mẹ Chúa Kitô”.
Vì thế, nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật, sinh bởi Đức Maria,
thì chúng ta cũng có thể gọi mà không sợ sai lầm rằng: Đức Maria là Mẹ Thiên
Chúa.
Chúa
Giêsu là Vua, Mẹ là mẹ Đức vua. Sự cao sang của Mẹ ở một địa vị trổi vượt. Nước
của Chúa trải rộng trên trời dưới đất, vương quyền của Ngài lớn lao vô hạn, tồn
tại muôn đời, thì chức làm mẹ của Thiên Chúa cũng tùy vào đó và được nhiều uy
quyền lắm, nhiều đến chỗ vô tận. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Mẹ Maria là Mẹ của
Thiên Chúa.
Nhờ
tước vị đó, Mẹ trở thành nữ tử của Ngôi Cha, là thân mẫu Ngôi hai, là bạn thây
thiết của Ngôi Ba. Một Evà Adong đã cùng nhau đưa nhân loại vào còng tội lỗi
tiêu diệt, thì Mẹ Maria là một Evà mới hợp tác với Chúa Giêsu là đầu, là thủ
lĩnh đem ơn cứu rỗi cho nhân loại. Cho nên vai trò làm Mẹ đó cao quý cao sang
lắm. Cao sang vì chính hoa quả của lòng mẹ cao sang tuyệt vời.
Cao
sang vì con Mẹ là Đấng tạo hóa mọi người thờ lạy. Cao sang vì con Mẹ là nguồn
mọi chân thiện mỹ. Cao sang vì mọi quyền thi hành trên trời dưới đất đều nằm
gọn trong tay con của Mẹ.
Thiên
thần nói chí lý “tước vị Mẹ Thiên Chúa cao trọng hầu như vô cùng, vì Thiên Chúa
không thể không cất nhắc Đức Mẹ lên bậc tốt lành và cao sang hơn được nữa”.
Thánh
Bonaventura đã phải thốt lên: “Chức làm Mẹ Thiên Chúa là to lớn phi thường nhất
Thiên Chúa có thể ban cho một loài thụ tạo”. Ơn ấy Ngài đã ban cho Mẹ Maria.
Thiên Thần còn nói là Mẹ đã đạt tới “biên giới của vô cùng” (25.6-4).
Vì
Mẹ là Mẹ Thiên Chúa chúng ta tôn thờ, thì Mẹ cũng trở thành Mẹ của chúng ta.
Trên đời này không có người mẹ nào lại không thương con mình. Tình mẹ thương
con lại còn bao la như bầu trời, mênh mông như biển thái bình. Mẹ Maria thương
chúng ta cách riêng theo từng hoàn cảnh. Người tội nhân, Mẹ xin cho họ được ơn
thống hối. Người nghèo khổ, Mẹ xin cho họ được ơn bình an và niềm tin vững bền.
Với
những người thánh thiện công chính, Mẹ xin cho họ được ơn khiêm nhường. Nhưng
để đẹp lòng với Mẹ, chúng ta phải mở lòng với Mẹ. Chúng ta phải luôn khiêm
nhường và nhận thấy mình là kẻ tội lỗi trước mặt Thiên Chúa và nơi Mẹ. Chúng ta
hãy có niềm tin nơi Mẹ. Mẹ sẽ không khước từ một ai kêu cầu đến Mẹ, nhưng
ơn xin ấy phải là điều tốt cho chúng ta. Chúng ta thật là hạnh phúc, khi có Mẹ
chuyển cầu và bênh đỡ cho chúng ta.
Đức
Maria là mẹ chúng ta, nên Mẹ luôn nâng đỡ bầu cử cho chúng ta trước mặt Chúa.
Không biết đến Mẹ là không biết đến món quà quí giá mà Thiên Chúa đã ban tặng,
đó chính là tình mẫu tử của Mẹ Maria đối với chúng ta.
Mừng
lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa hôm nay, chúng ta hãy biết noi gương Mẹ, để suy đi
nghĩ lại trong lòng những ân huệ của Thiên Chúa và những biến cố trong cuộc đời
cũng như xã hội, từ đó, biết xắn tay áo lên và hành động vì một nền hòa bình
đích thực.
Ta
hãy chiêm ngưỡng Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình. Giáo hội có thói quen cử hành
ngày hòa bình thế giới vào ngày đầu năm dương lịch kính Mẹ Thiên Chúa. Sở dĩ
chúng ta gọi Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình, bởi vì Mẹ là người nữ tì khiêm hạ và khó
nghèo của Thiên Chúa. Mẹ đã trút bỏ mọi sự để trở thành trống rỗng và rồi được
chính Thiên Chúa lấp đầy.
Như
thế, người xây dựng hòa bình là người được Thiên Chúa lấp đầy tâm hồn mình.
Cũng như Mẹ Maria và thánh Phanxicô, chúng ta cũng được mời gọi trút bỏ mọi sự.
Tinh thần nghèo khó đích thực cũng chính là một thể hiện của tinh thần hòa
bình. Bởi vì, khi con người không còn màng đến bất cứ một thứ riêng tư nào, khi
con người không còn muốn chiếm hữu bất cứ một thứ của cải nào, thì lúc đó con
người có thể bình thản đến với Chúa và với anh em.
Còn
món quà nào cao quí hơn là chính Con Thiên Chúa, Đấng là Hoàng Tử Bình An được
Chúa Cha ban tặng cho chúng ta. Hoà bình là món quà Thiên Chúa ủy thác cho con
người. Vì lòng thương xót, Thiên Chúa đã “ban Người Con duy nhất của Ngài” cho
nhân loại (Ga 3,16). Để cầu chúc cho nhau, chúng ta mượn lời sách Dân Số:
“Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em” (Ds 6,26).
Những
ước mong sau khi dâng Thánh lễ, mỗi người ra về với tâm tình đổi mới, đổi mới
tư duy, đổi mới phương cách, đổi mới hành động. Đổi mới trong sự vâng phục
Thiên Chúa. Đổi mới trong sự hài hòa thiên nhiên. Đổi mới trong sự hy sinh,
quên mình. Có thế, lòng chúng ta mới thực sự vui mừng phấn khởi như các mục
đồng xưa, để ra đi loan báo tin mừng, tin vui, tin bình an của Hoàng Tử Hòa
Bình cho mọi người.