Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Minh Huy, pss
Bài Viết Của
Lm. Trần Minh Huy, pss
Tác phẩm: Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác
Bài Giảng LỄ KIM KHÁNH LINH MỤC Cha Stanislaô Nguyễn Đức Vệ
TRƯỚC ĐAU KHỔ VÀ THIỆT HẠI VÌ CÁC TỆ NẠN LẠM DỤNG, GIÁO HỘI VỮNG TIN VÀO CHÚA VÀ QUYẾT TÂM XÂY DỰNG TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN
Bài giảng LỄ AN TÁNG CHA LOUIS NGUYỄN VĂN BÍNH (Huế - Ngày 30.08.2021)
TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN TOÀN DIỆN & CÁC MỐI HIỆP THÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC HÔM NAY
BÀI GIẢNG LỄ KÉO NGƯỜI TA LẠI GẦN HAY ĐẨY NGƯỜI TA RA XA CHÚA VÀ GIÁO HỘI?
LỄ TẠ ƠN CỦA TÂN LINH MỤC MARTINÔ HỒ ĐÌNH HẢI - Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Ngày 8/6/2018 tại Gx. Hương Lâm
LỄ KIM KHÁNH KHẤN DÒNG NỮ TU AGATA VÕ THỊ TRÚC Tại Tu Viện Phủ Cam sáng 16/6/2018
Thuyết Trình: YÊU NHAU, MÃI CÒN YÊU và THÊM YÊU
ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY
CÁC BẠO VƯƠNG HERODE THỜI ĐẠI MỚI (LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI, BỔN MẠNG CÁC CHÁU SƠN CA Ngày 28/12/2017)
HÃY CỨU LẤY VÀ BẢO VỆ GIA ĐÌNH CÙNG TRẺ THƠ
CHÚA GIÊSU ĐÃ THỰC SỰ SINH RA CHO CHÚNG TA CHƯA?
HÔN NHÂN VÀ SỰ SỐNG (Giới Trẻ Thanh Đức 20/9/2017)
 Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục
VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG HUYNH ĐỆ ĐỂ SỐNG HIỆP THÔNG LINH MỤC
GIẢNG LỄ TẠ ƠN 45 NĂM LINH MỤC
LỄ KIM KHÁNH HÔN PHỐI
GIẢNG LỄ THANH SINH CÔNG TẠI LAVANG (Ngày 21/6/2017)
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY - Thường Huấn Linh Mục Xuân Lộc 2-3/5/2017
BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ
QUAN NIỆM ĐÚNG ĐẮN TRONG QUAN HỆ NAM NỮ
Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương
NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY
ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐÀO TẠO - NHÂN BẢN KITÔ GIÁO và ĐỜI TU
MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi
TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY
Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu
BÍ TÍCH GIẢI TỘI, PHƯƠNG THẾ TỐI ƯU ĐỂ SỐNG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG
LINH MỤC SỐNG VÀ THỰC THI MỤC VỤ LÒNG THƯƠNG XÓT
Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016
GIỚI TRẺ HƯƠNG PHÚ SỐNG VÀ THỰC THI NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT - Lại Ân, ngày 4 Tết Bính Thân
XIN LỖI VÀ THA THỨ
NGHI THỨC SÁM HỐI CỘNG ĐỒNG (Sinh Viên Di Dân Thánh Tâm Tĩnh Tâm Mùa Vọng)
Đối mặt với các thách thức trong đời sống và sứ vụ Linh Mục của chúng ta hôm nay
SỐNG TRIỆT ĐỂ NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN (Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan - Tĩnh Tâm Năm 5-15/8/2015)
ĐTC MONG ĐỢI GÌ NƠI CHÚNG TA TRONG NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN ?
THẮP LÊN MỘT NGỌN NẾN NHỎ: GIA ĐÌNH XUÂN BÍCH VIỆT NAM

(Họp mặt ngày 13-15/7/2010 tại TGM Đàlạt)           

