.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

I - Bốn Mươi Năm Nhìn Lại

II - Hoài Niệm Của Một Vị Hồng Y Nghị Phụ Người Canada

III - Công Đồng Vatican II - Hôm Qua Và Hôm Nay

IV - Mười Sáu Văn Kiện Được Công Đồng Vatican II Chuẩn Nhận

V - Công Đồng Chung Và Thượng Hội Đồng Giám Mục

VI - Đức Giáo Hoàng Phaolô II Điều Hướng Và Kiện Toàn Công Đồng Vatican II

VII - Những Thay Đổi Phụng Vụ

VIII - Sự Chuyển Hướng Về Phía Giáo Dân

IX - Quan Niệm Hôn Nhân Thay Đổi Kể Cả Đối Với Những Người Không Công Giáo

X - Tự Do Tôn Giáo - Hiện Đại Hoá Những Quan Hệ Giữa Giáo Hội Và Nhà Nước

XI - Hồi Tưởng Những Năm Lịch Sử Công Đồng Vatican II Của Một Số Chuyên Viên Hoa Kỳ Còn Sống

XII - Một Linh Mục Dòng Tên Chuyên Viên Vẫn Tiếp Tục Khảo Sát Sự Thực Thi Công Đồng Vatican II

XIII - Vai Trò Của Đức Thánh Cha Bênêditô XVI

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
IX - QUAN NIỆM HÔN NHÂN THAY ĐỔI KỂ CẢ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÔNG GIÁO

 Trước khi Louise Cook kết hôn với người chồng Công giáo vào năm 1945, bà là một tín hữu thuộc Giáo Hội Giám Lý, sinh trưởng tại Kansas, đã quyết định theo Công giáo. Bà không muốn bị khước từ làm đám cưới trong một Thánh lễ Công giáo hay bị nghi ngờ bà sẽ không nuôi nấng con cái như tín hữu Công giáo. Sau khi trở thành góa phụ năm 1970, bà tái giá và lần nầy với một người thuộc Giáo Hội Trưởng Lão. Người nầy gắn bó mãnh liệt với đức tin của mình. Lễ cưới xảy ra vào năm 1974 trong một nhà thờ thuộc Giáo Hội Trưởng Lão với vị mục sư của ông và vị linh mục Công giáo của bà là hai vị chủ tế đồng hạng. Những thay đổi về hôn nhân Công giáo, do Công Đồng Vatican II mang lại, đã đi khá xa đối với hôn nhân hỗn hợp. Và theo nhiều người, những thay đổi đó là những dấu chỉ rõ rệt nhất đối với sự cởi mở và đổi mới của Giáo Hội do Công Đồng mang lại. Nhiều sự thích nghi đã bắt đầu một thời gian lâu trước Công Đồng, như cha Joseph M. Champlin đã viết trong sách “Cùng Nhau Cho Sự Sống” vẫn còn được dùng cho bốn trong năm cặp nam nữ dự định kết hôn trong Giáo Hội Công giáo ở Hoa Kỳ. Cha Champlin nhận thấy ngay chính trong gia đình ngài những đám cưới hỗn hợp đã thay đổi từ một nghi thức ở trong nhà mặc áo lễ (như trường hợp mẹ ngài và người bố dượng không Công giáo vào thập niên 1940) cho đến ở trong nhà thờ, nhưng không có rước lễ (đó là trường hợp người anh ruột và chị dâu không Công giáo của ngài vào thập niên 1940) hoặc ở nơi cung thánh nhà thờ trong khuôn khổ một Thánh Lễ vào thập niên 1950. “Điều đó đã làm vơi đi nhiều điều có thể gây nên thương tổn” và đôi khi người phối ngẫu không Công giáo cảm thấy như bị loại bỏ, cha xứ của nhà thờ “Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành” ở Warner, N.Y. cho biết như thế.

