Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Huệ Minh
Bài Viết Của
Huệ Minh
ĐẠO DIỄN “BÊN TRONG VỎ KÉN VÀNG” VÀ ...
NHỎ BÉ THÔI! NHỎ BÉ THÔI!
NGHE VÀ LỜ !
ĂN CHAY TRỌN NGHĨA
HÃY ĐỂ CHO LỜI CHÚA SINH HOA KẾT QUẢ
XIN CHO CON MÃI MÃI LÀ VAI PHỤ
NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN
ĐỪNG THƯƠNG MẠI HÓA
CÁCH NHÌN VÀ CHỌN LỰA CỦA THIÊN CHÚA
LOAN BÁO TIN MỪNG NHƯ CHA THÁNH ĐAMINH
ĐỪNG NẢN VỚI KHUYẾT ĐIỂM, HÃY ĐỨNG DẬY NHƯ GIACÔBÊ
BÀI HỌC SUỐT ĐỜI CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
ĐỪNG TỰ MÃN ĐỂ SÁM HỐI
DỨT KHOÁT
HÃY KIÊN VỮNG NHƯ HAI VỊ TÔNG ĐỒ
NGÀI LỚN LÊN CÒN TÔI NHỎ LẠI (LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ)
ĐỪNG PHÔ TRƯƠNG & GIẢ TẠO
NIỀM VUI THĂM VIẾNG
ĐÓN TIẾP CHÚA QUA THA NHÂN
HÃY LÀ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH
ĐỪNG XÔI THỊT VỚI CHÚA NỮA
GẶP CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG
YÊU NHU THẦY ĐÃ YÊU
VÀO THÀNH ĐỂ HOÀN TẤT ƠN GỌI ĐỜI MÌNH (Chúa Nhật Lễ Lá - KÍNH NHỚ CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA)
CHẦU THÁNH THỂ THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2019
ĐỨNG DẬY VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
THÁNH GIUSE, BẠN THANH KHIẾT ĐỨC MARIA
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
ĐỪNG ĐẠP ĐỔ NGƯỜI KHÁC
THẦY LÀ AI ?
TRAO VÀO TAY CHÚA CÔNG VIỆC CỦA MÌNH
LOẠI BỎ THÁI ĐỘ KHINH THƯỜNG
NHẬN RA GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI KHÁC
NGƯỜI HÙNG PHAOLÔ
NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA
ĐỪNG DÙNG QUYỀN LỰC MÀ THỐNG TRỊ
HÃY TỎA CHIẾU ĐỜI MÌNH
ĐÓN NHẬN ĐAU KHỔ
LỜI MỜI GỌI SÁM HỐI CỦA GIOAN
GIÊSU – VUA TÌNH YÊU
BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI ?

Hôm nay, một ngày hết sức đặc biệt trong Năm Phụng Vụ. Hôm nay, ta được Giáo Hội mời gọi cùng chiêm ngắm hai khuôn mặt, rất khác nhau nhưng cũng rất giống nhau. Phêrô, một người đánh cá ít học, đã lập gia đình. Ông theo Thầy Giêsu ngay từ buổi đầu sứ vụ. Còn Phaolô là người có nhiều điều để tự hào, về gia thế, về học thức, về đời sống đạo hạnh. Ông chưa hề gặp mặt Ðức Giêsu khi Ngài còn sống. Nhưng hai ông có nhiều nét tương đồng. Cả hai đều được Ðức Giêsu gọi.

Hai con người này tuy được sự giáo dục khác nhau, và hấp thụ những văn hoá khác nhau, nhưng họ lại đi chung một đường, và cùng chung một lý tưởng. Cuộc đời các ngài đều phải lội ngược dòng để làm lại cuộc đời, để thay đổi cách sống sao cho phù hợp với niềm tin của mình.

Thánh Phêrô vốn bản chất dân chài lưới, trực tính và nghiêng về thực tiễn. Còn thánh Phaolô là người trí thức, hay lý luận và thích đào sâu giáo lý. Thánh Phêrô quan tâm đến việc loan báo Tin Mừng cho người đạo cũ, nên không muốn sửa đổi nhiều những gì vốn có kẻo phật lòng họ.

Phêrô đã từng sa ngã. Ông đã từng can ngăn không muốn cho Chúa nộp mình chịu chết. Ông đã đi đến tận tùng của sa ngã là hành vi chối Chúa đến ba lần trong cùng một đêm. Một Phaolô đã hăng say lùng bắt các môn đệ của Chúa. Chính ông đã đồng loã với bọn quá khích ném đá vị tử đạo đầu tiên là Stephano. Thế nhưng, ý Chúa nhiệm mầu. Tình yêu của Chúa đã thắng vượt những yếu đuối của Phêrô và Phaolô. Chúa đã dùng muôn nghìn cách để đổi đời các ngài. Chúa đã tạo cho các ngài cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Chúa đã nói cùng Phêrô: “một khi con trở lại hãy củng cố đức tin của anh em con”.

Thánh Phaolô là người biệt phái đã từng bách hại môn đệ Chúa, thái độ đó được biểu lộ khi ông đồng tình trong vụ ném đá Stêphanô. Đang khi ông hăng say phi ngựa trên đường Damas để bắt đạo, Phaolô được Chúa Kitô Phục sinh gọi và thanh luyện, một quầng sáng đã bao ttrùm ông, khiến ông bị mù lòa đôi mắt thân xác sau khi ngã ngựa, nhưng đồng thời quầng sáng ấy đã mở cho ông cặp mắt đức tin, ông đã thực sự tin tưởng vào một Đức Giêsu chịu đóng đinh và sống lại, là chính Đấng mà Phaolô đang bắt bớ trở thành Đấng mà “không ai và không gì có thể tách ông ra khỏi lòng mến của Ngài”.