Trọng kính Quý Đức Cha,

Kính thưa Quý Cha,           

Chúng ta vừa kết thúc một năm thánh đặc biệt, năm cầu nguyện của linh mục, cầu nguyện với linh mục và cầu nguyện cho linh mục. Là linh mục, chúng ta luôn biết ơn Chúa, biết ơn Giáo Hội, biết ơn các Bề Trên trong Giáo Hội về những năm tháng dài chúng ta được đào tạo, về hồng ân thiên chức linh mục, về tình huynh đệ bí tích linh mục, về đời sống và sứ vụ linh mục mà chúng ta đã nhận lãnh, đã sống, đang sống, và dù giữa bao nhiêu thăng trầm khó khăn, yếu đuối của phận người, chúng ta vẫn luôn cố gắng sống tốt sứ vụ linh mục, nghĩa là chúng ta nhìn nhận Giáo Hội đã làm cho chúng ta quá nhiều, nếu không muốn nói là tất cả, và chúng ta có bổn phận đền đáp.  

Những ngày gần đây, Giáo Hội hoàn vũ cũng như Giáo Hội Việt Nam phải trải qua những hoạn nạn đau thương, không chỉ từ bên ngoài mà nguy hiểm hơn là từ bên trong. Chúng ta không thể bàng quang ngoại cuộc, mà phải chung chia và cảm thông với Giáo Hội. Bao lâu còn là con người thì ai cũng vẫn có thể có những sai lầm thiếu sót, dù là người của Giáo Hội, kể cả các vị lãnh đạo, nhưng Chúa đã trao quyền bính và trách nhiệm cho các ngài. Phát huy tinh thần khiêm tốn của Xuân Bích, chúng ta phải vâng phục với lòng tin và siêu nhiên ý Chúa nơi các ngài và qua các ngài, cầu nguyện cho các ngài và nâng đỡ các ngài. Chúng ta phải nhìn vượt qua bên kia, phía sau những sai lầm thiếu sót, để thấy được động lực tốt lành và các lý do sâu xa của các ngài, cũng như kế hoạch cứu độ của Chúa, Đấng có thể biến cải điều xấu thành điều tốt, có thể rút ra cái tốt từ cái xấu.   

Đối mặt với những tình huống đó, và trong sứ mệnh của Giáo Hội, chắc hẳn chúng ta, những linh mục Xuân Bích và cựu sinh viên Xuân Bích, muốn góp phần nhỏ bé của mình để THẮP LÊN MỘT NGỌN NẾN NHỎ, khi tự hỏi “Chúng ta có thể làm gì cho Giáo Hội, hôm nay và ngày mai” bằng phương tiện đời sống và sứ vụ linh mục của chúng ta.  

Ngọn nến nhỏ đó là gì? Con xin trình bày qua ba điểm: - Một thoáng nhìn, - Thiện chí học hỏi và hợp tác, - Trong tầm tay của chúng ta.

 

I. MỘT THOÁNG NHÌN… 

Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các tông đồ, được tuyên xưng là công giáo, thánh thiện và tông truyền. Mọi quyền bính đều phát xuất từ Thiên Chúa nên sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và điều khiển Dân Chúa của Giáo Hội dựa trên thần quyền. Quyền bính Giáo Hội có tính cách tập trung từ trên xuống dưới và sự vâng phục cũng có tính cách tuyệt đối; nền tư pháp và kỷ luật có tính biện pháp chế tài, nhưng cũng nhằm biến đổi, sửa chữa và đào tạo nên tốt, tin tưởng vào lòng nhân hậu của Chúa rằng mỗi vị thánh đều có một quá khứ và mỗi tội nhân đều có một tương lai, như ĐGH Alexander nói: “Bản chất con người là lầm lỗi và bản chất Thiên Chúa là tha thứ.”  

