.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

I - Bốn Mươi Năm Nhìn Lại

II - Hoài Niệm Của Một Vị Hồng Y Nghị Phụ Người Canada

III - Công Đồng Vatican II - Hôm Qua Và Hôm Nay

IV - Mười Sáu Văn Kiện Được Công Đồng Vatican II Chuẩn Nhận

V - Công Đồng Chung Và Thượng Hội Đồng Giám Mục

VI - Đức Giáo Hoàng Phaolô II Điều Hướng Và Kiện Toàn Công Đồng Vatican II

VII - Những Thay Đổi Phụng Vụ

VIII - Sự Chuyển Hướng Về Phía Giáo Dân

IX - Quan Niệm Hôn Nhân Thay Đổi Kể Cả Đối Với Những Người Không Công Giáo

X - Tự Do Tôn Giáo - Hiện Đại Hoá Những Quan Hệ Giữa Giáo Hội Và Nhà Nước

XI - Hồi Tưởng Những Năm Lịch Sử Công Đồng Vatican II Của Một Số Chuyên Viên Hoa Kỳ Còn Sống

XII - Một Linh Mục Dòng Tên Chuyên Viên Vẫn Tiếp Tục Khảo Sát Sự Thực Thi Công Đồng Vatican II

XIII - Vai Trò Của Đức Thánh Cha Bênêditô XVI

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
I - BỐN MƯƠI NĂM NHÌN LẠI

Ngày 8-12-2005 vừa qua – ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – cũng là ngày kỷ niệm biến cố kết thúc Công Đồng Vatican II bốn mươi năm về trước.

Khi nhìn lại bốn thập niên qua, Công Đồng Vatican II đã ảnh hưởng Giáo Hội một cách vừa tích cực vừa tiêu cực. Do đó không tránh khỏi những lệch lạc xảy ra trong lòng Giáo Hội.

Nếu định hướng của Công Đồng Vatican II là “trở về nguồn”, trong thời điểm nầy, thiết tưởng cộng đồng dân Chúa cũng nên “trở về với Công Đồng Vatican II” đề nghiên cứu học hỏi một cách nghiêm túc, ngỏ hầu áp dụng đúng đắn những giáo huấn của Công Đồng trong đời sống Kitô hữu, bao gồm các lãnh vực mục vụ và phụng vụ, tông đồ giáo dân, vấn đề đại kết, tự do tôn giáo, cũng như đối thoại liên tôn và với thế giới.

Theo hãng thông tấn Zenit, vào ngày 22-12-2005, trong khi tiếp kiến các cộng sự viên tại Giáo Triều Roma để bày tỏ những lời chúc mầng Giáng Sinh, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã cho biết: cuộc khủng hoảng nổi lên trong lòng Giáo Hội tiếp theo sau Công Đồng Vatican II không phải do các văn kiện Công Đồng, nhưng đúng hơn, do sự giải thích các văn kiện đó.

Để đánh dấu bốn mươi năm bế mạc Công Đồng Vatican II, tập san “The B.C. Catholic” thuộc Tổng Giáo Phận Vancouver B.C. Canada, số 45, quyển LXXV, phát hành ngày 12-12-2005, đã dành trọn 12 trang đặc biệt để đưa ra một cái nhìn có tính cách tổng kết, căn cứ trên một số bài viết của nhiều tác giả người Canada, Hoa-Kỳ cũng như vài quốc gia khác, đăng rải rác trên nhiều tạp chí.

Chúng tôi đã sắp xếp và đúc kết lại để cống hiến quý độc giả như là một cái nhìn lại quá khứ Công Đồng Vatican II, tuy không đầy đủ, nhưng cũng đưa ra vài nét chấm phá, ngỏ hầu nhận ra đường hướng của Giáo Hội trong bốn mươi năm qua và còn tiếp diễn trong nhiều thập niên tới.

Nhìn chung, đối với phụng vụ, Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh đến Thánh Kinh và Thánh Thể. Do đó, trong Thánh Lễ, hai phần nổi bật là “phụng vụ Lời Chúa” rồi tiếp theo là “phụng vụ Thánh Thể”. Giáo Hội đã dành trọn năm vừa qua (2005) để học hỏi Thánh Thể và năm nay (2006) dùng học hỏi Thánh Kinh.

Ngày nay có một số người kỳ vọng Công Đồng Vatican III sẽ được mở ra để canh tân Giáo Hội hơn nữa, ngỏ hầu theo kịp đà tiến của thế giới. Tuy nhiên, cha ông chúng ta đã nói: “dục tốc bất đạt”. Giáo Hội trong thời cận đại và hiện đại đã trài qua hai Công Đồng Chung: Công Đồng Vatican I (1869-1870) bị gián đoạn vì chiến tranh ở Âu châu và Công Đồng Vatican II (1962-1965) mà những giáo huấn chưa được thực thi thỏa đáng thì Công Đồng Vatican III, nếu xảy ra chưa đúng thời cơ, có thể bị rơi vào đại khuyết điểm “đốt giai đoạn” và kết quả là “lợi bất cập hại”.

Trong suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội, các công đồng diễn ra là do công việc của Chúa Thánh Linh. Nhưng tác động của Ngài thì đột xuất, như Chúa Giêsu đã ngỏ lời với ông Ni-cô-đê-mô: “Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu.” (Gioan 3, 8)

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!