.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

I - Bốn Mươi Năm Nhìn Lại

II - Hoài Niệm Của Một Vị Hồng Y Nghị Phụ Người Canada

III - Công Đồng Vatican II - Hôm Qua Và Hôm Nay

IV - Mười Sáu Văn Kiện Được Công Đồng Vatican II Chuẩn Nhận

V - Công Đồng Chung Và Thượng Hội Đồng Giám Mục

VI - Đức Giáo Hoàng Phaolô II Điều Hướng Và Kiện Toàn Công Đồng Vatican II

VII - Những Thay Đổi Phụng Vụ

VIII - Sự Chuyển Hướng Về Phía Giáo Dân

IX - Quan Niệm Hôn Nhân Thay Đổi Kể Cả Đối Với Những Người Không Công Giáo

X - Tự Do Tôn Giáo - Hiện Đại Hoá Những Quan Hệ Giữa Giáo Hội Và Nhà Nước

XI - Hồi Tưởng Những Năm Lịch Sử Công Đồng Vatican II Của Một Số Chuyên Viên Hoa Kỳ Còn Sống

XII - Một Linh Mục Dòng Tên Chuyên Viên Vẫn Tiếp Tục Khảo Sát Sự Thực Thi Công Đồng Vatican II

XIII - Vai Trò Của Đức Thánh Cha Bênêditô XVI

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
VII - NHỮNG THAY ĐỔI PHỤNG VỤ

Ngày 29/11/1964 - Chúa nhật đầu tiên Mùa Vọng - bắt đầu một loạt những thay đổi rộng lớn trong việc dâng Thánh Lễ.

 Thay vì xoay lưng lại phía dân chúng, linh mục đối diện với giáo dân và không còn việc “xem Lễ” hay “làm Lễ” mà là “dâng Lễ” và “tham dự Thánh Lễ”. Ngoài ra Thánh Lễ không phải hoàn toàn bằng La-ngữ, nhưng một phần trong Thánh Lễ bằng tiếng bản xứ. Đó chỉ là bước khởi đầu đưa tới việc “tham gia trọn vẹn, có ý thức và tích cực” của giáo dân trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội như được ủy thác bởi Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh của Công Đồng Vatican II cũng trong năm đó. Không còn sự phân biệt giữa “Lễ trọng” và “Lễ thường”. Ngoài ra, các linh mục có thể “đồng tế” trong cùng một Thánh Lễ. Vào năm 1970, còn ban bố “Chỉ Thị mới về Thánh Lễ” mang lại những thay đổi sâu xa hơn nữa.  Về các bài đọc, không phải chỉ có một bài “Thánh Thư” trước bài Phúc Âm, nhưng còn một bài đọc về “Cựu Ước” nữa, cũng như một bài “Thánh Vịnh” đối đáp ở giữa hai bài Cựu Ước và Tân Ước, với một chu kỳ các bài đọc Chúa nhật trong ba năm và một chu kỳ những bài đọc hằng ngày trong tuần trong hai năm. Thêm vào đó, “Lời Nguyện Giáo Dân” được đưa vào, tiếp theo sau Kinh Tin Kính và trước phần Dâng Của Lễ. Được phép giữ chay một giờ trước khi rưóc lễ. Vào năm 1950 việc giữ chay được rút vắn lại 3 giờ (3 giờ đối với thức ăn đặc, 1 giờ đối với chất lỏng), thay vì từ nửa đêm cho đến khi rước lễ. Bắt đầu từ nay, việc giữ chay được giảm xuống hơn nữa, chỉ còn 1 giờ cho hết mọi thức ăn.  

Tại nhiều thánh đường, những người rước lễ không còn quì xuống lan can rước lễ được trải lên một tấm vải trắng, mà chỉ đứng thôi. Các giám mục tại một số quốc gia, được sự chấp thuận của Tòa Thánh Vatican, cho phép người chịu lễ được rước lễ trong lòng bàn tay. Lời Chỉ Dẫn Tổng Quát trong Sách lễ Roma năm 1969 cho phép được rước lễ duới “hai dạng thức”, nghĩa là bánh và rượu.

 Ngày nay nhiều người đi rước lễ hơn. Đang có cuộc thảo luận xem kết quả của luật giữ chay được nới lỏng, giáo dân cảm thấy họ có quyền rước lễ hay giảm thiểu cảm thức tội lỗi nhờ đó một số người rước lễ mà trước kia họ không được rước. Ca đoàn không còn ở trên bao lơn cao phía sau nhà thờ mà ở bên cạnh hay trên cung thánh mà cộng đoàn đều thấy. Âm nhạc cũng thay đổi.  Để theo kịp tiến trình thời đại, ‘Thánh lễ dân tộc” cũng được phổ biến, ban đầu với đàn guitar. Sau đó là Thánh Lễ bằng Phúc Âm của tín hữu da đen, Thánh lễ theo điệu nhảy pônca của tín hữu người Mỹ Công Giáo gốc Ba-Lan và những Thánh Lễ khác của các nhóm dân tộc hát bằng tiếng mẹ đẻ.