Cuộc canh tân của Công Đồng Vaticanô II mở ra con đường vâng phục đối thoại và trưởng thành, nghĩa là khi truyền xuống mệnh lệnh, Bề trên cho phép và lắng nghe bề dưới đối thoại, trình bày mọi lý do, quan điểm và lập trường, kể cả có khi ngược lại ý Bề trên, Bề trên cũng nhẫn nại giải thích, thuyết phục, và cùng bề dưới cầu nguyện để tìm ý Chúa… Nhưng lời nói cuối cùng vẫn luôn luôn là của Bề trên, dù nghịch lại ước vọng của bề dưới, và bề dưới sẽ vâng phục với tinh thần đức tin và siêu nhiên, cảm thấy thỏa mãn “nhu cầu” được nói, được trình bày, được giải thích, được biện hộ, được lắng nghe… 

Thế nhưng tâm thức con người thời đại vẫn không ngừng tiến hóa và phát triển theo hướng tự do thế tục và chủ nghĩa cá nhân, nên chúng ta thấy trong thế giới, trong Giáo Hội hoàn vũ cũng như tại Việt Nam thời gian qua có những hiểu lầm và thái quá, thể hiện nơi các phát biểu và tranh cãi thiếu kính trọng, gây tổn thương và xúc phạm đau lòng làm suy giảm uy tín và chứng tá Tin Mừng của Giáo Hội. Dĩ nhiên bên nào cũng có cái lý chủ quan của mình, muốn xây dựng và bảo vệ Giáo Hội, mà không thấy được những thiếu sót khách quan có thể gây nguy hại rất lớn. Chính ĐTC Biển Đức XVI, trong thư gửi Giáo Hội Ái Nhĩ Lan, đã than phiền về «một sự bận tâm không đúng chỗ cho thanh danh của Giáo Hội và một ưu tư mang tính lạm dụng nhằm bảo vệ tiếng tăm của Giáo Hội khỏi những vụ tai tiếng, để tránh những gương xấu», thậm chí vì vậy mà có những điều nói không đúng sự thật và bất công, khiến có những bức xúc mạo phạm, nhất là trên các trang mạng internet, dễ bị kế hoạch của Thần Dữ lợi dụng, mà không ai chịu cố gắng trả lời nghiêm túc câu hỏi của Chúa Cứu Thế: “Tinh thần nào đang xúi đẩy các con?” 

Khi nói ở Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, cũng như khi trả lời hãng thông tấn “Các Giáo Hội Á châu”, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGMVN nói rằng ngày nay các Giám Mục đã có thể nghe được tiếng nói của dân Chúa. Nhờ truyền thông thời đại mới và internet, cũng như trình độ văn hóa của giáo dân cao hơn, họ có thể theo dõi thời sự, biết nhiều tin tức về Giáo hội, họ có thể bày tỏ ý kiến một cách dễ dàng hơn, tiếng nói của giáo dân và các lời tuyên bố của họ có thể được nghe thấy, và các nhà lãnh đạo của bất cứ tổ chức nào, xã hội cũng như Giáo hội, phải lắng nghe và lắng nghe một cách chăm chú hơn [x. Zenit 6/7/2010, Eglises d' Asie]. Điều đó đúng, nhưng phải nói trong sự kính trọng, đúng sự thật, đúng người, đúng việc và đúng nơi, thì mới có tính cách xây dựng tích cực, chứ ngược lại là tai hại và có thể đắc tội. 

Ai cũng thấy rằng tình trạng này cần phải được thay đổi, thay đổi về phía trên cũng như về phía dưới. Nếu mà trên và dưới có thể xích lại gần nhau, nghe nhau, hiểu nhau, vượt lên được những khác biệt và khó khăn cá nhân để cùng tìm một mẫu số chung là vì Chúa, vì Giáo Hội và vì các linh hồn thì không việc gì mà không giải quyết thỏa đáng được cả. Nhưng nhiều khi việc đối thoại không dễ và thật khó thấy được rằng phải bắt đầu thay đổi từ chính bản thân mình, về phía các lãnh đạo cũng như về phía giáo dân và những người cấp dưới. 

