.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

I - Bốn Mươi Năm Nhìn Lại

II - Hoài Niệm Của Một Vị Hồng Y Nghị Phụ Người Canada

III - Công Đồng Vatican II - Hôm Qua Và Hôm Nay

IV - Mười Sáu Văn Kiện Được Công Đồng Vatican II Chuẩn Nhận

V - Công Đồng Chung Và Thượng Hội Đồng Giám Mục

VI - Đức Giáo Hoàng Phaolô II Điều Hướng Và Kiện Toàn Công Đồng Vatican II

VII - Những Thay Đổi Phụng Vụ

VIII - Sự Chuyển Hướng Về Phía Giáo Dân

IX - Quan Niệm Hôn Nhân Thay Đổi Kể Cả Đối Với Những Người Không Công Giáo

X - Tự Do Tôn Giáo - Hiện Đại Hoá Những Quan Hệ Giữa Giáo Hội Và Nhà Nước

XI - Hồi Tưởng Những Năm Lịch Sử Công Đồng Vatican II Của Một Số Chuyên Viên Hoa Kỳ Còn Sống

XII - Một Linh Mục Dòng Tên Chuyên Viên Vẫn Tiếp Tục Khảo Sát Sự Thực Thi Công Đồng Vatican II

XIII - Vai Trò Của Đức Thánh Cha Bênêditô XVI

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
VIII - SỰ CHUYỂN HƯỚNG VỀ PHÍA GIÁO DÂN

Thừa tác viên trong giáo xứ ngày nay có lẽ đúng hơn là một giáo dân nam hay nữ.  Trước Công Đồng Vatican II, hầu hết những giáo dân liên hệ đến những sinh hoạt thường nhật tại một xứ đạo Công giáo là dọn dẹp nhà thờ cho sạch sẽ và giúp lễ. Với nhiều linh mục được bổ nhiệm cho giáo xứ và một tu viện có nhiều nữ tu bên cạnh, giáo dân chỉ được làm những công việc thứ yếu, có tính cách mgoại biên, như trả lời điện thoại trong nhà xứ, làm “giám thị” cho các lớp tiểu học hay tình nguyện viên cho Hội Thánh Vincent de Paul.  Chuẩn bị các đôi hôn nhân, sắp xếp phụng vụ, giữ sổ sách tài chánh, dạy dỗ giáo lý tân tòng và thi hành mục vụ như thăm viếng bệnh nhân…đều là công việc của “Cha”. Những phần vụ lớn không do linh mục đảm trách như dạy học ở trường nhà xứ, các lớp giáo lý và những công việc khác liên quan đến giáo dục đều thuộc trách nhiệm các “Dì”. 

Thời hậu Công Đồng chuyển cho giáo dân đảm trách hầu hết những phần vụ đó, khởi đầu cách chầm chậm, nhưng trong ít năm gần đây đã lan rộng một cách đột ngột. Cha Eugene Lauer, giám đốc “Trung Tâm Quốc Gia về Đời Sống Mục Vụ” cho biết cho tới trước năm 1990, ít khi giáo xứ tuyển dụng giáo dân cho những công việc thông thường do linh mục đảm trách, nhưng ngày nay, ở Hoa-Kỳ, số giáo dân giữ những nhiệm vụ đó đã vượt mức linh mục trong phạm vi mục vụ giáo xứ. Theo cha, có khoảng 31,000 giáo dân hoạt động với tư cách chuyên viên mục vụ tại hai phần ba giáo xứ Hoa-Kỳ. Con số đó không bao gồm các giáo viên, giáo sư và nhân viên điều hành các học đường Công giáo cùng những nhân viên hỗ trợ như thư ký, người quản lý và giữ sổ sách. Cha Lauer cho biết có khoảng 28,000 linh mục hoạt động chủ yếu trong các giáo xứ. “Đó là một sự thay đổi đột ngột từ 15 hay 20 năm trước đây”, cha đã nói với “Cơ Quan Thông Tin Công Giáo” như thế. 

Cha Lauer còn cho biết, chỉ từ năm 1990 thôi, đã có 22,000 giáo dân đảm trách các phần vụ đọc sách, mục vụ giới trẻ, điều hành công tác xã hội và phối kết giáo dục thanh thiếu niên hoặc trong những phần vụ chuyên môn về mục vụ khác. Trước Công Đồng Vatican II, chưa tới một phần trăm những công việc đó ở Hoa Kỳ được các giáo dân đảm trách. Ngài nói: “Đó là một hiện tượng hầu như ít ai biết đến.” Các nam nữ tu sĩ, đứng trên phương diện kỷ thuật, cũng được định nghĩa như giáo dân, nhưng từ Công Đồng Vatican II, con số tu sĩ đã giảm thiểu đột ngột hơn nhiều so với linh mục. Một bài nghiên cứu do Trung Tâm Quốc Gia về Đời Sống Mục Vụ trong một số phát hành gần đây, cho thấy kể từ 1990 số nữ tu đảm trách mục vụ giáo xứ đã giảm từ 41 xuống còn 16 phần trăm.

Theo “Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng về Sứ Vụ Tông Đồ” tại Đại Học Georgetown, từ năm 1965, số nữ tu ở Hoa-Kỳ đã giảm từ 180,000 xuống còn 69,000. Số nam tu sĩ giảm từ 12,000 xuống còn độ 5,000. Tổng số 59,000 linh mục trong toàn quốc vào năm 1965 đã xuống còn 43,000.  Trong lúc đó, số giáo dân Hoa-Kỳ đã tăng từ 46 triệu trong 17,700 giáo xứ lên tới 68 triệu trong 18,900 giáo xứ.  Ngày nay giáo dân đảm trách việc thăm viếng mục vụ đối với các bệnh nhân, đặt kế hoạch tổ chức phụng vụ, lo các ca đoàn, lập thời khóa biểu cho các người đọc sách thánh và những thừa tác viên đặc biệt về Thánh Thể cũng như điều hành những chương trình giáo dục thanh thiếu niên, chuẩn bị những đôi nam nữ dự định kết hôn và những trẻ em đi học các trường công lập.