Sau Vatican II, Giáo Hội đã nới lỏng một điều ràng buộc khác đối với những đôi hôn nhân hỗn hợp, đó là người phối ngẫu không Công giáo không phải ký giấy cam kết sẽ nuôi nấng và dạy dỗ con cái như người Công giáo. Bắt đầu thập niên 1960, những người không Công giáo chỉ cam kết bằng miệng mà thôi. Theo cha Champlin: “Đó là nguồn gốc chọc giận những người không giữ lời hứa”. Điều thay đổi chính trong hôn lễ Công giáo sau Công Đồng Vatican II là sự tham gia của đôi tân hôn vào việc lên chương trình đối với lễ cưới của họ. Theo cha Champlin, trước Vatican II, những yếu tố thuộc nghi lễ hôn phối “đúng hơn là có tính cách cứng nhắc và giống nhau cho hết mọi người”, nhưng về sau “Giáo Hội khuyến khích các đôi tân hôn nên tham gia vào việc phụng vụ.” Giờ đây các đôi nam nữ có thể chọn lựa những đoạn Thánh Kinh được đọc cũng như những bài hát, nói cách khác là cá nhân hóa nghi lễ hôn phối. “Điều đó có âm hưởng tức thời đối với giới trẻ”, cha Champlin đã viết như thế trong quyển sách “Cùng Nhau Cho Sự Sống” với nhiều sự duyệt lại trong nhiều năm và đã bán 9 triệu quyển. Ngoài nghi thức phụng vụ ra, Vatican II còn thay đổi quan niệm thực sự về hôn nhân trong Giáo Hội Công giáo, theo như H. Richard McCord, giám đốc điều hành “Văn Phòng Tổng Thư Ký về Gia Đình, Giáo Dân, Phụ Nữ và Giới Trẻ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ”. Theo McCord, trong Hiến Chế Mục Vụ “Vui Mừng và Hy Vọng” của Giáo Hội, Công Đồng tuyên bố hôn nhân không chỉ để truyền sinh mà thôi. Công Đồng “đã trở lại sự hiểu biết Thánh Kinh về giao ước” để định nghĩa lời cam kết bí tích giữa vợ chồng. Hiến Chế đã minh định: “Hôn nhân, một cách chắc chắn, không được lập ra duy nhất nhằm để truyền sinh; đúng hơn bản chất đích thực của hôn nhân là một khế ước không thể phá vỡ giữa đôi vợ chồng và sự phúc lợi của con cái. Cả hai điều đó đòi buộc “tình yêu hỗ tương” giữa hai người phối ngẫu…tăng trưởng và trở nên chính chắn hơn. Vì vậy hôn nhân bền bỉ một cách trọn vẹn và đôi vợ chồng chia sẻ cuộc sống cùng duy trì chân giá trị và sự bất khả phân ly, cho dù đôi vợ chồng hết sức mong muốn nhưng không thể sinh con đẻ cái được.” Theo McCord, ý niệm hôn nhân như là một giao ước cũng nhấn mạnh “sự bình đẳng cơ bản đối với con người” vào một thời điểm mà một số người còn xem phụ nữ như là vật sở hữu của người chồng. Mỗi người phối ngẫu đều đóng góp trọn vẹn năng khiếu và quà tặng của mình cho nhau và đối lại cũng được nhận lãnh như vậy.

Theo McCord, “Ánh Sáng Muôn Dân” - tức Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội – cũng đóng góp “một khái niệm căn bản vẫn còn tiếp tục trong công cuộc mục vụ của Giáo Hội; đó là ý niệm gia đình Kitô hữu như là một Giáo Hội tại gia. McCord còn ghi nhận thêm: “Cách thức hiểu biết mới về vai trò của gia đình Công giáo đó” là một ý niệm cổ xưa trước tiên được Thánh Gioan Chrysostom (347-407) nhấn mạnh và “được các nghị phụ tái khám phá”.

 Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã tuyên bố như sau trong cuộc nói chuyện với một nhóm giám mục Mễ-Tây-Cơ: trong vai trò những người đứng đầu Giáo Hội tại gia, cha mẹ là “những người đầu tiên truyền bá Phúc Âm cho con cái mình” và là “những học đường đầu tiên về sự sống và đức tin”. McCord nói: những điều công bố của Công Đồng về hôn nhân còn giữ một vai trò lớn lao trong việc giúp đỡ những nhà lãnh đạo Giáo Hội Công giáo ngày nay phát biểu rõ ràng tại sao họ chống lại những cố gắng hợp pháp hóa hôn nhân cho những đôi đồng tính. Theo McCord: “Yếu tố xác định đặc điểm hôn nhân là tình yêu vợ chồng chỉ có thể có giữa một người nam và một người nữ. Đó không phải chỉ là phong tục hay truyền thống mà thôi.”

 (Phỏng theo Nancy Frazier O’Brien – Washington – CNS)

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!