Mới đây, Bộ Tu Sĩ ban hành Huấn thị “Phục Vụ Quyền Bính và Vâng Phục” (ngày 28/5/2008) coi đức vâng lời là một hành trình cùng tìm kiếm Chúa và ý Chúa, nghe Lời Chúa và trở nên ý thức đối với ý định tình yêu của Chúa. Văn kiện khuyên vâng lời cách thanh thản và vì đức tin, đồng thời cũng cống hiến và liên kết các chỉ dẫn cho việc thực thi quyền bính như “mời người ta lắng nghe, ủng hộ đối thoại, chia sẻ, đồng trách nhiệm, đối xử đầy lòng thương xót…” Huấn thị này nói với Bề trên hơn là với bề dưới, khi đề cập đến phẩm chất và các điều kiện để bề trên có thể thi hành tốt nhiệm vụ, như có khả năng tinh thần và khả năng hiểu biết tương ứng với thời đại, đời sống nội tâm sâu xa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, nghĩa là mỗi người tham gia vào công cuộc lãnh đạo, dù ở cấp độ nào, đều phải nỗ lực canh tân, điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp với các tiêu chí lãnh đạo, khiến bề dưới có thể vâng lời cách dễ dàng hơn. Mỗi người trong chúng ta cũng không quên liên tưởng đến chính mình trong đó.

 

II. THIỆN CHÍ HỌC HỎI VÀ HỢP TÁC 

Ngày nay người ta nhấn mạnh nhiều về Giáo Hội tham gia, Nguyên lý bổ trợ và Thần học mục vụ dấn thân, cũng như sự cộng tác và vai trò của giáo dân trong hoạt động dưỡng giáo và truyền giáo của Giáo Hội, nhằm giúp linh mục thực thi sứ vụ cách tốt đẹp trong lòng Giáo Hội và Xã Hội Việt Nam đang biến đổi từng ngày, mà mỗi người phải biết thay đổi chính mình cho thích hợp và hiệu quả, không đợi đến lúc bị bó buộc phải thay đổi, sợ e đã quá muộn chăng!

Trong chiều hướng phải có thiện chí học hỏi và hợp tác ấy, một linh mục đàn anh đã nói với một Tân Linh Mục: “Thưa Cha Mới, cha vừa chấm dứt thời gian ĐCV, nơi cha chỉ mới học để biết làm linh mục, bây giờ là lúc cha bắt đầu học sống thực sự là linh mục. Người đầu tiên mà cha sẽ phải học thường xuyên là Chúa Giêsu Kitô Mục Tử Nhân Lành yêu thương đoàn chiên, cha sẽ cố gắng trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài mỗi ngày một hơn. Rồi cha học với các Giám Mục, học với các linh mục đàn anh, học với các tu sĩ nam nữ, học với giáo dân, học với người già, học với người trẻ, học với em bé, học với người tốt để làm điều tốt như họ, học với người xấu để tránh làm điều xấu của họ, học với mọi người để hướng dẫn mọi người về với Chúa…  

Dù hoàn cảnh cuộc sống mai ngày có thế nào đi nữa, trong mầu nhiệm Giáo Hội, cha sẽ luôn cố gắng sống và làm việc trong sự hiệp thông phẩm trật với Giáo Hội, cụ thể là với Giám mục Bản quyền và linh mục đoàn dưới quyền điều khiển của ngài, bởi vì từ ngài mà cha nhận lãnh và thông dự vào chức linh mục thừa tác cách đầy đủ. Cha cứ cầu nguyện, tin tưởng, phó thác và trang bị cho mình tinh thần CHẤP NHẬN và THÍCH NGHI, cha sẽ vượt qua được cách tốt đẹp mọi nghịch cảnh có thể xảy đến, như có khi cha sẽ được sai đến nơi cha không muốn, ở với người cha không ưa và làm việc cha không thích. Chớ gì mai ngày trên bước đường ngược xuôi của sứ vụ linh mục, nhớ lại những tâm tình vui mừng tạ ơn và nhiệt huyết tông đồ hôm nay, cũng như những lời cầu nguyện, tình yêu thương nâng đỡ và hoài bảo của bao nhiêu người thân yêu tin tưởng đặt để vào cha, cha sẽ luôn vững mạnh, hăng say và hạnh phúc trong cuộc đời linh mục vừa mới khởi đầu của cha.”  