 William D’Antonio, một giảng viên thuộc “Viện Nghiên Cứu về Chu Kỳ Đời Sống” tại Đại Học Công Giáo Hoa-Kỳ ở Washington cho biết, mặc dù những văn kiện Công Đồng Vatican II đã mở cửa cho giáo dân dấn thân trong hầu hết mọi lãnh vực về mục vụ giáo xứ, những thay đổi đó không được thực hiện một cách đồng nhất. D’Antonio nói: “Trong một số giáo xứ và giáo phận, số giáo dân liên hệ đến công tác mục vụ xem ra khá cao”, nhưng trong một số nơi khác “vẫn còn nhiều quyền uy lớn lao ở thượng tầng nên ngăn cản dân chúng làm thành Giáo Hội ‘ở hạ tầng’ khiến họ khó có thể dấn thân hơn.”

 Cha Lauer cho biết những giáo xứ lớn có nhiều tiền lắm bạc nên có nhiều giáo dân trong hội đồng mục vụ là điều dễ hiểu, nhưng cũng còn những sự khác biệt tùy vùng có thể liên hệ đến số linh mục có sẵn. Chẳng hạn, những giáo xứ thuộc Tổng Giáo Phận New York xem ra có ít giáo dân đảm trách mục vụ giáo xứ hơn là những xứ đạo thuộc Tổng Giáo Phận Chicago, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn ở New York có nhiều tổ chức và đại học lớn của Giáo Hội nên có tỷ số linh mục cao hơn và đã bổ khuyết nhu cầu nhân viên. Cũng theo Cha Lauer, những giáo xứ ở miền Tây và miền Trung Tây Hoa-Kỳ thông thường lớn hơn nên có nhiều giáo dân trong ban nhân viên chuyên môn hơn là ở miền Đông và miền Nam Hoa-Kỳ. Ngài nói: “Có rất nhiều yếu tố để các giáo xứ có thể cung ứng thành phần dân sự thuộc giáo dân.”  Theo nghiên cứu của “Trung Tâm Đời Sồng Mục Vụ”, 41 phần trăm giáo dân làm việc cho giáo xứ có trình độ cao học trong lãnh vực hoạt động của họ, với số lương trung bình khoảng 38,000 đôn một năm. Mức lương đó xem ra hơi thấp so với những người tốt nghiệp đại học. Cha Lauer cho biết, theo sự nghiên cứu, hai phần ba những nhân viên giáo xứ cho rằng mức lương của họ thỏa đáng.  Theo cha nhận xét, với số phụ nữ chiếm tới 80 phần trăm nhân viên giáo xứ, việc làm của họ thường là lợi tức gia đình thứ hai, khiến cho tỷ số lương trên thị trường trở thành ít quan trọng đối với nhiều người.

 Cha Lauer cho biết, điều đáng ghi nhận hơn là 85 phần trăm nhân viên giáo dân trong giáo xứ mô tả công việc của họ là có ý nghĩa và họ lấy làm vừa ý. Ngoài ra 95 phần trăm cho biết họ sẽ làm việc cho giáo xứ luôn mãi hay ít nhất trong vài năm tới. Sự kiện nhiều giáo dân dấn thân nhiều hơn trong mục vụ giáo xứ khiến họ đóng một vai trò quan trọng hơn đối với Giáo Hội và họ được chuẩn bị cho những giáo xứ có ít linh mục hơn.

 Một cuộc thăm dò gần đây do “Viện Nghiên Cứu Chu Kỳ Đời Sống” thực hiện cho tạp chí “Phóng Viên Công Giáo Toàn Quốc” cho thấy 89 phần trăm tín hữu Công Giáo Hoa-Kỳ muốn giáo dân nên có quyền tham gia những quyết định về vấn đề chi tiêu đối với lợi nhuận trong giáo xứ. Có 72 phần trăm cho biết giáo dân nên được tham gia trong việc chọn lựa linh mục cho giáo xứ của họ. Và 83 phần trăm ngỏ ý nên để họ tham gia quyết định trong trường hợp giáo xứ phải đóng cửa. Vì số linh mục thi hành mục vụ cho giáo dân ở Hoa-Kỳ bị giảm thiểu, đa số những người được thăm dò bởi “Viện Nghiên Cứu về Chu Kỳ Đời Sống” tổ chức cho biết trong một chừng mục nào đó có thể chấp nhận được việc đem những linh mục từ các xứ khác vào nước hay chia sẻ những linh mục với các giáo xứ khác. Trong số những chọn lựa khác, đại đa số dân chúng cho biết trong một mức độ nào đó có thể chấp nhận việc có một quản lý viên cho giáo xứ hay có những linh mục thỉnh thoảng thăm viếng, nhập những giáo xứ gần nhau vào một và thỉnh thoảng có một nghi thức Rước Lễ thay vì Thánh lễ.  Đại đa số cho biết họ không thể chấp nhận việc có Thánh Lễ ít hơn một lần trong tuần cũng như việc đóng cửa giáo xứ của họ.

 (Phỏng theo Patricia Zapor – Washington – CNS)

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!