Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
Bài Viết Của
Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang bị lạm dụng?
Chúa - God
Ttổng hợp các HƯỚNG DẪN + LƯU Ý + KINH NGHIỆM đối phó corona Vũ Hán
Cập nhật thông tin bệnh dịch để cứu người
Xin chia sẻ về nạn dịch chết người
Bàn tay ngầm?
Xin lỗi tôi chỉ là người chuyển quà
Bảo vệ chỗ HIỂM YẾU NHẤT trong mỗi người
ĐẸP
NGHỀ NÀO TỐT NHẤT?
Chúa và Mẹ, ai hiền hơn?
Sao không thành sao?
Đại Thánh sao?
THÀNH CÔNG NGAY BÂY GIỜ
Nước Đại Bàng
Vũ khí giết người hàng loạt tại Việt Nam
Bên lề trái tim
Sinh nhật chung
Sao không cất khỏi thế gian?
Người giải thoát thứ ba
Còn cần nữa không?
Sao không kể người kia?
Sao lại đuổi?
Sao lại cấm?
Quyết định hiếm có
Chúa ở đâu?
Kẻ gieo cỏ
Xin lỗi, tôi chỉ là một người chuyển quà!
Tôi tưởng …
Những vị thánh kế tiếp
Quyền bình an
Nước mắt dưới gầm bàn
Ánh kim cương
Nếu chết là hết…
Sứ mạng hạnh phúc
Biết đủ
Sự cao cả của một tội nhân
Tim đội gai
Thịt và Máu
Ba mà một
CÒN CẦN NỮA KHÔNG?

 


 

Tối nay, gia đình Khanh-Ái cùng nhau làm một điều đặc biệt.

Chuyện là cách đây khoảng một năm, chị gái của Khanh, tên là Yến, ở California đến thăm gia đình, khi thấy cuốn Kinh Thánh phủ đầy bụi bặm nằm trên bàn thờ, đã mạnh mẽ lưu ý em mình về truyền thống cha mẹ để lại. Cha mẹ Khanh có tám người con, khi còn sống rất nghèo, nhưng mỗi tối đều quy tụ các con lại đọc kinh tạ ơn Chúa. Chính thói quen đơn sơ này đã giúp họ đưa gia đình vượt qua những cơn sóng lớn của cuộc đời. Yến bảo các bất hòa trong gia đình Khanh mấy năm nay có nguồn gốc từ việc vợ chồng con cái không cầu nguyện chung với nhau. So với gia đình cha mẹ ngày xưa, bây giờ Khanh-Ái giàu có hơn, chỉ có một con trai, phương tiện sinh hoạt tiện nghi gấp bội phần, nhưng lại hay xảy ra bất hòa và không biết cách giải quyết các mâu thuẫn. Yến chỉ tay lên bàn thờ, nói:

“Gia đình em đang lãng phí một kho tàng quý báu trong nhà.”

Mới đầu vợ chồng Khanh bị chạm tự ái nên tỏ ra không hài lòng về chị. Nhưng sau đó suy nghĩ lại và bắt đầu đọc những kinh đã thuộc lòng từ hồi nhỏ. Bầu khí gia đình dần dần được biến đổi và an hòa hơn.

Cách đây hơn một tháng, Ái – một tân tòng – hỏi chồng về ý nghĩa một câu trong Tin Mừng. Ái nói với chồng rằng trong sở làm có một đồng nghiệp hỏi mình câu đó nhưng không biết trả lời thế nào. Khanh cũng bối rối luôn. Cách đây hai tuần, quý tử tám tuổi của họ, bé Tân, thắc mắc:

“Chúa Giêsu có anh chị em không ạ?”

Cả hai vợ chồng nhìn nhau. Họ nghe nói và tin rằng Chúa Giêsu là con duy nhất của mẹ Maria, nhưng lại không biết giải thích thế nào cho con hiểu. Cảm thấy không ổn, họ bắt đầu mang cuốn Kinh Thánh phủ đầy bụi xuống và bắt đầu học hỏi nghiêm túc, không phải chỉ cho họ mà còn cho con nữa. Thế rồi cả nhà thống nhất với nhau sẽ dành buổi tối Chúa Nhật để cùng đào sâu Kinh Thánh.