Linh mục đó cũng nói với các tu sĩ và giáo dân hiện diện: “Kính thưa anh chị em tu sĩ và giáo dân, Sắc lệnh Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục nhắc nhớ rằng mọi tín hữu đều phải cùng nhau làm việc cho Nước Chúa, trong đó linh mục phải nhìn nhận và thăng tiến phẩm giá cùng sứ vụ của anh chị em, sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của anh chị em, coi trọng những ước vọng của anh chị em, nhìn nhận kinh nghiệm và chuyên môn của anh chị em trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân loại, tin tưởng vào phận vụ của anh chị em trong việc phục vụ Giáo Hội và Xã Hội, để anh chị em có đủ tự do và lãnh vực hoạt động, cũng như cơ hội thích hợp để gánh vác công việc theo sáng kiến của anh chị em. Linh mục luôn cố gắng dẫn dắt anh chị em đi đến hiệp nhất, bình an, sự thật và công lý, hòa giải những khác biệt về tâm thức và trình độ, để không ai cảm thấy mình xa lạ ở trong cộng đồng Giáo Hội.  

Nhưng về phần anh chị em, Công Đồng cũng mời gọi anh chị em nhận biết bổn phận của anh chị em đối với linh mục của anh chị em, và bằng chia sẻ ân cần, tinh thần lẫn vật chất, kính trọng, dè dặt giữ gìn và bảo vệ, anh chị em nâng đỡ các ngài bằng lời cầu nguyện, tình thương yêu và tận tâm cộng tác, ngõ hầu các ngài vượt qua được những khó khăn, giới hạn và yếu đuối nhân loại của mình hầu chu toàn sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và điều khiển Dân Chúa một cách hiệu quả hơn. Ước gì được như vậy, về phía linh mục, cũng như tu sĩ và giáo dân.” 

III. TRONG TẦM TAY CHÚNG TA 

Chúng ta biết và bằng lòng làm những gì trong tầm tay chúng ta. Những gì vượt quá tầm với của mình, chúng ta không bận tâm nhưng phó thác cho Chúa. Chúng ta không chịu trách nhiệm về những gì vượt quá chúng ta. Chúng ta chỉ mong bắt đầu từ chính mình Thắp lên một ngọn nến nhỏ bằng chính đời sống bản thân đổi mới của mỗi cá nhân, và nỗ lực nhỏ bé mà tập thể chúng ta có thể góp phần vào đại cuộc của Giáo Hội, với lòng tin tưởng lạc quan và hy vọng vào tương lai.  

Trong định hướng đó, con muốn thưa với Quí Đức Cha và Quý Cha vài nét suy nghĩ của con về phác thảo dự án thành lập một hội đoàn theo tinh thần Xuân Bích, mà Cha Đại Diện Xuân Bích Việt Nam, Gioan Baotixita Nguyễn Văn Đán, vừa bảo con suy nghĩ tuần trước, chuẩn bị hình thành và đưa vào hoạt động vào năm 2013, là năm mừng 80 năm Hội Xuân Bích hiện diện tại Việt Nam. Cái tổ chức mới đó phải góp phần giúp đỡ, đào tạo và thăng tiến các linh mục, ứng sinh linh mục và giáo dân liên hệ với sứ vụ phục vụ của chúng ta. Con cần sự tư vấn, soi sáng và bàn thảo của Quí Đức Cha và Quí Cha, nhất là các bậc lão thành trong tuổi đời, tuổi linh mục và kinh nghiệm mục vụ giáo xứ từng trải của các ngài. 