 Peter Finn, phụ tá giám đốc Ủy Ban Quốc Tế về Phụng Vụ bằng Anh ngữ, đặt căn cứ ở Hoa-Thịnh-Đốn, cho biết: “Nhằm cổ võ sự tham gia đông đảo, nơi dành cho ca đoàn cũng được đặc biệt chú ý…để linh động hóa việc cộng đồng cầu nguyện bằng tiếng hát.” Rất nhiều bản nhạc mới được sáng tác và xuất bản sau Công Đồng Vatican II dùng trong phụng vụ được sắp đầy các bàn quì, gồm có sách lễ với sách hát nhiều loại.

 Cử chỉ chúc bình an được đưa vào trong Thánh lễ sau khi đọc kinh “Lạy Cha” và trước kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa”. Peter Finn cho biết: “Đó luôn luôn là một phần của phụng vụ Roma từ trước đến nay. Trước kia chúc bình an thường được trao đổi giữa một giám mục với phó tế và phụ phó tế. Bây giờ được áp dụng cho toàn thể cộng đoàn như là một cách thức làm sống lại một tục lệ cũ lan rộng cho cả cộng đoàn tiếp theo sau Công Đồng Vatican II.”  

Sự thay đổi phụng vụ dành cho giáo dân nhiều vai trò. Ngoài việc làm trổi dậy các ca đoàn, giáo dân còn đọc sách (một phần vụ trước kia dành cho chủng sinh) cũng như chuyên viên nghi lễthừa tác viên đặc biệt về Thánh Thể.

 Ngay cả những người sắp xếp chỗ ngồi trước kia chỉ có phần vụ đưa những giỏ xin tiền qua từng hàng ghế để nhận tiền dâng cúng, bây giờ được kể như nhân viên tiếp tân, đón tiếp niềm nở những người mới đến cũng như những giáo dân cũ.

 Thánh Lễ chiều thứ bảy thay thế cho Chúa nhật cũng là một sự đổi mới khác. Tài liệu Công Đồng Vatican II vào năm 1967 - “Eucharisticum Mysterium” (Chỉ Dẫn về Nghi Thức Sùng Bái Mầu Nhiệm Thánh Thể) – đã công bố: vì “nhu cầu mục vụ”, Thánh Lễ Chúa nhật có thể được cử hành vào chiều thứ bảy. Giáo Hội nghĩ rằng những gia đình có thể làm tròn bổn phận xem lễ Chúa nhật như thế và có Chúa nhật rảnh rỗi dành cho những sinh hoạt gia đình. Cùng với thời gian, những người tham dự Thánh Lễ chiều thứ bảy ở Hoa Kỳ cũng thay đổi và cộng đoàn thường gồm những người lớn tuổi đi lễ vào Chúa nhật.  “Nghi thức bán phụng vụ” cũng xuất hiện. Đó là nghi thức cầu nguyện theo khuôn khổ Thánh Lễ, nhưng vì sự vắng mặt của linh mục nên không có phần Dâng Của lễ và Đọc Lời Truyền. Cộng đoàn được rước Mình Thánh Chúa giữ trong nhà tạm.     Những việc đạo đức quen thuộc như lần chuỗi Mân Côi, làm tuần cửu nhật và chầu Bốn Mươi Giờ cũng biến mất hay trở nên ít thông dụng hơn tại nhiều nơi.

 Đức Ông James Moroney, giám đốc Văn Phòng Phụng Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết: “Ở bất cứ nơi nào trong lịch sử Giáo Hội, khi nhấn mạnh đến sự tham dự đông đảo, đôi khi phải hy sinh sự chiêm niệm.” Khi bắt đầu Công Đồng, một vài việc thực hành đạo đức có tính cách thông dụng ở vài nơi được Công Đồng Vatican II làm sáng tỏ, dần dần được rút ngắn lại hay chấm dứt luôn.  Một sự thay đổi có ý nghĩa khác là nghi thức xưng tội, nhất là giải tội chung, còn gọi là giải tội tập thể. Về việc giải tội chung, thông thường lôi cuốn hằng trăm người đến các nhà thờ để nghe đọc Thánh Kinh, nghe giảng, xét mình và cầu nguyện, tiếp theo là việc xưng tội riêng và được giải tội.   Có đôi trường hợp được giải tội tập thể. Luật Giáo Hội chỉ cho giải tội tập thể trong những trường hợp rất giới hạn và với điều kiện mỗi người phải xưng tội riêng trong một thời gian hợp lý. Ở một số nơi trong thập niên 1970, hôn lễ ở ngoài trời không được thông dụng. Theo Đức Ông Moroney, hôn lễ ở ngoài trời chỉ được diễn ra với sự cho phép của Đức Giám Mục giáo phận, và những bài đọc Thánh Kinh là điều bắt buộc.   Bốn mươi năm sau khi Công Đồng Vatican II bế mạc, một số cuộc tranh luận sôi nổi trong giới Công giáo, từ giáo dân cho đến các vị Hồng Y, vẫn còn xoay chung quanh các vấn đề liến quan tới phụng vụ.

 Vatican II đã công bố Thánh Thể là “nguồn gốc và tuyệt đỉnh của đời sống Công giáo”, như vậy “việc tranh luận hoàn toàn đúng và diễn ra từ gốc tới ngọn.” Đức ông Moroney còn nói thêm: Thánh Thể là “nguồn gốc và tuyệt đỉnh mọi sự và Thánh Thể sẽ là một nơi mà chúng ta ôm ấp cũng như xem thường và mọi sự đều được tỏ bày một cách trong sáng như pha lê.”

 (Phỏng theo Mark Pattison – Washinton – CNS)

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!