Thánh Phaolô nhằm truyền bá đức tin cho các dân ngoại, nên muốn bỏ đi những lề luật của đạo cũ không còn thích hợp, kẻo nặng gánh cho những người dân ngoại xin tòng giáo.

Thánh Phêrô là Giáo hoàng, nhưng không vì thế mà áp đặt ý kiến của mình. Thánh Phaolô là Giám mục, nhưng không vì thế mà không thẳng thắn trình bày quan điểm riêng của mình, để trao đổi và bàn luận. Thánh Phêrô là người đã có lần chối Chúa vì yếu đuối và đã ăn năn sám hối do cái nhìn xót thương của Chúa. Còn thánh Phaolô đã có lần bắt bớ đạo Chúa vì lầm lạc và đã trở lại nhờ sự giúp đỡ của một môn đệ Chúa.

Phaolô, sau khi gắn bó với Chúa Kitô một cách mật thiết, ông đã lao mình về phía trước như một vận động viên, và dùng chính sự nhiệt thành của mình đi bất cứ nơi đâu vào bất cứ ngóc ngách nào, bất chấp mọi gian khổ tù đày do quyền bính trần thế gây ra, miễn là từ cánh đồng dân ngoại đem về cho Chúa các linh hồn. Phaolô cũng dùng chính khả năng tri thức của mình để trở nên lợi khí phổ biến Tin Mừng cho những vùng đất mới, coi việc rao giảng Tin Mừng là bổn phận và niềm hạnh phúc của mình: “Vô Phúc cho tôi nêu tôi không rao giảng về Đức Kitô”, ông không hổ thẹn về Tin Mừng bở vì Tin Mừng đem lại ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại, đến với những người tin.

Dẫu rằng Thánh Phêrô và Thánh Phaolô tin Chúa rất mãnh liệt, nhưng đức tin các Ngài cũng không ngừng bị thử thách. Đức tin Phêrô còn phải là nên tảng nâng đỡ đức tin Giáo hội, nên đức tin đó bị thử thách rất nhiều. Phêrô đã từng tin vào Chúa, nhưng mới trước được Chúa khen tặng là đá tảng thì liền sau đó bị Chúa quở trách là Satan hãy lui ra, đã có lần thề hứa “dù phải chết với Thầy con không chối Thầy” mới hứa đó thì liền sau đó ba lần chối Chúa, mới phút trước ung dung bước đi trên ngọn sóng thì phút sau bị chìm vì nghi ngờ. Rỡ rằng là nhiều khi Phêrô nói mà chẳng hiểu mình nói gì, và chính cuộc tử nạn và cái chết của Đức Giêsu là một thử thách có tính quyết định đối với niềm tin của Phêrô. Cuộc đời theo Chúa của Phêrô đã sa ngã biết bao nhiêu lần trước khi trở thành đá tảng vững chắc, trên đó Đức Giêsu Kit xây dựng Hội thánh Người. Phêrô chỉ có thể nâng đỡ Đức tin cho anh em sau khi trở lại từ kinh nghiệm yếu đuối sa ngã của mình.

Thánh Phêrô và Thánh Phaolô liên kết trong niềm tin, lòng mến Chúa Kitô và Giáo hội, Phaolô luôn hướng về Phêrô như nền tảng cho niềm tin và thế giá Tin Mừng mà ông rao giảng. Nền tảng Pherô cũng là định hước cuộc tiến bước trong đức tin và đảm bảo sự thống nhất dân Chúa trong lòng mến. Điều mà minh chứng hùng hồn nhất đức tin của Phêrô và Phaolô rao giảng đó là việc hai Ngài cùng hội tụ tại Rôma để làm chứng cho Chúa Kitô bằng chính máu đào của mình. Phêrô và Phaolô đã làm thành khuôn mẫu cho việc rao giảng niềm tin cho mọi người.

Nhìn lại cuộc sống, chắc chắn ai cũng đã hoặc đang ít nhất một lần trải qua những đau khổ như: nghèo đói, bệnh tật, thất vọng… Trước những nghịch cảnh đó chúng ta có đứng vững hay bị chao đảo nghi ngờ đức tin? Nếu vẫn còn một niềm tin sắc con thì hãy làm chứng đức tin của mình cho người khác như mẫu gương của Phêrô và Phaolô.

Chúng ta mỗi người tuy khác nhau, nhưng có cùng một niềm tin vào Đức Giêsu Kitô. Chúng ta hãy sống liên đới hiệp nhất với nhau, kiên vững trong đức tin, xẵng sàng minh chứng đức tin của mình qua đời sống cụ thể hằng ngày, điều đó chỉ thực hiện được khi mỗi người biết siêng năng cầu nguyện, múc lấy nguồn sức mạnh nơi bí tích Thánh Thể, luôn kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Kitô, để lời tuyên xưng của Phêrô trở thanh kinh nghiệm riêng cho mỗi người: “Lạy Thầy, bỏ Thầy con biết theo ai?”.

Giữa những đảo điên của cuộc sống, giữa những quyễn rũ của trần thế, nhờ lời bầu cử của hai thánh Phêrô và Phaolô, chúng ta hãy xin Chúa hãy cũng cố niềm tin nhỏ bé của chúng ta.

Tác giả: Huệ Minh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!