Ý tưởng đầu tiên đến trong con với lòng cảm phục và biết ơn sâu xa, đồng thời coi như là nền tảng vững chắc của hội đoàn mới mong muốn thiết lập, mà Chúa Quan Phòng đã tiên liệu, là tổ chức TƯƠNG TRỢ XUÂN BÍCH mà Đức Cố Giám Mục Đàlạt Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm và Cha Đaminh Trương Kim Hương đã dày công xây dựng lên và tồn tại ngày càng tốt đẹp hơn đến hôm nay, với sự nâng đỡ tận tình của Đức Cha Đàlạt Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (nay là TGM Hà Nội), Hàng Giáo Sĩ Giáo Phận Đàlạt, các cha, các thầy, các xơ trong Tòa Giám Mục Đàlạt, các Đức Cha cựu sinh viên Xuân Bích, cũng như của các Bề trên Hội Xuân Bích, nhất là sự hưởng ứng nồng nhiệt của các cha cựu sinh viên Xuân Bích. 

Con nghĩ là chúng ta không cần tìm kiếm cái gì mới khác nữa, mà đề nghị lấy Tương Trợ Xuân Bích để mở rộng ra và xin Cha Hương vẫn tiếp tục lãnh đạo tổ chức mới này, vì tâm huyết và tài ba của ngài, cùng với nhiều thành viên, ban ngành và cấp trật, mà con xin đề nghị đặt tên là GIA ĐÌNH XUÂN BÍCH VIỆT NAM, với ý nghĩa đậm nét của tinh thần hiếu thuận và yêu thương gia đình nhiều thế hệ cha/con, anh/em. Gia đình Xuân Bích Việt Nam bao gồm các thành phần tương tác ảnh hưởng và hỗ trợ lẫn nhau:

·        Các thành viên Hội Xuân Bích,

·        Các Giám mục và linh mục cựu sinh viên Xuân Bích,

·        Các cựu chủng sinh Xuân Bích và gia đình, bạn bè của họ,

·        Các cảm tình viên muốn sống tinh thần Xuân Bích (dù là linh mục, tu sĩ hay giáo dân khác). 

Chúng ta sẽ tham khảo để hình thành một bản Cẩm Nang hay Nội Quy của GĐXBVN. Việc này cần đến suy nghĩ và ý kiến, cũng như hoạt động hiệu quả của các cha và các anh em giáo dân cựu sinh viên Xuân Bích, mà cha Hương đã từng qui tụ lại được vào dịp nọ dịp kia. Tạm thời con xin nêu lên vài điểm:

1.      Nguyên tắc: Theo truyền thống sư phạm tôn trọng tự do lương tâm của Xuân Bích, chúng ta lấy nguyên tắc: “Tha thiết được mời gọi nhưng tự nguyện tham gia.”

2.      Tiếng nói: Phát hành in một tờ nội san lấy tên “Nội San GIA ĐÌNH XUÂN BÍCH VIỆT NAM” do một Ban Biên Tập giới thiệu linh đạo Xuân Bích và chắt lọc các bài vỡ theo đúng tinh thần Xuân Bích, cũng như tin tức và sinh hoạt của các thành viên khắp nơi (Cha Đại Diện Xuân Bích đang chuẩn bị cha Giuse Lê Công Đức học chuyên về nền linh đạo này).