Hôm nay, Chúa Nhật, cả nhà quây quần lại sau bữa tối. Bé Tân xin bố mẹ xem lại đoạn Tin Mừng công bố ở nhà thờ sáng nay. Rồi bé nói:

“Sáng nay con nghe cha giảng là Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ làm chứng về cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Chúa cho muôn dân. Họ đã nghe lời Ngài. Nhưng con thắc mắc một điều.”

Mỗi lần nghe con nói có “thắc mắc”, vợ chồng Khanh vừa mừng mà cũng vừa lo, mừng cho con mà lo cho mình!

Ái nói: “Con cứ hỏi đi.”

Bé Tân nói liền: “Con thắc mắc là khu xóm nhà mình ai cũng biết Chúa rồi, vậy có cần làm chứng cho họ nữa không?”

Câu hỏi của bé Tân làm bố mẹ bất ngờ. Họ nhìn nhau. Xem ra chưa ai sẵn sàng cho câu trả lời. Khanh nảy ra một đề nghị:

“Câu hỏi rất hay. Chúng ta hãy im lặng suy gẫm một lát để xin  Chúa soi sáng.”

Đây hóa ra lại là giây phút ích lợi cho cả nhà. Một bầu khí thinh lặng hiệp nhất. Vợ chồng Khanh-Ái xin Chúa soi sáng để biết cách giải đáp cho con. Bé Tân thì lẩm nhẩm xin Chúa soi sáng cho bố mẹ tìm ra câu trả lời cho mình. Sau một lát, Ái hắng giọng và nói:

“Theo mẹ thấy, chúng ta vẫn tiếp tục làm chứng cho cả những người đã biết Chúa con ạ. Tại sao? Vì biết Chúa có nhiều cấp độ, bằng kiến thức chung chung thôi thì chưa đủ mà còn phải áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể mỗi ngày nữa mới được.”

Bé Tân gãi đầu, tỏ vẻ chưa hiểu lắm, “Mẹ cho con một ví dụ đi mẹ.”

“Ừ, mẹ cho ví dụ thế này: bác Lai ở đầu ngõ là người đã biết Chúa nhiều năm, nhưng gần đây bác hay chán nản vì con gái bác bị ốm nặng. Chúng ta phải giúp bác cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa phục sinh qua sự an ủi, chia sẻ của chúng ta.”

“À, con hiểu rồi. Vậy con cũng phải động viên bạn Nam cùng lớp mới bị điểm kém trong kì thi toán. Con sẽ giúp bạn ấy học và nói bạn ấy rằng Chúa phục sinh đang ở bên bạn ấy, được không mẹ?

Ái xoa đầu con, tự hào, “Con mẹ giỏi quá!”

Tân quay sang hỏi bố, “Bố ơi, bố có ví dụ nào không?”

Khanh trả lời ngay, “Có chứ, có chứ! Bố thấy cha xứ đang rất buồn vì bị hiểu lầm. Cha cũng đang cần cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa phục sinh trong lúc này. Bố dự tính sẽ mời cha đến nhà mình dùng cơm tối trong tuần này để nâng đỡ tinh thần cho cha. Cả nhà thấy thế nào?”

Tân giơ cao cánh tay phải lên, “Duyệt!”

Bố mẹ nhìn con, cũng giơ cao tay hô theo, “Duyệt!”

+++

Chúa phục sinh mãi luôn ở đó,

giữa lòng đời,

trong tim người,

lặng thầm thôi

mà tràn ngập cả đất trời.

Alleluia

Alleluia

Alleluia!!!

Giuse Việt, O.Carm.

[160A+V415]

English:  https://only3minutes.wordpress.com/still-in-need/ 


 

Tác giả: Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!