Nhân đây con cũng xin trân trọng giới thiệu trang điện tử chính thức của Xuân Bích Việt Nam do cha Phêrô Võ Xuân Tiến đã dày công thiết lập và bỏ ra rất nhiều công sức điều hành, cập nhật tin tức thời sự rất nhanh chóng và đưa lên nhiều bài vỡ giá trị. Địa chỉ của trang điện tử này là xuanbichvietnam.wordpress.com. Trong khi chờ đợi, con đề nghị Cha Tiến tạo một mục trên trang Xuân Bích để anh em khắp nơi chia sẻ góp ý về Gia đình Xuân Bích Việt Nam, mong nó sẽ sớm được hình thành. 

3.      Lãnh vực hoạt động:

·     Duy trì và mở rộng hoạt động của Tương Trợ Xuân Bích do cha Hương đã điều hành và hoạt động hữu hiệu trong nhiều năm qua, dù đôi khi cha cũng buồn lòng muốn bỏ cuộc vì lo lắng chu đáo mọi sự mà có một số anh em hờ hững. Xin Cha hãy lấy làm an ủi và hài lòng vì sự tích cực tham gia hàng năm của rất nhiều anh em, nhất là các cha rất lớn tuổi và đau yếu, cũng như sự có mặt và chia sẻ khích lệ của các Đức Cha cựu sinh viên Xuân Bích, như Đức Cha Nguyên Giám Mục Nga Trang chia sẻ hôm qua.

·     Mở rộng có hiệu quả hơn nữa việc tương trợ tinh thần, thăm viếng động viên, góp ý chỉ bảo và đào tạo, trong đó có các nguồn lực kiến hiệu này:

1.      Các cha giáo Xuân Bích được phân phối đến thăm các linh mục cựu sinh viên tại môi trường mục vụ để nâng đỡ, thúc đẩy, phối hợp và điều chỉnh cái học lý thuyết trong chủng viện và cái thực tiễn trong sứ vụ mục vụ giáo xứ;

2.      Các Cha cựu sinh viên lớn tuổi và hưu trí có rất nhiều kinh nghiệm mục vụ giáo xứ cũng như những từng trải trường đời chia sẻ, hướng dẫn, cảnh báo, đào tạo và nâng đỡ đàn em, không những khi đàn em tới chỗ mình, mà cả khi các ngài về thăm chủng viện hoặc Bề trên chủng viện mời đến chia sẻ với các em chủng sinh; những kinh nghiệm thực tiễn tích cực lẫn tiêu cực đó là những bài học qúy báu trong công cuộc đào tạo và tự đào tạo của đàn em;

Chính những hoạt động tình nghĩa này của các cha giáo và các Cha đàn anh cựu sinh viên Xuân Bích đã để lại nhiều dấu ấn và tình cảm sâu xa không những nơi các đàn em, mà còn nơi lòng của một số đông các giáo phẩm và giáo sĩ khác. Họ đang tiếc nuối vì dường như nay không còn nữa những phẩm chất của các bậc Xuân Bích tiền bối trước đây. Chúng ta làm sao để gầy tạo lại niềm tin và tình cảm đó?

3.      Các thành viên giáo dân trình độ và trưởng thành (vốn là cựu chủng sinh Xuân Bích) thẳng thắn mạnh dạn nói lên những điều tai nghe mắt thấy và lòng cảm nhận, những kiểm chứng dư luận chung quanh để giúp các thành viên linh mục phát huy điều tốt, chỉnh đốn điều chưa tốt; cũng như những góp ý tích cực và các hoạt động đa dạng của họ;

4.      Các chủng sinh trong các kỳ nghỉ dài đến ở với các đàn anh Xuân Bích để học hỏi kinh nghiệm mục vụ và phục vụ các ngài, đồng thời được các ngài bảo ban dạy dỗ và giúp đỡ, vừa tinh thần vừa vật chất cần thiết trong thời gian tu học (con nhớ lại kinh nghiệm này với lòng biết ơn sâu xa cha Trương Kim Hương, cha Phạm Thiên Trường, cha Phạm Bá Tòng, cha Phan văn Bình… ngày con còn là chủng sinh).

5.      Mọi thành viên GĐXBVN cần lưu ý đặc biệt các Cha già hưu dưỡng và bệnh tật trong các điều kiện của các ngài, hầu tránh cho các ngài cảnh thiếu thốn, cô đơn và hụt hẫng… để chuỗi ngày cuối đời của các ngài được bình an, nhẹ nhàng thanh thản ra đi về với Chúa.

·        Cầu nguyện cho nhau và gặp gỡ sinh hoạt, chia sẻ cùng nhau các biến cố vui buồn của nhau: các gia đình giáo dân cựu chủng sinh Xuân Bích sinh hoạt cùng nhau, giúp nhau trong công việc làm ăn và sống Đạo, tạo cơ hội cho con cái quen biết nhau, cổ võ ơn gọi tu trì và ơn gọi hôn nhân, làm tiếp nối và mở rộng tinh thần gia đình Xuân Bích.

·        Ngoài sự tương trợ giữa các linh mục, nhất là đối với các vị gặp thử thách, đau ốm bệnh hoạn và già cả hưu dưỡng, GĐXBVN cũng có thể hỗ trợ tài chánh cho việc đào tạo chủng sinh và ứng viên linh mục Xuân Bích, vì biết đâu trong tương lai Hội Xuân Bích tại Việt Nam có thể trở thành một Tỉnh Hội! “Dập dìu kẻ trước người sau, sức riêng một ít góp vào lợi chung.” 

4. Hệ thống tổ chức:

·     Cấp toàn quốc: Gia Đình Xuân Bích Việt Nam do Cha Trương Kim Hương và Ban Điều hành Trung ương (Trưởng, Phó, Thư ký, Thủ Quỹ) lãnh đạo.

·     Cấp Giáo phận: Gia Đình Xuân Bích Việt Nam + tên giáo phận, ví dụ: Gia Đình Xuân Bích Việt Nam – Huế, Gia Đình Xuân Bích Việt Nam – Đànẵng, Gia Đình Xuân Bích Việt Nam - Kontum, Gia Đình Xuân Bích Việt Nam - Nha Trang v.v… do người đứng đầu của TTXB ở từng giáo phận bấy lâu nay điều hành (Trưởng, Phó, Thư Ký, Thủ Quỹ).  

5. Sinh họat:

·    Cấp toàn quốc: Duy trì hai dịp truyền thống tại hai nơi như bấy lâu nay:

-   Ngày LỄ GIỖ TỖ 21/11 tại ĐCV. Huế

-   Ngày họp mặt GĐXBVN như hôm nay tại Đàlạt đây, hay tại một nơi thích hợp nào đó khi tình hình có thể thay đổi.

·     Cấp giáo phận: Tùy sáng kiến và điều kiện của từng GĐXBVN/GP, và nếu được, thỉnh thoảng nên có sự tham dự của đại biểu Hội Xuân Bích và Ban điều hành trung ương để tạo sự hiệp thông và thống nhất.

·     Nếu trong một giáo xứ mà có một nhóm GĐXBVN hoạt động thì hay biết bao! 

Như vậy, Ngọn Nến Nhỏ nói đến trên kia mà chúng ta muốn thắp lên trong cộng đồng Giáo Hội Việt Nam chính là Gia Đình Xuân Bích Việt Nam. Đây chỉ là những ý kiến mạo muội và phác thảo thiếu sót của con, con kính xin Quí Đức Cha và Quý Cha, nhất là Cha Hương và các Cha trưởng nhóm tương trợ Xuân Bích giáo phận soi sáng và kiện toàn đi dần vào hoạt động, kịp ra mắt dịp đại lễ 80 Xuân Bích Việt Nam vào năm 2013. Nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục cho đến hoàn thành những gì Ngài đã thương gợi hứng cho chúng ta và với chúng ta. Amen.

 

Họp mặt Xuân Bích tại Đàlạt 13-15/7/2010

Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss

 

Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, pss

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!